Các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 35 - 37)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Lý luận về hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu

1.3.4. Các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo

ngũ giáo viên tiểu học

Một là, các nguồn lực phục vụ cho hoạt động phát triển nghề nghiệp GV. Phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học là yêu cầu đặt ra để đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Ngoài việc xây dựng kế hoạch, thiết kế chương trình, chuẩn bị cơ sở vật chất, vấn đề nguồn lực GV cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong tiến trình phát triển giáo dục.

GV phải được phát triển nghề nghiệp thường xuyên, liên tục và suốt đời, từ giảng đường đại học đến các môi trường làm việc ở cơ sở giáo dục. GV phải được phát triển nghề nghiệp trên nền tảng phối hợp giữa cơ sở đào tạo GV và các trường tiểu học. Đội ngũ này cũng cần được tạo cơ hội phát triển về tri thức chun mơn trong chính q trình giảng dạy.

Bên cạnh đó, có hiểu biết khoa học đã trở thành điều cần thiết cho tất cả mọi người, con người cần sử dụng thông tin khoa học để giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Để đào tạo ra những con người như vậy, GV phải có kiến thức về khoa học, về phương pháp học, phương pháp giảng dạy các khoa học. Trong một xã hội thay đổi liên tục về khoa học và công nghệ, muốn làm được điều đó, GV phải liên tục phát triển nghề nghiệp mới có thể giảng dạy.

Xây dựng đồng bộ các chuẩn khác như chuẩn về chương trình giảng dạy, chuẩn nội dung giảng dạy, chuẩn đánh giá, chuẩn về hệ thống khoa học giáo dục. Xây dựng được hệ thống đồng bộ như vậy mới tác động đến học sinh và hướng tới đào tạo con người có tri thức khoa học và kỹ thuật.

Ngoài ra, cần xây dựng cộng đồng phát triển nghề nghiệp hỗ trợ thường xuyên và chuyên nghiệp cho đội ngũ GV trong và ngoài trường.

Hai là, xây dựng đội ngũ GV cốt cán. Lựa chọn GV có nhiều thành tích trong hoạt động nghề nghiệp, được đánh giá xuất sắc theo chuẩn nghề nghiệp và đáp ứng hoặc có thể bồi dưỡng để đáp ứng các yêu cầu nêu trên đối với GV cốt cán. GV cốt cán cũng là người có khả năng phát triển và tổ chức thực hiện chương trình giáo dục nhà trường trong cơ chế phân cấp quản lý chương trình giáo dục theo định hướng “quản lý dựa vào nhà trường”.

môn học, hoạt động giáo dục sao cho nhà trường, Phịng GD&ĐT có được một tổ chức hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV, tư vấn cho CBQL các cấp về những vấn đề thuộc lĩnh vực GD&ĐT, nòng cốt trong hoạt động phát triển chương trình nhà trường đáp ứng cơ chế phân cấp quản lý, thực hiện chương trình giáo dục.

Tổ chức các khóa bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán về kiến thức môn học, lĩnh vực khoa học liên quan, về nghiệp vụ sư phạm (phát triển chương trình, sách giáo khoa, phương pháp, hình thức dạy học, giáo dục, phương tiện, công nghệ dạy học, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, …); bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học giáo dục; phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; bồi dưỡng kỹ năng hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp; …

Xây dựng quy chế hoạt động của GV cốt cán với những quy định phát huy được sáng tạo của cá nhân và đội ngũ cán GV cốt cán. Quy chế hoạt động của đội ngũ GV cốt cán phải bảo đảm đây là một tổ chức hoạt động chuyên môn nghề nghiệp, không bị ràng buộc bởi quá nhiều quy định hành chính cứng nhắc, để cho đội ngũ này được sáng tạo, phát triển nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Tổ chức đánh giá kết quả hoạt động của GV cốt cán để vừa có chính sách khích lệ về vật chất, tinh thần, vừa có biện pháp bồi dưỡng, nâng cao năng lực của họ.

1.4. Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 35 - 37)