Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra,đánh giá hoạt động phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 105 - 108)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ

3.2.5. Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra,đánh giá hoạt động phát triển

triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá kết quả của một hoạt động là cơng việc khơng thể thiếu và cực kì quan trọng. Cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học có vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong hoạt động quản lý của nhà QLGD. Dựa vào kết quả kiểm tra đánh giá nhà quản lý có các kế hoạch phù hợp để xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phù hợp với thực tiễn của trường. Ngoài ra, kết quả kiểm tra, đánh giá cũng giúp cho cá nhân mỗi GV nhìn thấy được điểm mạnh, điểm yếu để có hướng hồn thiện bản thân.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học giúp nhà quản lý có cái nhìn tồn diện hơn đội ngũ của đơn vị mình, đặc biệt nhà quản lý phải xây dựng các phương pháp kiểm tra đánh giá có quy trình, thủ tục phù hợp với các quy định của ngành và phù hợp với điều kiện của đơn vị để có thể đánh giá chính xác kết quả.

Đối với ngành sư phạm thì việc đánh giá cần chú trọng đến kết quả giáo dục toàn diện của học sinh để đánh giá năng lực của GV.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Kiểm tra, đánh giá chính là chức năng chính của các nhà quản lý, do đó để đánh giá chính xác mức độ và hiệu quả của việc thực hiện các kế hoạch đề ra thì kiên quyết phải thực hiện tốt cơng tác kiểm tra đánh giá. Mặt khác, từ kết quả kiểm tra, đánh giá nhà quản lý có thể đưa ra những bài học kinh nghiệm để có thể điều chỉnh q trình thực hiện kế hoạch. Vấn đề cốt lõi của công tác kiểm tra, đánh giá là phải đảm bảo được các yếu tố: công bằng, chính xác, thường xuyên và liên tục. Những yếu tố đó được thực hiện sẽ giúp cho hoạt động phát triển nghề nghiệp được thuận lợi.

cho đội ngũ GV cịn khá chung chung chưa có tiêu chuẩn rõ ràng, chưa phân loại được đội ngũ GV, chưa chi tiết cụ thể, việc đánh giá còn chưa gắn với chất lượng đầu ra của học sinh cũng như chưa dựa vào quá trình tiến bộ của học sinh nên hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học vẫn cịn theo hình thức cào bằng nội dung nên thực sự chưa phù hợp với từng đối tượng. Do đó việc hồn thiện cơng tác kiểm tra, đánh giá và đổi mới cách đánh giá sao cho thước đo kết quả từ công tác kiểm tra đánh giá có thể tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học một cách phù hợp nhất.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

Các hình thực kiểm tra đánh giá hiện tại bao gồm:

Kiểm tra định kỳ là định kỳ kiểm tra theo kế hoạch của năm học đã được xác định trong kế hoạch chủ yếu và kiểm tra vào các dịp đầu năm, cuối học kỳ I, đầu học kỳ II và chuẩn bị tổng kết năm học.

Kiểm tra, đánh giá đột xuất là hình thức kiểm tra không thông báo trước, hình thức này hết sức quan trọng vì nó hạn chế được sự đối phó của GV, kết quả kiểm tra khá chính xác, mang tính khách quan và phản ánh đúng thực chất các hoạt động phát triển nghề nghiệp của đội ngũ GV. Trong quá trình thực hiện cần vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá trên sao cho phù hợp với thực tiễn quản lý.

Ngoài việc kiểm tra, đánh giá như trên để hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV đạt hiệu quả cao cần làm tốt việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp. Việc đánh giá, xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp phải đảm bảo tính trung thực, khách quan, tồn diện, khoa học và cơng bằng.

Để làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV cần thực hiện một số biện pháp sau:

cho GV tiểu học.

- Để việc kiểm tra đánh giá khơng mang nặng tính hình thức, đối phó lãnh đạo nhà trường cần phải có kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể, chi tiết từng nội dung. Các kế hoạch đề ra phải thực hiện nghiêm túc và có quy chế rõ ràng, nội dung đánh giá phải mang được giá trị thực tránh việc GV chỉ thực hiện như các nhiệm vụ bắt buộc thiếu tính sáng tạo và tính hiệu quả.

- Để việc kiểm tra đánh giá hiệu quả cơng bằng chính xác mỗi đơn vị có thể thành lập ban kiểm tra đánh giá, ban này hoạt động với quy chế được thơng qua tồn thể đơn vị và do lãnh đạo đơn vị quyết định.

Ngoài ra, việc đánh giá theo quy định của ngành sở cũng cần được thực hiện một cách nghiêm túc theo các bước:

Bước 1: GV tự đánh giá: GV tự đánh giá là dựa trên kết quả và minh

chứng cụ thể để khẳng định được năng lực của bản thân. Từ đó chủ yếu rút ra được các mặt hạn chế cần khắc phục bổ sung để có kế hoạch cụ thể cho hoạt động phát triển nghề nghiệp cho bản thân.

Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá: Dựa vào kết quả của GV tự đánh

giá, tổ chun mơn đánh giá với mục đích đồng ý hay khơng đồng ý, bổ sung những vấn đề trong bản tự đánh giá của GV nhằm hoàn thiện hơn việc đánh giá năng lực của GV trong tổ chun mơn từ đó đề xuất biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đồng nghiệp.

Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá: Hiệu trưởng giữ vai trò quyết định trong

việc đánh giá GV theo chuẩn, từ kết quả đánh giá của GV và tổ chuyên môn hiệu trưởng đánh giá chính xác năng lực của các GV để từ đó có hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GV nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất nhiệm vụ năm học.

Sau khi tiến hành đánh giá thông qua ba bước kết quả phải được đưa ra hội đồng sư phạm, lưu kết quả gửi cấp trên. Nếu có vướng mắc sẽ được ban kiểm tra đánh giá giải đáp để khi gửi kết quả đánh giá lên cấp trên phải đạt

được sự đồng thuận của tồn thể cán bộ GV. Sau đó tiến hành phân loại GV theo chuẩn nghề nghiệp lấy căn cứ xây dựng phát triển đội ngũ.

Xây dựng và hoàn thiện quy chế kiểm tra đánh giá hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học.

Thực tế chuẩn nghề nghiệp do Bộ GD&ĐT đưa ra đã đáp ứng được yêu cầu đánh giá xếp loại GV, nhưng nội dung cịn mang tính định tính. Để đánh giá đúng năng lực của GV các trường tiểu học thì mỗi đơn vị cần cụ thể hóa các tiêu chí tùy theo tình hình của đơn vị về cơ sở vật chất đội ngũ cán bộ GV, bám sát yêu cầu của nền giáo dục mới hiện nay. Khi có được quy chế thì việc đánh giá phân loại GV cơng bằng chính xác hơn. Quy chế này cũng trở thành tiêu chí cho các GV có thể chủ động rèn luyện tự rèn luyện nâng cao năng lực của bản thân.

Tăng cường công tác tự kiểm tra, đánh giá của GV. Kết quả tự kiểm tra, tự đánh giá của GV có vai trị quan trọng trong hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học. Chỉ khi GV tự đánh giá một cách nghiêm túc, khách quan về năng lực của mình thì cơng tác kiểm tra đánh giá mới có kết quả tốt. CBQL nhà trường cần có các quy định cụ thể để việc tự đánh giá hiệu quả làm cơ sở cho công tác kiểm tra đánh giá cho cấp trên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện chư sê, tỉnh gia lai (Trang 105 - 108)