8. Cấu trúc luận văn
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt
về hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhận thức có vai trị cực kì quan trọng trong bất cứ hoạt động nào của con người, quyết định đến hành động và thói quen của chính họ. Trong hoạt động giáo dục cũng vậy, việc người GV nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển nghề nghiệp cho bản thân là một bước quan trọng trong sự nghiệp của nghề GV, giúp họ tự giác tham gia các chương trình bồi dưỡng và tự học cho bản thân.
phát triển nghề nghiệp của bản thân, chưa xem đây là yêu cầu tiên quyết để tồn tại và phát triển với nghề giáo. Chiều hướng cho thấy GV có xu hướng thụ động trong việc lên kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp, hoặc bản thân họ chưa hiểu rõ và không đánh giá cao, hoặc đánh giá không đúng tầm quan trọng các chương trình bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp. Do đó, họ tham gia các chương trình một cách cứng nhắc và kém hiệu quả và thiếu tính chủ động. Cho nên, các chương trình bồi dưỡng đưa ra khơng hiệu quả và lãng phí thời gian, chi phí cho ngành giáo dục.
Do đó, các cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường cần tuyên truyền cho GV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc phát triển nghề nghiệp, các chương trình phát triển nghề nghiệp cũng như các đặc điểm và yêu cầu của hoạt động phát triển nghề nghiệp để thay đổi suy nghĩ và thái độ tham gia tích cực của GV. Việc tuyên truyền này phải được tiến hành thường xuyên và đồng bộ với các chương trình bồi dưỡng và việc tuyên truyền sao cho mỗi GV họ tự nhận thức được một cách đúng đắn vấn đề, hạn chế việc làm mang tính đối phó dẫn đến hiệu quả khơng thật. Bên cạnh đó, các chưng trình và hoạt động phát triển nghề nghiệp phải thiết thực và cần thiết đối với GV và nhà trường.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện
Việc nâng cao nhận thức hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV nên tập trung vào hai nội dung nhận thức của GV về vai trò của hoạt động phát triển nghề nghiệp và yêu cầu của hoạt động phát triển nghề nghiệp.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về vai trò của việc phát triển nghề nghiệp
đối với GV.
Phát triển nghề nghiệp chính là phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy và kỹ năng sư phạm của người GV. Phát triển nghề nghiệp cho GV nói chung và GV tiểu học nói riêng có vai trị quan trọng như một chuẩn mực cho mỗi GV trong q trình lao động nghề nghiệp, nó quyết định phần
lớn hiệu quả cơng việc của chính họ mà sản phẩm của họ đưa ra có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội. Việc phát triển năng lực nghề nghiệp giúp họ đảm đương công việc giáo dục đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hành nghề. Đảm bảo cho người GV có thể ứng phó với các thách thức trong quá trình đổi mới giáo dục, đáp ứng được yêu cầu mới của nền giáo dục mới. Trong sự nghiệp giáo dục của mỗi GV việc phát triển nghề nghiệp bản thân khiến họ trở nên tốt hơn, giỏi hơn và hoàn thiện bản thân hơn. Mặt khác, việc phát triển nghề nghiệp là một trong những tiêu chuẩn trong chuẩn nghề nghiệp GV và là cơ sở để xếp loại GV hàng năm của các trường tiểu học. Như vậy, việc phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học là công việc tất yếu trong mọi thời đại và trong giai đoạn đổi mới mạnh mẽ như hiện nay thì càng cấp thiết hơn nữa. Khi việc phát triển chuyên môn nghiệp vụ được chú trọng một cách thường xuyên liên tục nó giúp cho GV nói chung và GV tiểu học nói riêng thành thạo hơn trong nghề và tăng cường sự thích ứng trong lao động nghề nghiệp giúp nâng cao hiệu quả công việc giáo dục.
Thứ hai, yêu cầu của hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học.
Đặc điểm chính của hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV chính là mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp phát triển. Mục tiêu của phát triển nghề nghiệp chính là việc bản thân mỗi một nhà giáo phải được cung cấp một lượng kiến thức mới nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, tạo sự đột phá cho bản thân để hướng tới việc thích ứng sự đổi mới đáp ứng được yêu cầu giáo dục mới và quan trọng nhất là hướng tới mục tiêu cải tiến chất lượng giáo dục. Với từng đơn vị mục tiêu sẽ có sự gắn kết sát sao với thực tế và do đó nội dung thực hiện của việc phát triển nghề nghiệp cho GV cũng dựa vào tình hình thực tế của các đơn vị. Điều này nhằm mục đích tạo điều kiện cho tất cả các GV có cơ hội nâng cao kiến thức, kỹ năng và hướng tới việc đạt và vượt chuẩn của họ.
đa dạng dựa trên xu hướng kiến tạo thay vì chuyển giao. Điều này giúp GV tiếp nhận một cách chủ động và phù hợp với điều kiện của họ. Bên cạnh đó, việc phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo cần đảm bảo thời gian hoạt động phát triển nghề nghiệp, tức là số giờ để nhà giáo tham gia hoạt động phát triển nghề nghiệp phải đủ tối thiểu để họ có thể tiếp thu và ứng dụng; thống nhất giữa sự phát triển xu hướng đổi mới giáo dục và kế hoạch phát triển của người học. Và mọi kế hoạch đều phải được kết nối phù hợp với chuẩn nghề nghiệp có như thế thì biện pháp mới mang lại hiệu quả.
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện
Việc nâng cao nhận thức hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học được thực hiện như sau:
Tuyên truyền là biện pháp muốn mang lại hiệu quả thì phải tiến hành thường xuyên lâu dài và đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành. Đảng, các cấp quản lý lãnh đạo phải quan tâm, coi trọng đến việc phát triển nghề nghiệp của GV, phải xem đó là một hoạt động quan trọng của nhà trường giúp cho việc phát triển năng lực chuyên môn nghiệp vụ của GV một cách tốt nhất. Các cơ quan trường học việc tạo điều kiện cho GV có cơ hội tham gia các chương trình bồi dưỡng phát triển năng lực góp phần lớn vào việc thành cơng của các chương trình đào tạo bồi dưỡng.
Cần phải tạo điều kiện để các buổi hội thảo, bồi dưỡng chuyên đề về phát triển nghề nghiệp cho GV được tổ chức một các thường xuyên.
Khi tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho GV cần mời các chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm về phát triển nghề nghiệp cho GV. Trong quá trình tập huấn cần tập trung vào vấn đề nâng cao nhận thức cho GV về vai trò của sự phát triển nghề nghiệp cũng như các vấn đề liên quan đến phát triển và cách thức phát triển nghề nghiệp.
Một yếu tố quan trọng cho sự thành công của công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đó chính là ý thức của người tham gia các buổi tập huấn,
hội thảo chuyên đề về sự phát triển năng lực nghề nghiệp. Việc thường xuyên tham gia với ý thức tích cực thì việc tun truyền mới có hiệu quả cịn việc tổ chức tốt nhưng bản thân GV không tham gia hay tham gia một cách cho có lệ thì khơng thể mang lại hiệu quả cao được.
Như vậy, biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ GV là một biện pháp cần được thực hiện thường xuyên và đồng bộ và là một phương pháp cần thiết để có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao nhận thức trong việc phát triển nghề nghiệp cho GV.