8. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng
2.1.4. Mẫu khảo sát
Bảng 2.1. Mẫu khảo sát quản lý và giáo viên
Tham số Số lƣợng Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 20 10.0 Nữ 180 90.0 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 45 22.5 Từ 30 tuổi đến 40 tuổi 71 35.5 Trên 40 tuổi 84 42.0 Trình độ Trên đại học 1 0.5 Đại học 185 92.5 Cao đẳng 14 7.0 Thâm niên công tác Dưới 5 năm 40 20.0
Từ 5 năm đến dưới 10 năm 38 19.0 Từ 10 năm đến dưới 15 năm 28 14.0 Từ 15 năm đến dưới 20 năm 24 12.0
Từ 20 năm trở lên 70 35.0
Vị trí việc làm Cán bộ quản lý 40 20%
GV 160 80%
Tổng chung 200 100.0 100.0
Đề tài thực hiện khảo sát 200 CBQL và GV của các trường tiểu học ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Những người tham gia trả lời phiếu câu hỏi của hai nhóm mẫu thể hiện bảng 2.1.
Theo số liệu bảng 2.1, các đối tượng khảo sát có đặc điểm về giới tính, độ tuổi, trình độ, thâm niên cơng tác và vị trí việc làm như sau:
- Giới tính: Cũng như nhiều trường Tiểu học trong toàn tỉnh Gia Lai,
các trường Tiểu học ở huyện Chư Sê đội ngũ GV nữ chiếm tỉ lệ cao (90%) cịn tỷ lệ GV nam thấp (10%). Chính vì lẽ đó, có sự khơng cân đối giữa 2 giới trong
mẫu khảo sát; tuy nhiên, sự không cân đối này lại phản ánh chính xác tỉ lệ giới tính ở các trường tiểu học hiện nay.
- Độ tuổi: Qua số liệu thống kê khảo sát cho thấy độ tuổi từ 40 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao (42%) còn đối tượng dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp (22.5). Điều đó cho thấy, CBQL và GV lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm hỗ trợ, tương tác với CBQL và GV ít tuổi, chưa nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, nhược điểm cơ bản của họ là tiếp thu những công nghệ mới chậm, ngại đổi mới phương pháp dạy học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và tinh thần học tập hạn chế. Cho nên, việc bổ sung và có kế hoạch đào tạo cán bộ GV trẻ với trình độ chun mơn và tinh thần học tập cao là vô cùng cần thiết nhằm mục đích nâng cao chất lượng quản lý và giảng dạy tiểu học trong giai đoạn hiện nay.
Số GV có độ tuổi từ 30 - 49 được duy trì khá ổn định (35.5%), đây đang là đội ngũ giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Số lượng GV trẻ dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất nhưng đây là lực đội ngũ trẻ, năng động, tích cực hoạt động và tham gia các hoạt động trong nhà trường, là nhân tố cơ bản để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đa phần rất am hiểu về công nghệ thông tin và ngoại ngữ. Có thể xem đây là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp đổi mới giáo dục đào tạo, nhược điểm của họ là kinh nghiệm cịn ít và chịu tác động mạnh của cơ chế thị trường.
- Trình độ chun mơn: Phần lớn CBQL và GV được khảo sát có trình
độ đại học, chiếm tỷ lệ cao 92.5%. Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, các trường Tiểu học đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, GV tham gia học để nâng cao trình độ chun nên trình độ chuyển mơn đã được nâng cao và trình độ cao đẳng chỉ chiếm 7%. Đặc biệt, CBQL và GV có trình độ sau đại học ngày càng tăng (0.5%) cho thấy Ủy ban nhân dân huyện, Phịng GD&ĐT đã có nhiều chính sách khuyến khích, động viên tạo điều kiện để CBQL, GV tham gia các lớp sau đại học để nâng cao trình độ.
nghiệm quản lý và giảng dạy của GV trường tiểu học. Trong nhóm đối tương khảo sát, CBQL và GV có thâm niên công tác trên 20 năm chiếm tỉ lệ lớn nhất (35%), tỉ lệ GV trẻ - thâm niên dưới 5 năm (20%). Tỷ lệ CBQL và GV có thâm niên công tác từ 5 năm đến dưới 20 năm chiếm từ 12% đến 19%. Số liệu cho thấy có sự cân bằng giữa người có thâm niên cơng tác lâu năm và số giáo trẻ. Số CBQL và GV có thâm niên cơng tác trên 20 năm có nhiều kinh nghiệm nhưng chậm thay đổi, chậm tiếp thu cái mới thì đã có lực lượng GV trẻ năng động, sáng tạo, nhiệt tình, nhanh chóng tiếp thu cái mới hỗ trợ qua lại tạo ra sự cân đối về nhân sự.
Với cơ cấu mẫu nghiên cứu như trên, kết quả khảo sát sẽ phản ánh rõ xu hướng chung về thực trạng quản lý hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
2.1.5. Phương pháp khảo sát
Bảng khảo sát là được thiết kế để làm công cụ để thu thập thông tin cho mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Các câu hỏi được thiết kết hoàn chỉnh và logic để người được khảo sát hiểu và trả lời chính xác, đúng theo mong muốn của người nghiên cứu.
Mỗi khách thể tham gia trả lời phiếu khảo sát một cách độc lập, theo những suy nghĩ riêng của từng người, tránh sự trao đổi với nhau. Trước khi tiến hành khảo sát, người phát phiếu hướng dẫn làm từng câu cụ thể. Với những mệnh đề khách thể không hiểu, người phát phiếu giải thích giúp họ sáng tỏ. Thời gian tiến hành khảo sát chính thức là từ tháng 11/2021 đến tháng 01/2022.
2.1.6. Cách thức xử lý số liệu
Dữ liệu thu thập được từ phiếu khảo sát được xử lý theo phương pháp thống kê toán học. Các chỉ số thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là: tần suất, điểm trung bình, phần trăm.
2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội
2.2.1.1. Về kinh tế
Huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai là một huyện miền núi được thành lập từ năm 1981, cách thành phố Pleiku 38km về phía Nam, huyện có 01 thị trấn và 14 xã. Tổng diện tích của huyện là 643km2
.
Huyện có trên 70% dân số sống bằng nơng nghiệp, thuần tuý là cây lúa, bắp, cao su, cà phê và câu hồ tiêu, trong những năm qua thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ IX cơ cấu kinh tế của huyện có sự chuyển dịch mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội với nhiều ngành nghề dưới nhiều hình thức nên đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của Nhân dân trên địa bàn huyện từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2020 đạt 56,7 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quấn 9,87%, giá trị sản xuất ngành công nghiêp – xây dựng đến năm 2020 đạt 3.942 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 – 2020 đạt 9,82%, giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ đến năm 2020 đạt 3,21 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình qn ngành nơng, lâm nghiệp giai đoạn 2015 – 2020 đạt 4,99%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2015 – 2020 đạt 1.003 tỷ đồng, bình quân đạt 200,6 tỷ đồng/năm. Tổng chi ngân sách trên địa bàn giai đoạn 2015 – 2020 thực hiện 3.528 tỷ đồng.
Kinh tế huyện Chư Sê dù có nhiều khả năng, tiềm năng song chưa khai thác hết. Tuy nhiên, người dân Chư Sê rất tự hào, vì chính nơi đây, thế hệ giáo dục từng bước được hoàn thiện, hệ thống trường, lớp đã được xây dựng khắp nơi trên địa bàn huyện Chư Sê, kể cả những vùng xa xơi, khó khăn nhất.
2.2.1.2. Về văn hóa - xã hội
Cơng tác truyền thơng và hoạt động văn hóa, thể thao: Việc tiếp và phát sóng các chương trình đài huyện và các đài cấp trên được đảm bảo, tỉ lệ người
dân được nghe đài 98%. Các hội thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ thường xuyên được tổ chức; các cơng trình thiết chế văn hóa được bảo tồn và phát triển, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Hàng năm, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao quy mô cấp xã, cấp huyện. GD&ĐT: Đến năm 2020, toàn ngành Giáo dục có 29/51 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 59,6%, tăng 3,5% so với Nghị quyết Đại hội IX. Đội ngũ CBQL, GV đảm bảo số lượng, cơ cấu; số GV đạt chuẩn và trên chuẩn chiếm tỉ lệ cao.
2.2.2. Tình hình giáo dục
Số liệu về hệ thống các trường mầm non, tiểu học và THCS thể hiện qua bảng 2.2.
Theo số liệu bảng 2.2, năm học 2020 – 2021, huyện có 16 trường mầm non cơng lập, 3 trường mầm non tư thục. Số lượng trường tiểu học trong địa bàn huyện là 15 và là các trường tiểu học công lập. Đặc biệt, huyện có 4 trường đào tạo cả tiểu học và THCS.
Bảng 2.2. Hệ thống trƣờng Mầm non, Tiểu học
và Trung học cơ sở huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai năm học 2020 - 2021
TT Bậc học Tổng số Công lập Tƣ thục
1 Mầm non 19 16 3
2 Tiểu học 15 15 0
3 Tiểu học và Trung học cơ sở 4 4 0
4 Trung học cơ sở 12 12 0
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê)
PCGD Mầm non cho trẻ em 05 tuổi: có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 05 tuổi, đạt 100%.
PCGD tiểu học: có 12/15 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ 3, có 3/15 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2.
PCGD THCS: có 5/15 xã đạt chuẩn mức độ 3; có 5/15 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2; có 5/15 xã, thị trấn đạt chuẩn mức độ 2.
Xóa mù chữ: có 15/15 xã, thị trấn đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
2.3. Thực trạng về đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai
2.3.1. Số lượng
Số lượng GV toàn huyện, năm học 2020 – 2021: 542 GV. Tổng số lớp công lập: 479.
Số lượng trường tiểu học công lập: 15.
Tổng số lớp ngồi cơng lập: 0. Tổng số trường ngồi cơng lập: 0.
Số lượng GV của 15 trường tiểu học thuộc huyện Chư Sê cơ bản đáp ứng được công tác giảng dạy của nhà trường với tỷ lệ GV/lớp đạt 1,13. Thông thường với tỷ lệ GV/lớp như vậy là điều kiện thuận lợi cho các trường tổ chức giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, số lượng GV đủ về số lương, đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn 100% nhưng trình độ GV khơng đồng đều do được đào tạo trừ rất nhiều nguồn khác nhau: Trung học sư phạm 9+3; trung học sự phạm 12+2; số lượng lớn GV được đào tạo các bộ môn để dạy bậc Trung học cơ sở nhưng do trong giai đoạn thiếu GV tiểu học nên họ được điều chuyển dạy tiểu học và chưa được tham dự các lớp bồi dưỡng để có chứng chỉ dạy tiểu học. Cho nên, để đạt yêu cầu chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, cần có định hướng cụ thể trong việc đào tạo, bồi dưỡng GV.
2.3.2. Cơ cấu
- Về giới tính: Nam: 110/542, tỉ lệ 20.3%; Nữ: 432/542, tỉ lệ 79.7%. Số liệu về giới tính của GV tiểu học cho thấy, GV nữ chiếm tỉ lệ cao 79.7% còn GV nam chiếm tỷ lệ thấp 20.3%. Điều này cho thấy cơ cấu giới tính khơng đều của GV tiểu học và đây cũng là đặc thù chung của các trường tiểu học hiện nay.
- Về cơ cấu chuyên môn:
Bảng 2.3. Tổng hợp về cơ cấu chuyên môn của đội ngũ giáo viên tiểu học tính đến năm học 2020 – 2021 STT Môn học Đội ngũ GV Số lƣợng Nam % Nữ % 1 Tiểu học 463 92 19.87 371 80.13 2 Âm nhạc 19 2 10.53 17 89.47 3 Tiếng Anh 18 0 0 18 100 4 Thể dục 16 13 81.25 3 18.75 5 Mĩ thuật 16 2 12.5 14 87.5 6 Tin học 10 1 10 9 90 Tổng 542 110 432
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng GD&ĐT Chư Sê)
Số liệu bảng 2.3 cho thấy, tổng GV tiểu học trên địa bàn huyện là 542 người trong đó có 463 GV dạy tất cả các mơn học (23 tiết/tuần). Các GV dạy các môn đặc thù như âm nhạc, tiếng Anh, thể dục, mĩ thuật và tin học chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Về cơ cấu theo trình độ đào tạo:
Trình độ đào tạo của GV tiểu học huyện Chư Sê, tỉnh gia Lai thể hiện như Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Trình độ đào tạo từ năm học 2018 – 2019 đến 2020 – 2021
Trình độ Năm học 2018 – 2019 Năm học 2019 – 2020 Năm học 2020 - 2021 Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 1 0.17 1 0.17 1 0.18 Đại học 437 75.61 473 81.69 462 85.24 Cao đẳng 67 11.59 48 8.28 42 7.75 Trung cấp 73 12.63 57 9.84 37 6.83
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phịng GD&ĐT huyện Chư Sê)
Trình độ đào tạo là một trong những nhân tố tác động đến chất lượng giảng dạy của GV và thể hiện thơng qua bằng cấp. Theo quy định, trình độ đào tạo của GV tiểu học là Trung học sư phạm. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây tỷ lệ GV có bằng từ cao đẳng trở lên giảng dạy tiểu học chiếm tỷ lệ cao trên 90% tổng số GV tiểu học.
2.3.3. Chất lượng
Mức độ đáp ứng nghề nghiệp:
- Tin học: Có 9 Trường tiểu học/15 Trường công lập tổ chức dạy Tin học dành cho học sinh lớp 3, 4, 5 với 9 GV dạy tin học.
- Ngoại ngữ: Chất lượng đào tạo GV tiếng Anh: 18 GV; đại học 18 GV. Đạt chuẩn B2 có 18/18 (tỷ lệ 100%).
Kết quả xếp loại chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên hàng năm thể hiện qua bảng 2.5.
Bảng 2.5. Xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp qua các năm học
Năm học Tổng số Xếp loại Xuất sắc Khá Trung bình Kém Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) 2016-2017 600 505 84.17 80 13.33 13 2.17 2 0.33 2017-2018 577 511 88.56 55 9.53 8 1.39 3 0.52 2018-2019 578 184 31.83 368 63.67 20 3.46 6 1.04 2019-2020 579 232 40.07 297 51.3 20 3.45 30 5.18 2020-2021 542 317 58.57 218 40.22 6 1.11 1 0.18
(Nguồn: Báo cáo thống kê của Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê)
Bảng 2.5 thể hiện kết quả xếp loại Chuẩn nghề nghiệp của GV tiểu học huyện Chư Sê từ năm 2016 đến 2021. Kết quả cho thấy, GV xếp loại xuất sắc và khá chiếm tỷ lệ cao trên 90% và tỷ lệ trung bình và kém tương đối thấp. Với kết quả này thì tỷ lệ GV đạt năng lực sư phạm và trình độ chun mơn cao.
2.4. Thực trạng hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Chƣ Sê, tỉnh Gia Lai
2.4.1. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học
2.4.1.1. Nhận thức về vai trò của hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học
Kết quả khảo sát đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết của hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ GV tiểu học thể hiện bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ cần thiết của hoạt động phát triển nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên tiểu học
STT Mức độ cần thiết Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Hồn tồn khơng cần thiết 0 0.0 2 Không cần thiết 0 0.0 3 Bình thường 0 0.0 4 Cần thiết 69 34.5 5 Rất cần thiết 131 65.5
Theo kết quả bảng 2.6, 34.5% CBQL và GV đã nhận định rằng việc phát triển nghề nghiệp ở mức cần thiết và 65.5% đã nhận định rất cần thiết. Như vậy, các CBQL và GV được khảo sát đã có nhận thức đúng về mức độ cần thiết của hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV tiểu học. Phát triển chun mơn và nghiệp vụ sư phạm có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển nghề nghiệp không phải chỉ của riêng bản thân GV mà còn ảnh hưởng đến kết quả học tập và tự giáo dục của học sinh, hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường, sự phát triển của nền giáo dục.
Nhận thức về mục đích của hoạt động phát triển nghề nghiệp cho GV