Hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 26 - 27)

8. Cấu trúc luận văn

1.2. Các khái niệm cơ bản

1.2.3. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động giáo dục (theo nghĩa rộng) giữ vai trò chủ đạo, cơ bản nhất, có vị trí nền tảng trong nhà trƣờng. Nó ảnh hƣởng tới tất cả hoạt động giáo dục khác trong nhà trƣờng.

Hoạt động dạy học bao gồm hai thành tố là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này là hai mặt của một vấn đề, luôn tồn tại thống nhất với nhau, gắn bó mật thiết với nhau. Bởi vậy, quản lý HĐDH cũng gồm hai quá trình thống nhất với nhau là quản lý hoạt động dạy của GV và quản lý hoạt động học của HS.

Hoạt động dạy học là “hoạt động cùng nhau của thầy và trò”. Thầy và trò cùng hƣớng về một mục tiêu. Năng lực của hoạt động dạy của ngƣời thầy và năng lực học của học sinh đƣợc thể hiện ở các mức độ đạt đƣợc của mục tiêu chƣơng trình giáo dục đề ra. Do vậy, hoạt động dạy có kết quả khi nó tác động cùng hƣớng với hoạt động học. Hoạt động dạy học có tính tƣơng tác ở chỗ, nó phải bắt nhịp cùng ngƣời học, là ngƣời tham gia hoạt động học cả về trí tuệ và tình cảm. Hoạt động dạy học nhìn từ phía hoạt động của ngƣời thầy trong tƣơng tác với họat động học của trò là hƣớng dẫn, tổ chức và điều khiển hoạt động học của HS.

Hoạt động dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tịi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học tập của bản thân. Có thể hiểu hoạt động dạy là quá trình hoạt động sƣ phạm của thầy, làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức- học tập của HS [26, tr.135].

Hoạt động học là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của HS nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thơng tin bên ngồi thành tri thức của HS, qua đó HS thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của HS. Tính tự giác nhận thức trong quá trình dạy học ở chỗ HS ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập,

qua đó HS nỗ lực nắm vững tri thức trong việc lĩnh hội tri thức khác. Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những nhiệm vụ học tập. Tính chủ động nhận thức là sự sẵn sàng tâm lý hoàn thành những nhiệm vụ nhận thức – học tập. Hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại song song và phát triển trong cùng một quá trình thống nhất, bổ sung cho nhau. Kết quả hoạt động học của HS không thể tách rời kết quả hoạt động dạy của thầy và kết quả hoạt động dạy của thầy không thể tách rời kết quả học tập của HS [23, tr.135].

Với chủ trƣơng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng 8 khóa XI, trong tình hình GV đang lúng túng trong tổ chức các hoạt động dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực, việc nghiên cứu hoạt động dạy của GV quy nó vào các phạm trù dễ nắm bắt là một yêu cầu bức thiết đáp ứng xu thế phát triển của nhà trƣờng phổ thông trong thời kỳ mới của đất nƣớc. Tuy nhiên, nói đến vấn đề hoạt động của GV khơng có nghĩa là chỉ tập trung đề cao vai trò của GV trong hoạt động dạy và học. Cần phải thấy hoạt động của ngƣời thầy trong dạy học là một mặt của hoạt động sƣ phạm nói chung. Hoạt động dạy học của ngƣời thầy là hệ thống các hành động để tổ chức điều khiển hoạt động của HS nhằm hình thành và phát triển năng lực và phẩm chất để hồn thiện nhân cách ở ngƣời học. Nói cách khác, hoạt động dạy cũng bao hàm nội dung cốt lõi là tổ chức các hoạt động học để ngƣời học chủ động tiếp nhận tri thức, hình thành và phát triển năng lực một cách phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện đak pơ, tỉnh gia lai (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)