- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu
1. Đất sản xuất nông nghiệp
4.7.2 Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện chính sách đất nông
đất nông nghiệp tại xã Lạc Long huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình
Để chính sách đất nông nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả trên địa bàn xã Lạc Long huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình nói riêng và trên cả nước nói chung thì việc nhất quán chủ trương giao đất lâu dài cho người dân, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho quyền sử dụng đất tham gia thị trường bất động sản là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó chính sách đất nông nghiệp phải hướng tới việc khuyến khích nông dân sử dụng đất một cách hiệu quả, chính sách đất nông nghiệp phải nhất quán đường lối đối xử với nông dân của Đảng nhất là chính sách xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Quan trọng hơn nữa, chính sách đất nông nghiệp cần phục vụ đắc lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông nghiệp hiện đại. Nếu kết hợp tốt các chính sách nông nghiệp với các chính sách hỗ trợ nông nghiệp khác thì chính sách đất nông nghiệp không những hoàn thành chức năng của mình mà còn tạo điều kiện củng cố chiều sâu thành công trong triển khai thực tiễn.
Căn cứ vào điều kiện thực tế những khó khăn mà xã Lạc Long đang gặp phải trong quá trình thực hiện chính sách đất nông nghiệp, một số giải pháp sau đây góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp trên địa bàn xã:
- Tạo cơ chế cho người dân tham gia vào việc tổ chức thực hiện chính sách đất nông nghiệp để người dân am hiểu và nắm rõ hơn về chính sách đất nông nghiệp đang được triển khai thực hiện tại địa phương. Tham khảo, tổ chức họp bàn lấy ý kiến đóng góp và thống nhất các ý kiến về công tác thực hiện chính sách đất nông nghiệp để chính sách được áp dụng phù hợp hơn nữa với đặc điểm thực tế tại địa phương.
động người dân cần có phương thức tiếp cận theo hai hướng từ trên xuống và từ dưới lên. Có thể áp dụng phương pháp PRA giúp khuyến khích và giúp cộng đồng bày tỏ cách nghĩ, cách nhìn và quan điểm của họ về chính sách đất nông nghiệp tại địa phương. Các cán bộ sẽ đóng vai trò là chất xúc tác, hỗ trợ để cộng đồng tự xác định và phát huy năng lực trong việc áp dụng chính sách đất nông nghiệp phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình mình. PRA khơi dậy và thu hút sự tham gia của người dân, làm bền vững quá trình thực hiện chính sách đất nông nghiệp tại địa phương.
- Tạo môi trường thuận lợi cho công tác thực hiện chính sách đất nông nghiệp. Môi trường bao gồm tổng thể các điều kiện vật chất và xã hội. Có thể thành lập các tổ đội quản lý đảm bảo tính công bằng, dân chủ bình đẳng, công khai và cùng có lợi giữa các hộ về những lợi ích mà chính sách đem lại cho người dân khi chính sách được triển khai. Tổ chức liên kết người dân với cán bộ địa phương lại đoàn kết xây dựng ý kiến, kế hoạch cùng nhau, để chính sách được thực hiện theo phương án tốt nhất.
- Các hoạt động hỗ trợ cần được căn cứ vào đặc điểm thực tế của địa phương, nâng cao chất lượng của các hoạt động hỗ trợ để các hoạt động hỗ trợ cho bà con nông dân được hưởng lợi ích ở mức cao nhất.
- Cần tập huấn nâng cao hiểu biết về chính sách đất nông nghiệp trước hết từ cán bộ quản lý và tiếp đó là người dân. Việc tập huấn, tuyên truyền rộng rãi chính sách đất nông nghiệp như một công cụ tác động trực tiếp và làm chuyển biến nhận thức của người dân về tầm quan trọng của chính sách đất nông nghiệp. Hệ thống tuyên truyền phải được xây dựng đồng bộ từ cấp huyện tới chính quyền xã, thôn kết hợp rộng rãi với các đoàn thể nhân dân như hội nông dân, hội thanh niên, phụ nữ… Sự đa dạng các hình thức truyền thông như phát thanh, bản tin nội bộ, sinh hoạt tổ hội phụ nữ, hội nông dân chia sẻ kinh nghiệm sản xuất…
nhấn mạnh tới các lợi ích và vai trò của chính sách đất nông nghiệp trong quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn và lồng ghép kinh nghiệm thực hiện cũng như định hướng chủ trương chính sách của Nhà nước.
- Phát triển sâu rộng các hoạt động thúc đẩy phát triển nông nghiệp: các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các hoạt động hỗ trợ giống, vay vốn ưu đãi… không chỉ có tác dụng nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, tạo ra hiệu quả kinh tế mới mà còn thúc đẩy phong trào sản xuất nông nghiệp trên địa phương.
- Tổ chức dịch vụ đầu vào, đầu ra thật tốt cho nông nghiệp thông qua khuyến khích nông dân hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp khác để đầu ra được tiêu thụ tốt nâng cao thu nhập cho hộ trong việc sử dụng đất nông nghiệp.
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Luật Đất đai là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý, điều tiết các mối quan hệ về đất đai. Từ khi được ban hành, Luật Đất đai đã phát huy khá tốt vai trò ổn định các mối quan hệ về đất đai. Tuy nhiên, qua mỗi giai đoạn nó cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, dẫn đến việc thực thi pháp luật về đất đai còn nhiều bất cập ảnh hưởng không tốt đến tình hình kinh tế, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Do vậy đổi mới chính sách đất đai qua các giai đoạn là công việc cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Chính sách đất nông nghiệp là tổng thể các quan điểm, chủ trương, đường lối, phương pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực đất nông nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu mà Nhà nước mong muốn. Với mục tiêu kinh tế là tạo điều kiện cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, khuyến khích nông dân sử dụng ruộng đất hiệu quả nhằm góp phần tăng hiệu quả chung của nền kinh tế và đặc biệt nâng cao thu nhập cho người nông dân. Mục tiêu xã hội là góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm độ chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới hiện đại, mục tiêu chính trị của chính sách đất nông nghiệp là đem ruộng đất trao cho nông dân, xóa bỏ bóc lột nông thôn, tạo sự ủng hộ của giai cấp nông dân với Đảng và Nhà nước. Triển khai và thực hiện đổi mới chính sách đất nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
Công tác tổ chức thực hiện chính sách đất nông nghiệp trên địa bàn xã Lạc Long vẫn còn nhiều khó khăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 30,95% các hộ được tham khảo ý kiến biết về các lần ban hành và sửa đổi Luật đất đai qua các năm còn hơn 69% các hộ chưa biết về điều này. Khi chính sách đất nông nghiệp được thực hiện tại địa phương có 73,81% hộ nắm bắt được điều này, tuy
nhiên vẫn còn 26,19% hộ được tham khảo ý kiến vẫn chưa nắm bắt được, do trình độ dân trí tại địa phương còn thấp, các hộ nông dân chỉ tập trung sản xuất trên thửa đất của gia đình họ ít khi quan tâm đến tình hình chính sách được thực hiện tại địa phương. Hình thức tổ chức tuyên truyền chính sách tại địa phương chủ yếu thông qua cán bộ địa phương, thông báo qua các cuộc họp dân, hệ thống loa phát thanh của xã, với 21,43% hộ nắm bắt qua cán bộ địa phương, 76,19% hộ nắm bắt chính sách qua các cuộc họp dân và 45,24% qua hệ thống phát thanh của địa phương. Trong thời gian thực hiện chính sách, địa phương đã hết sức nỗ lực để bà con nông dân trên địa bàn nắm bắt và thực hiện chính sách đất nông nghiệp có hiệu quả nhất với 76,19% hộ đánh giá chính sách mức độ nắm bắt và phù hợp của chính sách đất nông nghiệp tại địa phương là tốt. Bên cạnh đó vẫn còn số ít ý kiến cho rằng chính sách đất nông nghiệp trên địa bàn vẫn còn chưa phù hợp, hoạt động quản lý hỗ trợ vẫn còn chưa thích hợp do chưa căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương. Các hoạt động hỗ trợ của địa phương khi thực hiện chính sách đất nông nghiệp như hoạt động hỗ trợ giá giống lúa, cho các hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con, tổ chức bán phân bón trả chậm bước đầu đã đạt được kết quả tốt tuy nhiên trong quá trình hỗ trợ vẫn còn nhiều bất cập như chất lượng giống chưa tốt, chưa thích hợp với điều kiện canh tác, số lớp tổ chức tập huấn kỹ thuật vẫn còn ít…
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp tại địa phương bao gồm: phương thức quản lý thực hiện chính sách tại địa phương vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thiện, đặc điểm điều kiện tại địa phương, mức độ nắm bắt của người dân về chính sách nông nghiệp, phương thức tổ chức tuyên truyền phổ biến chính sách.
Một số tồn tại khiến công tác tổ chức thực hiện chính sách còn nhiều khó khăn: Nhận thức của người dân về chính sách đất nông nghiệp vẫn còn thấp;
Nhà nước và các cấp chính quyền trong quá trình hoạch định và đưa ra chính sách vẫn chưa căn cứ cụ thể vào đặc điểm điều kiện thực tế tại địa phương; Thiếu công cụ, biện pháp huy động sự tham gia của người dân trong việc thực hiện chính sách; Cán bộ triển khai và quản lý việc thực hiện chính sách còn thiếu kiến thức chuyên môn; Hoạt động hỗ trợ để thực hiện chính sách đất nông nghiệp còn nhiều điểm chưa hợp lý với tình hình địa phương; Phong trào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Lạc Long không được duy trì phát triển.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp, thực trạng tổ chức thực hiện chính sách đất nông nghiệp tại xã Lạc Long và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, một số khuyến nghị nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách đất nông nghiệp được đề xuất như sau: tạo cơ chế cho người dân tham gia vào việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách đất nông nghiệp để người dân am hiểu và nắm rõ hơn về chính sách đất nông nghiệp đang được thực hiện tại địa phương; cần mở rộng hơn nữa các hình thức tuyên truyền chính sách đến người dân, áp dụng các biện pháp huy động sự tham gia đóng góp của người dân; tạo môi trường thuận lợi cho công tác triển khai thực hiện chính sách đất nông nghiệp; các hoạt động hỗ trợ cần được căn cứ vào đặc điểm thực tế của địa phương; cần tập huấn nâng cao hiểu biết về chính sách đất nông nghiệp trước hết từ cán bộ quản lý và tiếp đó là người dân; Phát triển sâu rộng các hoạt động thúc đẩy phát triển nông nghiệp; tổ chức dịch vụ đầu vào, đầu ra thật tốt cho nông nghiệp thông qua khuyến khích nông dân hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp khác để đầu ra được tiêu thụ tốt nâng cao thu nhập cho hộ trong việc sử dụng đất nông nghiệp.
Đối với Nhà nước:
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý bảo đảm phân định rõ quyền tự chủ sử dụng ruộng đất của nông dân theo nguyên tắc thị trường và quyền địa diện quản lý đất đai của Nhà nước.
+ Tiếp tục hoàn thiện Luật đất đai: bổ sung nhằm làm cho Luật Đất đai bao quát được đầy đủ các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong nền kinh tế thị trường. Trên nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân, cần thể chế cụ thể hơn nữa mối quan hệ giữa Nhà nước thay mặt toàn dân quản lý đất đai và nông dân là người tự chủ kinh doanh trên đất đai. Cần làm rõ nội dung của Nhà nước quản lý đất đai với tư cách là cơ quan công quyền, cần rà soát các văn bản dưới luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật nhằm loại bỏ những văn bản đã quá lạc hậu tránh sự lạm dụng của những công chức biến chất. Tăng cường các quy định nghiêm khắc hơn về nghĩa vụ bảo vệ đất đai nông nghiệp, nhất là đất lâm nghiệp của nhân dân. Khắc phục những điểm còn hạn chế trong luật và quy định chặt chẽ hơn quyền tự quyết của chính quyền địa phương trong lĩnh vực đất đai.
+ Củng cố các cơ quan thực thi pháp luật và quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất nông nghiệp.
+ Nâng cao trình độ, bản lĩnh, phẩm chất và nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đất đai.
Đối với xã Lạc Long
Chính quyền xã cần tiếp tục tiếp nhận và tổ chức thực hiện chính sách đất nông nghiệp trên địa bàn. Đồng thời cần phát huy sự tham gia của cán bộ các cấp cũng như người dân trong quá trình triển khai chính sách đất nông nghiệp bằng các hình thức vận động tuyên truyền và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nâng cao nhận thức để nắm bắt được chính sách.
Đối với người dân địa phương
Người dân địa phương cần tìm hiểu kiến thức về chính sách đất nông nghiệp, trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản để thực hiện chính sách đất nông nghiệp thật tốt góp phần phát triển kinh tế hộ nói riêng cũng như kinh tế
và khai thác một cách hiệu quả những thế mạnh mà chính sách đất nông nghiệp mang lại cho người nông dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo quy hoạch nông thôn mới UBND xã Lạc Long
2. Báo cáo phát triển tình hình thực hiện nhiệm vụ Kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh xã Lạc Long giai đoạn 2011-2013
3. Hoàng Mạnh Quân (2007), Giáo trình lập và quản lý dự án phát triển
nông thôn, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. Trần Thị Minh Châu (2007), Về chính sách đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
5. Phạm Văn Hùng (2010), Bài giảng Phương pháp nghiên cứu kinh tế.
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
6. Hệ thống văn bản pháp luật về đất đai, nhà ở và thuế nhà đất, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội (1995).
7. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam,Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003): Báo cáo về thực trạng ruộng đất.
9. Lê Chi Mai (2001): Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 10. Lâm Quang Huyên (2000): Vấn đề ruộng đất ở Việt Nam, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Nguyễn Minh Tú (1997): Bàn về chính sách đất đai ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 10-1997.
12. Hồ Văn Vĩnh (2004): Mô hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
13. Phạm Hữu Nghị (1997): Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện Luật đất đai trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật.
14. Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà xuất bản tài chính năm 2007.
15. Lê Văn Thái (2001): Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới trong nông nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam từ 1975 đến 1996, Luận án tiến sĩ, Học Viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
16. Nguyễn Ngọc Nhi (29/10/2013), Bắc Giang nhân rộng mô hình cánh