- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu
1. Đất sản xuất nông nghiệp
4.4.2 Kết quả sử dụng đất nông nghiệp của hộ diều tra
Do đặc điểm địa hình xã Lạc Long là đồi núi nên việc sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu vẫn tập trung vào trồng cây ăn quả, cây lâu năm với diện tích 53409 m2 ,còn diện tích đất trồng lúa là 48250 m2 và diện tích đất trồng cây ngắn ngày là 36423,6 m2. Trong 42 hộ điều tra thì chỉ có một hộ thực hiện mô hình trang trại với diện tích đất là 2000 m2.
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ điều tra năm 2013 tại xã Lạc Long
Thực trạng sử dụng đất Số thửa Diện tích (m2)
Diện tích đất trồng lúa 142 48250
Đất chuyên cây ngắn ngày 61 36423,6
Đất cây ăn quả, cây lâu năm 25 53409
Đất trang trại 1 2000
(Nguồn: Theo số liệu điều tra, 2014)
Đất đai có đặc tính khác hẳn với các tư liệu sản xuất khác nếu sử dụng hợp lý thì độ màu mỡ của đất đai không ngừng tăng lên. Các tư liệu sản xuất thông thường (như máy móc, thiết bị…) sau một thời gian sử dụng nhất định sẽ bị hao
mòn hữu hình hoặc là vô hình. Đặc điểm này của đất đai đặt yêu cầu ban quản lý đất đai của xã phải gắn chính sách đất nông nghiệp với các biện pháp khuyến khích thâm canh, tăng năng suất cây trồng, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp trên một diện tích ruộng đất.
Bảng 4.10: Kết quả sử dụng đất nông nghiệp trung bình của một hộ điều tra năm 2013 tại xã Lạc Long
( ĐVT: Nghìn đồng)
Chỉ tiêu Chi phí/sào Doanh thu/sào Thu nhập/sào
Trồng lúa 1379,75 2054,68 674,93
Cây ngắn ngày 1300 2465,52 1165,52
Cây dài ngày 2346,67 3878,26 1531,59
(Nguồn: Theo số liệu điều tra, 2014)
Do chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp không ổn định, giá cả các loại vật tư cần cho sản xuất còn cao nên chi phí trung bình đầu vào để trồng các loại cây ngắn ngày là 1300 nghìn đồng/sào, cây dài ngày là 2346,67 nghìn đồng/sào và lúa là 1379,75 nghìn đồng/sào. Doanh thu từ việc sản xuất nông nghiệp đem lại cũng không lớn do giá các loại nông sản khi vào mùa thu hoạch thường rớt giá, do không có điều kiện bảo quản nên bà con nông dân phải bán với giá thấp, nhiều khi doanh thu thu lại chỉ bằng hoặc hơn chi phí bỏ ra một chút không đáng kể. Thu nhập trung bình của một hộ từ việc trồng lúa là 674,93 nghìn đồng/sào, trồng cây ngắn ngày là 1165,52 nghìn đồng/sào và thu nhập từ trồng cây dài ngày là 1531,59 nghìn đồng/sào. Đối với các hộ khá/giàu và các hộ trung bình ngoài sản xuất nông nghiệp họ còn có những nguồn thu khác nên thu nhập của các hộ từ sản xuất nông nghiệp chiếm trọng nhỏ trong tổng thu nhập, còn đối với những hộ nghèo nguồn thu chủ yếu của hộ là từ sản xuất nông
nghiệp, người nông dân lấy công làm lãi nên thu nhập của họ từ việc sử dụng đất nông nghiệp cao hơn hộ khá và trung bình.
4.4 .3 Kết quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ điều tra
Từ khi được giao đất lâm nghiệp, các hộ trên địa bàn xã đã thực hiện tốt việc sử dụng và chăm sóc diện tích rừng trồng. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn vẫn được duy trì từ khi được giao đến nay. Phần lớn các hộ gia đình sử dụng đất lâm nghiệp được giao để trồng rừng sản xuất chủ yếu là trồng cây keo, xoan… và thời gian cho thu hoạch một đợt là từ 5 năm đến 7 năm. Chi phí trung bình cho 1 ha rừng trồng trên một năm là 3 triệu 500 nghìn đồng và doanh thu trung bình cho một năm là 8 triệu đồng trên 1ha.
Việc trồng và chăm sóc các loại cây trồng trên diện tích đất lâm nghiệp không những mang lại thu nhập cho hộ gia đình mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ quỹ đất lâm nghiệp tại địa phương, chống xói mòn sạt lở, góp phần thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động trên địa bàn.
4.4.4 Tình hình thay đổi diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp tại xã Lạc Long
Từ khi được Nhà nước giao đất nông nghiệp đến nay do điều kiện canh tác cũng như một số lý do khách quan tại địa phương như thu hồi đất để cải tạo nâng cấp Quốc lộ 21A vào năm 2011 và thực hiện dồn điền đổi thửa vào năm 2012… do đó diện tích cũng như số thửa đất sản xuất nông nghiệp tại địa phương có thay đổi. Còn diện tích đất lâm nghiệp vẫn được các hộ tiếp tục sử dụng để trồng rừng sản xuất.
Bảng 4.11: Tình hình thay đổi diện tích đất nông, lâm nghiệp của hộ điều tra tại xã Lạc Long
Tiêu chí Số lượng
+Số thửa tăng 27
+Diện tích giảm (m2) 936,4
+Số thửa giảm 137
Đất lâm nghiệp 0
(Nguồn: Theo số liệu điều tra, 2014)
Diện tích đất nông nghiệp của các hộ được tham khảo ý kiến tăng thêm là 37099 m2 với số thửa tăng là 27. Lý do của sự thay đổi trên là các hộ dân do thiếu đất sản xuất đã thầu thêm diện tích đất của nông trường Sông Bôi để mở rộng diện tích canh tác, tăng thêm thu nhập. Diện tích đất nông nghiệp tăng thêm này được các hộ chủ yếu trồng các loại cây lâu năm như chè, xoan, nhãn, vải… Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp cũng giảm đi 936,4 m2 nguyên nhân chủ yếu là do Nhà nước tiến hành thu hồi đất của các hộ có đất ven QL 21A để tiến hành cải tạo, mở rộng giao thông tại địa phương một phần là do các hộ chuyển mục đích sử dụng đất để phù hợp với điều kiện canh tác, điều kiện tự nhiên để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Số thửa của các hộ dân được tham khảo ý kiến giảm 137 thửa là do năm 2012 xã Lạc Long đã thực hiện thành công công tác dồn điền đổi thửa khắc phục tình trạng manh mún trong việc sử dụng đất nông nghiệp của người dân.