Phương thức tuyên truyền chính sách đất nông nghiệp tới người dân

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 118 - 120)

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu

1. Đất sản xuất nông nghiệp

4.6.1.4 Phương thức tuyên truyền chính sách đất nông nghiệp tới người dân

Phương thức tuyên truyền, vận động người dân tham gia tìm hiểu về chính sách đất nông nghiệp vẫn chưa thực sự hiệu quả, việc huy động vẫn còn mang tính hình thức hoặc áp đặt chủ quan từ trên xuống. Các buổi họp được tổ chức chỉ có mục đích thông báo chứ chưa đi sâu vào phân tích cho người dân hiểu cặn kẽ về chính sách đất nông nghiệp. Loa phát thanh của thôn xóm đảm bảo mọi hộ dân đều được nhận được thông báo của cán bộ tuy nhiên các thông tin được thông báo không chi tiết nhiều khi còn bị cắt đoạn, chất lượng âm thanh kém nên việc nắm bắt được toàn bộ thông tin còn gặp nhiều khóa khăn. Do vậy địa phương cần nâng cao hiệu quả của hệ thống loa truyền thanh, thường xuyên thông báo tình hình cụ thể để người dân nắm được. Tổ chức các cuộc họp phổ biến về chính sách đất nông nghiệp một cách chi tiết, lắng nghe ý kiến đóng góp, nguyện vọng của người dân để việc triển khai chính sách hiệu quả hơn.

4.6.2 Phân tích ma trận SWOT

Thực hiện chính sách đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng thu nhập cho người dân, đất đai được sử dụng một cách đầy đủ và hợp lý là mục tiêu quan trọng mà chính sách đất nông nghiệp hướng tới.

Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức là cơ sở để hoạch định cho các chính sách đất nông nghiệp đang được thực hiện tại xã Lạc Long. Dựa vào các điểm mạnh và cơ hội để đưa ra các giải pháp thực hiện phù hợp,

tháo gỡ những khó khăn cho chính quyền và người dân nơi đây để chính sách đất nông nghiệp được thực hiện với hiệu quả cao nhất.

Bảng 4.19: Phân tích ma trận SWOT cho quá trình thực hiện chính sách đất nông nghiệp tại xã Lạc Long

Điểm mạnh ( Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)

Nông nghiệp là ngành truyền thống lâu đời của địa phương

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên không thuận lợi

Diện tích các loại đất nông nghiệp phong phú

Cơ chế quản lý và thực hiện chính sách đất nông nghiệp chưa đồng bộ Hơn 70% người dân địa phương làm

nông nghiệp

Nhận thức của người dân về chính sách đất nông nghiệp còn thấp

Phương thức tuyên truyền, tổ chức chưa thực sự hiệu quả

Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

Chính sách đất nông nghiệp được đổi mới qua các giai đoạn

Quỹ đất nông nghiệp có nguy cơ ngày càng bị thu hẹp

Hoạt động hỗ trợ của chính sách đất nông nghiệp đối với người sử dụng đất ngày càng tăng.

Dân số và nhu cầu phát triển các ngành phi nông nghiệp tại địa phương ngày càng tăng

Sự quan tâm của Nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển quỹ đất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 118 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w