Kinh nghiệm về việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp ở một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 47 - 54)

I. MỞ ĐẦU

2.2.1Kinh nghiệm về việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp ở một số nước trên thế giớ

Việc đổi mới và thực hiện chính sách đất nông nghiệp đã trở thành một xu hướng toàn cầu. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia hay địa phương khác nhau lại có những hình thái, tính chất, mức độ thực hiện khác nhau. Với việc đổi mới và thực hiện chính sách đất nông nghiệp, đề tài nêu lên kinh nghiệm ở một số nước như sau:

* Ở Nhật Bản

Vào giữa thế kỷ XIX quan hệ sở hữu ruộng đất của Nhật Bản còn tồn tại dưới hình thức phong kiến, trong đó Nhà nước nắm quyền sở hữu toàn bộ đất đai. Nông dân bị bóc lột nặng nề, nhiều khi địa tô lên tới 70% thu hoạch. Tình trạng bị bóc lột quá sức đã khiến nông dân nổi dậy khắp nơi, trong ba thế kỷ (từ XVII-XIX) đã có hơn 1000 cuộc bạo loạn.

Khi vua Minh Trị cách tân đất nước Nhật Bản, ông đã không thực thi cải cách ruộng đất, chỉ cho phép tự do mua bán ruộng. Nhà nước định giá ruộng đất và căn cứ vào đó để thu thuế đất.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới áp lực của quân đội Mỹ chiếm đóng, Nhật Bản buộc phải cải cách ruộng đất triệt để, buộc các chủ ruộng có trên 1 ha đất phải bán lại cho nông dân. Sau thập kỷ 50 của thế kỷ XX, ở Nhật Bản đã tồn tại phổ biến sở hữu nhỏ của nông dân và tình trạng đó được duy trì đến ngày nay.

Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu không thuận lợi, do Nhật Bản duy trì chế độ bảo hộ sản phẩm nông nghiệp khá cao (thuế bảo hộ thóc gạo lên đến hơn 700%) nên nông nghiệp Nhật Bản không có sức cạnh tranh, giá thành sản phẩm cao. Song, chính sách nông nghiệp hợp lý là một trong những lý do giúp nông nghiệp Nhật Bản phát triển tốt trong những năm sau chiến tranh đến nay.

* Ở Ghana

Là một quốc gia nghèo ở châu Phi, Ghana cũng phải đối diện với việc cải tổ và đổi mới chính sách ruộng đất dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Thế giới.

đỡ của Ngân hàng Thế giới được ghi nhận như sau:

- Tại Ghana, các chủ đất sở hữu theo truyền thống kiểm soát khoảng 78% đất đai, phần diện tích còn lại do Nhà nước sở hữu một cách trực tiếp (20%) hoặc gián tiếp dưới dạng Nhà nước nắm giữ lợi ích pháp lý, còn cộng đồng có lợi ích thụ hưởng (2%). Đặc điểm cho thấy chính sách đất nông nghiệp chỉ có thể có hiệu lực nếu hóa giải được chế độ sở hữu theo truyền thống, bởi vì ở nhiều vùng, Nhà nước không có đủ sự hiện diện về mặt thể chế hoặc nguồn lực để đảm bảo trọn vẹn trách nhiệm thực thi hàng loạt các chức năng liên quan đến việc quản lý đất đai. Xuất phát từ điều kiện lịch sử đó, Ngân hàng Thế giới cho rằng phương án tốt nhất để thực thi chính sách đất nông nghiệp là tập trung vào vai trò điều tiết và giành việc thực hiện các thể chế cho thông lệ đã có vào khu vực tư nhân.

- Ngân hàng Thế giới đã khuyến nghị Chính phủ Ghana tư nhân hóa đất của chính phủ khi hình thức sở hữu này không còn cần thiết. Ghana đã xóa bỏ sở hữu Nhà nước đối với những dải đất rộng ở thành thị và vùng ngoại ô mà Chính phủ không thể phát triển được nhờ đó đã dỡ bỏ được những trở ngại đối với đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân. Trong những trường hợp mà việc thu phí đất đai không có những tác động tiêu cực về mặt công bằng, số tiền thu được Chính phủ dùng để bồi thường cho những người mà đất đai của họ trước kia đã bị thu hồi mà chưa được đền bù thỏa đáng. Đồng thời, nguồn thu từ đất mà hiện đang phải nộp cho chính quyền trung ương hoặc địa phương sẽ được trao lại cho các chủ đất theo luật tục để lấy việc họ đảm nhận những chức năng thiết yếu trong việc quản lý theo dõi đất đai một cách minh bạch và có trách nhiệm.

- Nhà nước Ghana tôn trọng sự đảm bảo hưởng dụng. Nhà nước quy định điều kiện cho việc có được giấy tờ đất có đảm bảo là việc đăng ký của tất cả các thành viên trong nhóm cùng nắm giữ lợi ích thụ hưởng đất đai. Phương thức cải tạo quan hệ trong nhóm phải tiến hành lâu dài theo hướng củng cố lòng tin của các nhà đầu tư vào lĩnh vực hành chính.

nhìn chung Nhà nước đảm bảo cho nông dân khả năng tiếp cận đất đai. Việc sử dụng đất công phải được thực hiện thông qua mua bán trên thị trường, và việc chiếm dụng đất cưỡng chế phải được giới hạn nghiêm ngặt trong những trường hợp phục vụ lợi ích công cộng. Nhà nước đền bù thỏa đáng và kịp thời, tái định cư cho những người mất đất và cho phép nông dân quyền được ưu tiên mua trước nếu đất thu hồi không được sử dụng đúng mục đích đề ra.

- Nhà nước tái cơ cấu các cơ quan quản lý đất đai. Các cơ quan quản lý đất đai được bố trí thừa nhân lực, lương thấp và hoạt động thiếu minh bạch. Chính phủ Ghana đã nghiên cứu cách gộp các tổ chức này lại thành một ủy ban độc lập, chịu trách nhiệm bảo đảm quyền sở hữu và quản lý đất công theo phương thức hạch toán, nhằm đảm bảo tính tự chủ của ủy ban này trước áp lực chính trị. Cùng với việc đó, Chính phủ Ghana đã thiết kế các cơ chế giám sát kết quả hoạt động của các tổ chức truyền thống và khiến những tổ chức này có trách nhiệm tuân thủ những tiêu chuẩn cụ thể sẽ được thiết lập.

- Chính phủ Ghana đã tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào việc quản lý nguồn thu từ rừng. Chính sách này đã làm giảm sự can thiệp của chính phủ vào việc quản lý nguồn tài nguyên rừng đồng thời tăng sự gắn bó của cộng đồng dân cư với rừng nhằm thúc đẩy công tác quản lý dài hạn và bền vững nguồn tài nguyên rừng.

- Sau hai năm thực hiện, chính sách đất nông nghiệp toàn diện của Ghana đã đem kết quả khả quan hơn chính sách đất nông nghiệp của các nước châu Phi khác.

Thực tế này khẳng định kết luận của Ngân hàng Thế giới: chính sách đất nông nghiệp phải được thiết kế toàn diện, phải đặt trong chiến lược kinh tế tổng thể và sát thực với hoàn cảnh lịch sử của địa phương.

2.2.2 Kinh nghiệm về việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp của một số địa phương trong cả nước

Trong thời kỳ trước năm 1986, khi hộ gia đình chưa được coi là đối tượng trực tiếp giao đất mà đối tượng được giao là các hợp tác xã nông

nghiệp thì nông nghiệp đình trệ, cả nước lâm vào nạn đói, Nhà nước phải nhập khẩu lương thực .

Nhưng vào những năm 90 của thế kỷ XX, chỉ mới triển khai chính sách giao đất cho hộ, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được bước tiến nhảy vọt, năng suất, sản lượng đều tăng mạnh, giúp Việt Nam vượt lên trở thành nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới. Đồng thời chính sách giao đất đến với hộ nông dân đã gắn bó chặt chẽ nông dân với đất đai. Người nông dân không những quý trọng vốn đất đai sẵn có mà còn tích cực khai hoang, cải tạo đồng ruộng, làm giàu quỹ đất nông nghiệp cho quốc gia. Việc thừa nhận hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài góp phần quyết định sự phát triển của kinh tế nông thôn. Đất nông nghiệp đã có chủ trực tiếp, hộ gia đình có tư cách pháp nhân, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trên mảnh đất của mình đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư thâm canh tăng vụ, tăng năng suất.

Trong quá trình canh tác nông nghiệp, một số hộ thấy tình trạng manh mún làm cản trở sản xuất của mình đã tự chuyển đổi đất nông nghiệp cho nhau để tạo ra những thửa ruộng lớn hơn, thích hợp với khả năng canh tác. Tuy nhiên hình thức này diễn ra lẻ tẻ không giải quyết được những vấn đề chung trong quá trình sử dụng ruộng đất trên quy mô toàn xã, huyện. Do đó, một số tỉnh, thành phố đã chủ động ra chủ trương chuyển đổi đất nông nghiệp bằng nghị quyết của tỉnh ủy, kế hoạch triển khai của Ủy ban nhân dân tỉnh, hướng dẫn chuyển đổi đất nông nghiệp ở từng huyện xã.

Có thể thấy rõ điều này ở các tỉnh có quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp ở đồng bằng Bắc Bộ. Sau Hội nghị chuyên đề về chuyển đổi đất nông nghiệp do Tổng cục Địa chính Hà Tây (7-1997) phong trào chuyển đổi đất nông nghiệp được mở rộng ở nhiều tỉnh (Thanh Hóa, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên).

Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa là một trong những huyện đi đầu và làm tốt công tác chuyển đổi đất nông nghiệp để thực hiện cùng lúc nhiều mục

tiêu đó là: khắc phục tình trạng đất manh mún, giảm thiểu số thửa ruộng trên mỗi hộ, kết hợp quy hoạch lại đồng ruộng phù hợp yêu cầu của sản xuất hàng hóa, giúp cho việc quản lý và sử dụng đất có hiệu quả.

Nhằm thực hiện tập trung đất một cách có kế hoạch, có cơ sở khoa học và hiệu quả, ngày 17-7-2002 Thủ Tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 94/2002/QĐ-TTg giao cho các cơ quan chức năng của Chính phủ hướng dẫn các địa phương thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX.

Dồn điền đổi thửa đã làm giảm số thửa đất và tăng diện tích bình quân mỗi thửa.

Bảng 2.1 : Sự thay đổi bình quân diện tích mỗi thửa đất và số thửa đất ở một số địa phương

Địa phương Số thửa đất/ hộ Diện tích thửa đất (m2) Trước dồn

điền đổi thửa

Sau dồn điền đổi thửa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước dồn điền đổi thửa

Sau dồn điền đổi thửa Hà Nội 6,0 4,8 286,9 357,1 Hải Dương 9,2 4,8 283,5 684,1 Bắc Ninh 11,7 3,7 146,0 221,0 Hưng Yên 8,0 7,0 281,5 586,6 Hà Nam 8,1 6,0 368,0 817,5 Thái Bình 9,0 4,2 320,0 960,0 Hà Tĩnh 14,0 4,2 310,0 709,2 Nghệ An 9,5 4,0 337,0 817,0

( Nguồn Báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngày 9-4-2003)

Việc triển khai chính sách đất đai trong thời kỳ đổi mới đã bước đầu tạo cơ hội và điều kiện để người dân tự suy nghĩ, tính toán quyết định đầu tư vào hướng sản xuất có lợi nhất. Bên cạnh đó, việc Nhà nước đã triển khai tích cực các chính sách khuyến khích người được giao đất nông nghiệp sử dụng có hiệu quả số diện tích được giao đã làm cho nguồn lực đất nông nghiệp được khai thác một cách linh hoạt, hợp lý và hiệu quả hơn.

* Bắc Giang- Cánh đồng mẫu cho lãi lớn

Thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thời gian qua Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các

địa phương xây dựng được 20 mô hình “Cánh đồng mẫu”.

Bước đầu, mô hình “Cánh đồng mẫu” của Tỉnh đã góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị ngành nông nghiệp. Các địa phương tiêu biểu trong phong trào xây dựng “Cánh đồng mẫu” phải kể tới Tân Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Lục Nam, Việt Yên..., trong đó có 5 cánh đồng có quy mô từ 50 ha trở lên; 15 cánh đồng có diện tích từ 20 ha đến dưới 50 ha. Đi đôi với việc xây dựng “Cánh đồng mẫu”, các địa phương cũng tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất như lúa nàng xuân, bắc thơm, BC15,PC6...; các loại rau, đậu...

Theo kết quả so sánh giá trị trên cùng một đơn vị diện tích thì “Cánh đồng mẫu” tăng hơn từ 1,9 - 13 triệu đồng so với mô hình sản xuất đại trà (đối với cánh đồng có quy mô từ 50 ha trở lên) và tăng hơn từ 4,5 - 27,5 triệu đồng (mô hình có quy mô từ 20 ha đến dưới 50 ha). Một số mô hình cho giá trị kinh tế khá cao như sản xuất dưa hấu tại huyện Lục Nam, với quy mô 110 ha, giá trị thu nhập khoảng 160 triệu đồng/ha, lợi nhuận khoảng 105 triệu đồng/ha; mô hình sản xuất giống lúa lai quy mô 40ha của huyện Tân Yên, ước lợi nhuận khoảng 55 - 60 triệu đồng/ha… (http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/Bac-Giang-nhan-rong- mo-hinh-canh-dong-mau-lon/184153.vgp).

* Tuyên Quang

Thực hiện chương trình phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống của người dân, tỉnh Tuyên Quang tích cực triển khai chương trình 327, dự án 661, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng… Đã có hàng nghìn hộ dân có cuộc sống ấm no từ rừng, song vẫn còn không ít lo lắng trong triển khai chính sách.

Thực hiện Thông tư số 38 năm 2007 của Bộ NN-PTNT về công tác giao rừng, tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành dự án giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng SX gắn với giao đất lâm nghiệp.

UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các huyện, TP xây dựng phương án thí điểm giao rừng trồng thuộc chương trình 327 và dự án 661 chuyển rừng SX

sau quy hoạch phân 3 loại rừng, gắn với giao đất lâm nghiệp tại một số xã. Đồng thời UBND các huyện, TP cũng xây dựng cơ chế hưởng lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao diện tích rừng trồng thực hiện bằng 100% nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc chương trình 327 và dự án 661.

Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc, phát triển kinh tế lâm nghiệp từ năm 1999 - 2010 trung bình mỗi năm Tuyên Quang trồng mới được hơn 8.500 ha rừng. Tổng diện tích rừng toàn tỉnh đã trồng trong hơn 10 năm là trên 102.200 ha. Qua đó đã thay đổi tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu loài cây trồng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng và tăng khả năng thành rừng.

Riêng năm 2013, Tuyên Quang trồng được 13.788 ha rừng. Tỉnh cũng đã phê duyệt đấu giá rừng tại 90 xã, tổng diện tích trên 3.700 ha, tổ chức đấu giá được hơn 2.300 ha, giao rừng được hơn 8.600 ha trên địa bàn 103 xã, đạt 90,3% kế hoạch.

Việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc có thể phát triển hơn nữa nhưng nếu người dân không được làm chủ tư liệu SX (đất lâm nghiệp) thì sẽ không thể an cư, lạc nghiệp. Kinh tế rừng sẽ khó có thể được nâng cao nếu không có nguồn lực của người dân trong quản lý và bảo vệ.

Xác định rõ vấn đề này, những năm qua tỉnh Tuyên Quang đã triển khai hàng loạt các chính sách sát với tình hình thực tế bản địa và nhu cầu của người dân(http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/121806/Ky-thuat- nghe-nong/De-nguoi-dan-huong-loi-tu-rung.html).

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 47 - 54)