Tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 79 - 85)

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu

4.1.2Tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam

- Chính sách khoán sản phẩm tới hộ nông dân trong các hợp tác xã nông nghiệp

Chính sách khoán sản phẩm tới hộ nông dân trong các hợp tác xã nông nghiệp được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 10- NQ/TW ngày 5- 4-1988 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (được gọi là khoán 10). Hình thức khoán sản phẩm cuối cùng đến hộ, nhóm hộ xã viên, tổ, đội sản xuất được triển khai rộng rãi tùy theo điều kiện cụ thể của từng loại hoạt động sản xuất. Theo cơ chế khoán 10, diện tích ruộng đất được giao ổn định đến hộ xã viên trong khoảng 15 năm, sản lượng khoán ổn định trong 5 năm và đảm bảo cho các hộ xã viên nhận đất khoán được hưởng khoảng trên, dưới 40% sản lượng khoán. Sau một thời gian thực hiện cơ chế khoán 10 gặp phải một số bất cập chưa giải quyết được dứt điểm, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục tìm kiếm những quyết sách nhằm đổi mới mạnh mẽ hơn về quan hệ của hộ xã viên với ruộng đất nhận khoán. Tiếp theo khoán 10, Đảng và Nhà nước ta đề ra chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài cho hộ nông dân, đồng thời các HTX nông nghiệp cũng tiếp tục đổi mới theo hướng không trực tiếp quản lý và điều hành sử dụng đất, mà thực hiện cung cấp các dịch vụ sản xuất, kinh doanh cho kinh tế hộ nông dân. Nhờ cơ chế khoán, các hộ xã viên HTX nông nghiệp, công nhân viên trong các nông lâm trường quốc doanh từ chỗ chỉ là những người lao động đơn thuần đã trở thành những đơn vị kinh tế tự chủ, có vị trí quan trọng và lâu dài trong phát triển nông nghiệp của đất nước.

Chủ trương khoán cho hộ trên đây của Đảng cũng như kết quả thực tế khả quan thu được là cơ sở để Quốc hội nước ta ban hành Luật đất đai (1993, 2003, 2013) và các chính sách đất nông nghiệp tiếp theo.

- Quan hệ giữa Nhà nước và nông dân trong lĩnh vực sở hữu và sử dụng

đất đai theo tinh thần đổi mới từ năm 1993 đến nay

Luật đất đai được Quốc hội ban hành năm 1993 là bước tiếp tục đổi mới quan trọng trong hệ thống các chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Vẫn nhất quán với lập trường đất đai là tài sản quốc gia được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Luật đất đai năm 1993 lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc quyền sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện với quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân người nông dân.

Về quyền và nghĩa vụ người sử dụng đất, Luật đất đai năm 1993 nêu rõ người sử dụng đất có 5 quyền, đó là các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, và thế chấp quyền sử dụng đất. Các quyền này chỉ có giá trị trong thời gian giao đất. Đồng thời người sử dụng đất cũng phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định khi giao đất; thực hiện các biện pháp bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất; tuân thủ những quy định về bảo vệ môi trường; không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của những người xung quanh; nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính theo quy định của pháp luật; nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình; giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi.

Luật đất đai năm 2003 quyền của người sử dụng đất đã được mở rộng hơn và cụ thể hóa hơn Luật đất đai 1993 về các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Nghĩa vụ của người sử dụng đất cũng được làm rõ hơn trên các mặt: sử

dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật; đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo vệ đất; tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan; tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất khi hết thời hạn sử dụng đất.

Sau 10 năm thực hiện Luật đất đai 2013 được ban hành nhưng quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất căn bản vẫn được giữ nguyên ít thay đổi. Ngoài quyền và nghĩa vụ giống với luật đất đai 2003, Luật đất đai 2013 còn quy định rõ thêm quyền của người sử dụng đất là trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

Với việc ban hành Luật đất đai năm 2003 và 2013, Nhà nước ta đã đặt nền tảng pháp lý cơ bản cho việc xây dựng chính sách đất nông nghiệp thích hợp với đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Chính sách giao đất nông nghiệp theo tinh thần Luật Đất đai của Đảng

và Nhà nước ta từ năm 1993 đến nay

Luật Đất đai 1993 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao đất cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm

muối theo phương thức không phải trả tiền. Luật cũng quy định thời gian giao đất được ổn định trong 50 năm với đất trồng cây lâu năm và 20 năm với đất nông nghiệp còn lại. Điểm mới của luật đất đai 1993 là đi cùng với việc giao đất ổn định đã quy định cụ thể về nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất của Nhà nước, trả lại cho người nông dân quyền tự chủ cá nhân trong việc canh tác trên mảnh đất được giao, nhờ đó đã có tác dụng khuyến khích nông dân tìm phương thức sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả hơn.

Từ khi ban hành Luật đất đai 1993 tiếp tục được sửa đổi bổ sung vào các năm 1998, năm 2001, năm 2003 và mới nhất là Luật Đất đai 2013 nhằm hoàn thiện hơn cơ sở pháp lý cho việc giao quyền sử dụng đất cho nông dân, phản ánh nhanh nhạy những đòi hỏi của thực tế và thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta trong việc quản lý sử dụng đất nông nghiệp theo hướng xã hội hóa và xác định rõ chủ, quyền sử dụng cùng với các quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ cơ bản đối với diện tích ruộng đất được giao.

Bảng 4.1: Hạn mức giao đất theo quy định của Luật Đất đai 2013

Loại đất Vùng Hạn mức

giao (ha)

Đất trồng cây hàng năm 3

Đất trồng cây lâu năm Đồng bằng

Trung du, miền núi

10 30 Đất trồng cây lâu năm giao thêm Đồng bằng

Trung du, miền núi

5 25

Đất rừng phòng hộ 30

Đất rừng sản xuất 30

Đất rừng sản xuất giao thêm 25

(Nguồn: Luật đất đai 2013)

- Chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

mới nhất là Luật Đất đai 2013 đều quy định chế độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp được giao cho các hộ, cá nhân sử dụng theo tinh thần: tất cả những hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có quyền sử dụng đất đều được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là nhằm tạo điều kiện cho họ yên tâm đầu tư thâm canh trên diện tích đã được giao, là vật đảm bảo về mặt pháp lý để người sử dụng đất thực hiện các quyền của họ mà luật pháp đã quy định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách tích tụ và tập trung ruộng đất nông nghiệp

Luật đất đai 1993 cũng như các luật sửa đổi sau này rất chú trọng đến vấn đề giao đất và tạo cơ sở pháp lý cho nông dân sử dụng đất để kinh doanh nông nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức đến việc tích tụ, tập trung đất cho sản xuất nông nghiệp theo quy mô hiệu quả. Do diện tích đất nông nghiệp của nước ta nhỏ, cách giao đất lại theo kiểu bình quân, có tốt, có xấu, có gần, có xa dẫn đến tình trạng đất nông nghiệp được chia rất manh mún. Các quy định của Luật Đất đai về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, đấu thầu đất là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo điều kiện bước đầu cho tích tụ ruộng đất, nhưng chưa khắc phục tình trạng manh mún, nhỏ lẻ đó. Do đó, “dồn điền đổi thửa” được coi là một trong những việc cần thiết của chính sách đất nông nghiệp của Nhà nước ta trong vài năm lại đây.

- Chính sách giá đất của Nhà nước

Một trong những đổi mới rất quan trọng trong chính sách đất đai thời gian qua là việc đề ra chính sách giá đất đối với các loại đất khác nhau nhằm tạo cơ sở để tính thuế, tính giá thầu đất, giá bồi thường, đền bù khi bị thu hồi cho việc sử dụng vào các mục đích khác. Điều đó có nghĩa là đất có giá và ruộng đất đang

tham gia vào thị trường bất động sản.

Luật đất đai mới nhất 2013 quy định một số nguyên tắc định giá đất nhằm khắc phục tính chưa hợp lý của Luật đất đai những năm trước cụ thể như sau:

+ Giá đất do Nhà nước quy định

+ Việc định giá đất của Nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sát với giá chuyển nhượng, sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.

+ Đất nằm ở khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau.

+ Chính phủ quy định phương pháp xác định giá, khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian.

- Chính sách bồi thường khi thu hồi đất

Theo pháp luật, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước giao cho hộ, cá nhân quyền sử dụng theo phương thức có thu tiền và không thu tiền sử dụng đất, nhưng khi Nhà nước có yêu cầu thu hồi vì mục đích chung, thì người có đất bị thu hồi được Nhà nước bồi thường bằng tiền bạc hoặc tái định cư bảo đảm cho người có đất bị thu hồi có chỗ ở và có đất canh tác.

Nhà nước giữ quyền thu hồi đất nông nghiệp khi tổ chức sử dụng đất giải thể hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất; khi người sử dụng đất bị chết mà không có người thừa kế; khi người sử dụng đất không làm đủ nghĩa vụ với Nhà nước hoặc không sử dụng đất đúng mục đích. Những năm gần đây, khi đất nông nghiệp ngày càng có giá, nhất là đất ven đo thị thì việc thu hồi đất gặp khá nhiều khó khăn. Nhằm tạo cơ sở pháp lý tháo gỡ những khó khăn này, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rõ ràng hơn chế độ thu hồi đất.

Điều 77 Luật đất đai 2013 quy định bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.

Điều 78 Luật đất đai 2013 quy định bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự

nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo

- Chính sách thuế đất nông nghiệp

Nhà nước sử dụng thuế để điều chỉnh các quan hệ đất nông nghiệp theo hai chiều: khuyến khích và hạn chế.

Nhà nước thu từ đất nông nghiệp các khoản: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất, thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất và một số lệ phí quản lý đất đai. Trong những khoản thu trên, tiền giao đất, cho thuê đất điều tiết thị trường đất đai; thuế sử dụng đất và thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất điều tiết việc sử dụng tài nguyên.

Theo Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp thì thuế sử dụng đất nông nghiệp được áp dụng cho 6 hạng đất đối với đất trồng cây hàng năm và 5 hạng đất đối với cây trồng lâu năm.

Thuế tính bằng thóc, thu bằng tiền và chỉ thu đối với các cây vụ chính ở các địa phương. Các chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp ở nước ta không chỉ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó của người sử dụng đất mà còn góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Ngoài ra để khuyến khích nông dân khai hoang phục hóa, Nhà nước còn có chính sách miễn giảm thuế có thời hạn đối với đất khai hoang phục hóa, đất ở vùng cao, miền núi, vùng sâu vùng xa; giảm, miễn thuế do thiên tai, miễn giảm thuế cho đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách.

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 79 - 85)