- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu
4.3.1 Thông tin chung về hộ điều tra
Theo kết quả điều tra 42 hộ trên địa bàn 5 thôn: thôn Đồi Hoa, thôn Chéo Vòng, thôn Đồng Bầu, thôn Long Giang, thôn Tay Ngai của xã Lạc Long, phân loại hộ gồm có 4 hộ nghèo, 24 hộ trung bình và 14 hộ khá/giàu trong đó có 39 người được phỏng vấn là dân tộc Kinh còn 3 người là dân tộc Mường.
Do vị trí cố định nên đất đai gắn liền với đặc điểm khí hậu cụ thể tại địa phương. Để đem lại hiệu quả cao nhất từ việc sử dụng đất nông nghiệp các hộ nông dân trên địa bàn xã Lạc Long đã lựa chọn cho mình phương thức canh tác phù hợp nhất, với diện tích các loại đất đang được sử dụng của các hộ được tham khảo ý kiến năm 2013 :
Bảng 4.2 : Diện tích các loại đất của các hộ điều tra sử dụng năm 2013
1, Đất sản xuất nông nghiệp 141629 86790 0,61
+ Đất trồng cây lâu năm 60909 5890 0,10
+ Đất trồng cây hàng năm 34430 32610 0,95
+ Đất chuyên trồng lúa 48290 48290 1,00
2, Đất lâm nghiệp 117160 117160 1,00
3, Đất ở 24195 24195 1,00
4, Đất khác 1200 1200 1,00
(Nguồn: Theo số liệu điều tra,2014)
Qua bảng trên ta thấy diện tích đất trồng lúa, đất lâm nghiệp, đất ở và diện tích đất khác mà các hộ dân được điều tra được Nhà nước giao và cấp sổ đỏ 100%. Tuy nhiên diện tích đất trồng cây lâu năm của các hộ được Nhà nước giao và cấp sổ đỏ là 5890 m2 chỉ chiếm 0,1% trong tổng số 60909 m2 diện tích đất trồng cây lâu năm mà hộ đang sử dụng lý do là đa số các hộ dân ở đây đều thầu đất trồng cây lâu năm của nông trường Sông Bôi để sản xuất. Ngoài ra diện tích đất trồng cây hàng năm mà các hộ đang sử dụng được Nhà nước giao chiếm 0,95% trong tổng diện tích chỉ có 0,05% diện tích đất trồng cây lâu năm mà các hộ sử dụng không phải do Nhà Nước giao mà do các hộ dân tự đi khai hoang vẫn chưa được cấp sổ đỏ hoặc chuyển một phần nhỏ diện tích đất chuyên trồng cây lâu năm của Nông trường Sông Bôi để trồng cây ngắn ngày.