Tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của các hộ nông dân tại xã Lạc Long

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 97 - 101)

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu

4.3.3Tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của các hộ nông dân tại xã Lạc Long

tại xã Lạc Long

Xã Lạc Long dân cư đa số làm nông nghiệp, do đó chính sách đất nông nghiệp được ban hành, tổ chức thực hiện trên địa bàn có vai trò khuyến khích phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương, sử dụng đất đai có hiệu quả và bảo vệ lợi ích của người dân lao động.

Công tác vận động tuyên truyền để người dân hưởng ứng chính sách đất nông nghiệp có tác động to lớn đối với việc thực hiện thành công chính sách đất nông nghiệp tại địa phương. Khi tổ chức thực hiện chính sách thì hình thức tuyên truyền thông qua các cuộc họp dân chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,19%, hệ thống đài truyền thanh của địa phương cũng được sử dụng để thông báo các thông tin về chính sách với 45,24 % hộ dân được biết qua phương tiện này. Việc tuyên truyền chính sách qua cán bộ địa phương vẫn còn tương đối thấp với 21,43% hộ được tham khảo ý kiến biết các chính sách đất nông nghiệp đang được thực hiện tại địa phương.

Bảng 4.4: Ý kiến của người dân về hình thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách đất nông nghiệp tới người dân tại xã Lạc Long

Diễn giải Số hộ Tỷ lệ (%)

Thông qua TV, đài, báo 4 9,52

Thông qua cán bộ địa phương 9 21,43

Thông qua họp dân 32 76,19

Đài truyền thanh địa phương 19 45,24

(Nguồn: Theo số liệu điều tra, 2014)

4.3.3.1 Tình hình thực hiện chính sách giao đất nông nghiệp cho các hộ dân tại xã Lạc Long

Luật đất đai được Quốc hội ban hành năm 1993 là bước tiếp tục đổi mới quan trọng trong hệ thống các chính sách quản lý, sử dụng đất nông nghiệp ở

nước ta. Luật đất đai 1993 đã lần đầu tiên đưa ra nguyên tắc tách quyền sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện với quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân người nông dân. Với việc ban hành và thực thi Luật đất đai năm 1993, Đảng và Nhà nước ta đã lần đầu tiên giải quyết vấn đề đất đai một cách cơ bản, phù hợp với kinh tế thị trường, phù hợp với nguyện vọng của người nông dân.

Từ khi được Luật đất đai 1993 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật được ban hành UBND Xã Lạc Long đã triển khai thực hiện việc tách quyền sử dụng đất cho các hộ dân trên địa bàn xã.

Bảng 4.5: Tình hình giao đất nông nghiệp cho các hộ điều tra tại xã Lạc Long

Năm Số hộ Tỷ lệ (%) 1994 33 78,57 1995 4 9,52 1996 2 4,76 1998 2 4,76 2000 1 2,38 Tổng 42 100,00

( Nguồn: Theo số liệu điều tra,2014 )

Theo kết quả điều tra 42 hộ nông dân trên địa bàn xã, đến năm 1994 đã có 33/42 hộ được giao đất nông nghiệp chiếm 78,57%, việc giao đất tiếp tục được thực hiện đến năm 1995 số hộ được giao đất nông nghiệp là 4 hộ chiếm 9,52%. Năm 1996 số hộ được giao là 2 hộ, năm 1998 có 2 hộ và năm 2000 có 1 hộ được giao đất nông nghiệp.

Qua kết quả trên ta có thể thấy rằng, sau khi Luật Đất đai năm 1993 được ban hành và có hiệu lực địa phương đã nhanh chóng tiếp nhận, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện trên địa bàn và bước đầu đã đạt được kết quả tốt với phần đa số hộ đã được giao đất nông nghiệp vào năm 1994. Việc giao đất cho các hộ dân

vẫn được tiếp tục thực hiện qua các năm sau đảm bảo cho giải quyết vấn đề đất đai một cách cơ bản cho các hộ nông dân, phù hợp với nguyện vọng tạo tâm lý yên tâm cho các hộ tập trung sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó việc giao đất nông nghiệp cho các hộ dân còn tạo ra động lực phát triển mới trong nông nghiệp, mặt khác còn tạo tiền đề cho việc giải quyết nhiều nội dung quan trọng của chính sách đất nông nghiệp sau này trên địa bàn xã Lạc Long nói riêng và trên cả nước nói chung.

4.3.3.2 Tình hình thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Lạc Long

Theo Nghị định của Chính phủ số 2-CP ngày 15/1/1994 ban hành bản quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, địa phương đã nghiêm túc thực hiện việc giao đất lâm nghiệp cho các hộ dân. Nghị định đã quy địnhrõ đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao từ ngày 14 tháng 10 năm 1993 trở về trước, thì được tính thống nhất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993; Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở đi thì được tính từ ngày giao.

Theo kết quả điều tra 42 hộ dân, thì có 15 hộ được Nhà nước giao đất lâm nghiệp. Thời gian giao đất cho các hộ bắt đầu được thực hiện từ năm 1994, tuy nhiên chỉ có 6,67% hộ được tham khảo ý kiến được giao đất do công tác đo đạc, chia khoảnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn một phần do thiếu công cụ đo đạc cộng thêm thiếu cán bộ thực thi. Công tác giao đất lâm nghiệp tiếp tục được triển khai, năm 1995 có 20% hộ được giao, đến năm 1996 việc giao đất lâm nghiệp đã cơ bản được hoàn thành với 60% hộ dân đã được giao đất. Năm 1999 công tác giao đất trên đại bàn xã chính thức được hoàn thành với 13,33% hộ còn lại đã được giao đất lâm nghiệp.

Năm Số hộ Tỷ lệ (%) 1994 1 6,67 1995 3 20,00 1996 9 60,00 1999 2 13,33 Tổng 15 100,00

(Nguồn: Theo số liệu điều tra,2014) 4.3.3.3 Tình hình thực hiện dồn điền đổi thửa của các hộ nông dân tại xã Lạc Long

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa X “ Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Thực hiện quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng chính phủ về xây dựng nông thôn mới 2010 - 2020, Quyết định số 1864/QĐ-UBND ngày 26/10/2009 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành kế hoach triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010 - 2020, thực hiện nghị quyết Đảng bộ lần thứ XXIII, nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Lạc Long lần thứ XXVII về mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh giai đoạn 2010 - 2015 từ thực tế của địa phương BCH Đảng bộ xã Lạc Long ban hành nghị quyết số 07 NQ/ĐU ngày 25/6/2011 về thực hiện xây dựng nông thôn mới xã Lạc Long đến năm 2018 trong đó có công tác dồn điền đổi thửa phục vụ CNH, HĐH vào sản xuất. Năm 2012 địa phương đã tiến hành công tác dồn điền đổi thửa và đạt được kết quả như sau:

Bảng 4.7: Kết quả thực hiện dồn diền đổi thửa của các hộ điều tra tại xã Lạc Long năm 2012

Chỉ tiêu Trước Sau Tăng/Giảm (+/-)

Tổng diện tích (m2) 78573,9 78473,9

Số thửa 342 205 -

(Nguồn: Theo kết quả điều tra,2014) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả điều tra 42 hộ dân tại xã sau khi thực hiện dồn diền đổi thửa tổng diện tích đất được dồn vẫn giữ nguyên, nhưng số thửa giảm đáng kể từ 342 thửa xuống còn 205 thửa giảm 137 thửa so với trước đây. Dồn điền đổi thửa đồng nghĩa với việc diện tích bình quân/thửa tăng lên, tình trạng manh mún ruộng đất không còn đã tạo điều kiện cho bà con phát triển sản xuất nông nghiệp có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa vào sản xuất đưa máy móc vào thay cho sức kéo và giảm bớt chi phí lao công nâng cao thu nhập từ đó đời sống của hộ gia đình tăng lên.

Sau khi thực hiện thành công công tác dồn điền đổi thửa tại địa phương, địa phương nhận thấy công tác dồn điền đổi thửa là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi cách nghĩ cách làm trong dân. Nhưng với sự lãnh đạo chỉ đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao của toàn thể cán bộ Đảng viên và nhân dân địa phương đã thực hiện thành công nhiệm vụ hết sức khó khăn, kết quả mang lại hết sức to lớn trong sản xuất, quy hoạch phát triển nông nghiệp của địa phương.

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 97 - 101)