Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 67 - 68)

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu

3.2.5Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình dựa trên việc phân chia tổng thể nghiên cứu thành các nhóm khác nhau dựa trên một tiêu thức, tiêu chí nào đó để phân tích theo hướng mô tả kỹ, sâu sắc thực trạng vấn đề.

Để phân tích các thông tin có được chúng tôi dự kiến sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích việc thực hiện chính sách đất nông nghiệp của các cán bộ địa phương cũng như các hộ dân trên địa bàn xã để thấy được rõ hơn thực trạng thực hiện chính sách đất nông nghiệp.

Tính toán các chỉ tiêu về tỉ lệ phần trăm, tần suất, số bình quân... Từ những chỉ tiêu này giúp đề tài tổng hợp đánh giá tình hình triển thực hiện chính sách đất nông nghiệp.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp chủ yếu được sử dụng rộng rãi nhất để phân tích các hiện tượng tự nhiên xã hội, để đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả, từ đó tìm ra được các định hướng và giải pháp tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi so sánh phải xác định số gốc để tiến hành do vậy có nhiều dạng so sánh khác nhau:

- So sánh số liệu của đơn vị này với số liệu của đơn vị khác tương đương giúp ta biết được mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị này với đơn vị kia.

- So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước giúp ta thấy được nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

Chúng tôi tiến hành so sánh mức độ hiểu biết và nắm bắt về chính sách đất nông nghiệp của các nhóm hộ Khá/giàu, trung bình, nghèo để tìm ra phương án tổ chức triển khai thực hiện chính sách phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 67 - 68)