Đánh giá của hộ nông dân về tác động của chính sách đất nông nghiệp đến sản xuất và đờ

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 107 - 110)

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu

4.5.2Đánh giá của hộ nông dân về tác động của chính sách đất nông nghiệp đến sản xuất và đờ

1. Đất sản xuất nông nghiệp

4.5.2Đánh giá của hộ nông dân về tác động của chính sách đất nông nghiệp đến sản xuất và đờ

đến sản xuất và đời sống của người dân trên địa bàn

Tác động tích cực:

- Chính sách đất nông nghiệp đã tạo điều kiện cho nông dân chủ động lao động, sản xuất, kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập.

So với các tầng lớp dân cư khác, người nông dân được hưởng 3 lợi ích từ “ Trong quá trình lập kế hoạch thực hiện triển khai chính sách đất nông nghiệp địa phương nên tổ chức các cuộc họp bàn lấy ý kiến của người dân đề chính sách phù hợp hơn với điều kiện thực tế chứ cứ bê y nguyên văn bản Nhà nước xuống thì tôi thấy không thích hợp”. Bà Nguyễn Thị Kim Hoa, 48 tuổi.

“ Mỗi thôn có tổ đội quản lý riêng, mà xã lại có 5 thôn đồng nghĩa với việc có 5 tổ quản lý khác nhau, bộ máy quản lý rời rạc như vậy thì hoạt động quản lý hỗ trợ khó có thể đồng bộ và phù hợp”. Ông Lại Hữu Thế, 40 tuổi.

chính sách đất nông nghiệp: được giao đất nông nghiệp không mất tiền; được quyền chủ động sắp xếp kế hoạch canh tác và bán nông sản theo nguyên tắc thị trường để cải thiện cuộc sống; được chuyển nhượng quyền sử dụng đất như một tài sản. Nhờ đó, cuộc sống của nông dân được cải thiện.

- Chính sách đất nông nghiệp tạo điều kiện để nông dân chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Chế độ giao đất cho hộ nông dân và coi hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ cho phép họ lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lợi nhất trên đất được giao đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình lựa chọn cơ cấu sản xuất thích hợp…

- Chính sách đất nông nghiệp hỗ trợ nông dân tiếp cận tín dụng ngân hàng. Các hộ nghèo được vay vốn để sản xuất với lãi suất thấp. Việc hợp thức hóa quyền sử dụng đất nông nghiệp bằng cách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nông dân đã hỗ trợ họ không chỉ trong thực hành giao dịch quyền sử dụng đất an toàn, nhất là cho thuê, góp vốn sản xuất, mà còn giúp họ thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng.

- Chính sách đất nông nghiệp đã bước đầu khuyến khích nông dân tích tụ, tập trung đất để kinh doanh hiệu quả hơn.

Về mặt pháp lý, có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp, được Nhà nước bảo hộ, nên nông dân có thể chuyển đổi, chuyển nhượng đất cho nhau hoặc thuê mướn để có diện tích đất nông nghiệp liền khoảnh, quy mô lớn thích hợp với cơ giới hóa, từ đó thuận lợi cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thực vật và thâm canh. Những người không có khả năng làm nông nghiệp hiệu quả cũng có thể nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho người khác để có tiền chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp.

Tác động không mong muốn của chính sách đất nông nghiệp:

Do nông dân không được tự ý chuyển đất nông nghiệp sang các loại đất khác, đồng thời do đất nông nghiệp sinh lợi thấp nên giá quyền sử dụng đất nông nghiệp thấp hơn giá quyền sử dụng các loại đất khác rất nhiều.

- Tác động hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất chưa đạt yêu cầu.

Chính sách giao đất bình quân khiến đất nông nghiệp trở nên manh mún. Ngoài ra, do số lao động rút khỏi ngành nông nghiệp không đủ lớn để làm giảm số lượng lao động nông nghiệp trên diện tích đất đai đi đôi với việc chuyển diện tích lớn đất nông nghiệp sang sử dụng với mục đích khác dẫn đến quy mô đất nông nghiệp bình quân đầu người tiếp tục giảm. Hiện nay, chỉ còn ít cơ sở sản xuất nông nghiệp có quy mô từ 3 - 5 ha trở lên, mà đa phần là các hộ gia đình có quy mô diện tích dưới 1 ha.

- Chưa tạo điều kiện khuyến khích nông dân thực hành nông nghiệp hiện đại.

Hạn mức sử dụng đất nông nghiệp giao cho nông dân quá thấp khiến hầu hết các hộ nông nghiệp đều canh tác bằng lao động thủ công của gia đình, không có nhu cầu mua máy móc và hợp tác với nhau trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong giao dịch tư liệu sản xuất và tiêu thụ nông sản, trong áp dụng đồng bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp còn thấp.

Bảng 4.13: Cơ cấu thu nhập của các hộ điều tra trong giai đoạn 1993-2013 tại xã Lạc Long

(ĐVT: %)

Nguồn thu 1993 2003 2013

Khá TB Nghèo Khá TB Nghèo Khá TB Nghèo

Trồng trọt 41,92 42,05 41,95 33,08 33,72 33,29 16,96 16,85 16,5 Chăn nuôi,nuôi

Lâm nghiệp 0 0 0 2,44 2,69 2,56 3,81 3,68 4,02 Kinh doanh dịch vụ 0,64 0,64 0,61 1,15 1,15 1,1 0,83 0,83 0,79 Ngành nghề 12,56 13,97 14,51 15,51 15,38 16,38 26,18 28,77 29,52 Lương 23,09 20,78 19,76 22,57 20,91 20,33 29,86 26,58 25,28 Khác 0,00 0,00 0,00 0,51 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

(Nguồn: Theo số liệu điều tra, 2014)

Qua bảng cơ cấu thu nhập trên có thể thấy được rằng thu nhập từ việc sản xuất nông nghiệp như trồng trọt có xu hướng giảm qua các năm, từ xấp xỉ 40% năm 1993 xuống còn 16% năm 2013, thu nhập từ lâm nghiệp lại có xu hướng tăng từ 0% năm 1993 lên xấp xỉ 4% năm 2013 do sau khi được giao đất lâm nghiệp các hộ bắt đầu trồng rừng và mang lại thu nhập cho hộ. Tuy nhiên, việc sản xuất nông nghiệp mang lại thu nhập không đáng kể, thu nhập của các hộ chủ yếu vẫn là từ ngành nghề và lương. Do thu nhập từ việc sản xuất đem lại không cao nên hầu như lao động tại địa phương chuyển sang lao động trong các doanh nghiệp, hoặc kinh doanh dịch vụ để kiếm thu nhập cao hơn. Do đó địa phương cần thực hiện triển khai chính sách đất nông nghiệp đến người dân, tích cực áp dụng các chính sách khuyến khích nhằm đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào canh tác nông nghiệp, chế biến nông sản hình thành những công thức luân canh đạt thu nhập cao nhất.

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 107 - 110)