Quy trình tổ chức thực hiện chính sách đất nông nghiệp tại xã Lạc Long

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 85 - 89)

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu

4.2.1Quy trình tổ chức thực hiện chính sách đất nông nghiệp tại xã Lạc Long

Hình 4.1: Quy trình triển khai chính sách đất nông nghiệp tại xã Lạc Long

Chính sách đất nông nghiệp tại xã Lạc Long được triển khai theo quy trình chung của chính sách đất nông nghiệp, bao gồm ba giai đoạn: giai đoạn hoạch định; giai đoạn triển khai thực hiện trong thực tiễn; giai đoạn đánh giá và rút kinh nghiệm.

- Giai đoạn hoạch định: căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ dân trên địa bàn mà UBND xã Lạc Long đã đề ra chương trình triển khai thực hiện chính sách đất nông nghiệp với mục tiêu quản lý, phân bổ và nâng cao hiệu quả việc sử dụng đất nông nghiệp tạo điều kiện cho việc tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại, khuyến khích nông dân sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả nhằm góp phần phát triển kinh tế trên toàn xã nói chung và đặc biệt là nâng cao thu nhập cho hộ nông dân.

- Giai đoạn thực hiện: để thực hiện chính sách đất nông nghiệp có hiệu quả nhất UBND xã Lạc Long đã trang bị cho các thôn hệ thống loa đài, áp phích dán

tại các nhà văn hóa thôn để tuyên truyền chính sách đất nông nghiệp tới bà con trên địa bàn. Cử các cán bộ thôn, xã đi tham gia học tập, tập huấn các lớp triển khai chính sách đất nông nghiệp, các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp… để về hướng dẫn, truyền đạt cho người dân thông qua các cuộc họp thôn hoặc trực tiếp đến từng hộ gia đình. Sự ủng hộ của người dân trong giai đoạn này đóng vai trò hết sức quan trọng đến việc thực hiện thành công chính sách đất nông nghiệp tại địa phương.

- Giai đoạn đánh giá và rút kinh nghiệm: để thực hiện chính sách đất nông nghiệp trong thời gian tới có hiệu quả hơn thì công tác đánh giá và rút kinh nghiệm đóng vai trò hết sức quan trọng. UBND xã Lạc Long đã tổ chức các cuộc khảo sát ý kiến của người dân về hiệu quả mà chính sách đất nông nghiệp mang lại cũng như những khó khăn vướng mắc mà địa phương cần xem xét và tổ chức thực hiện lại. Các cuộc họp đánh giá, rút kinh nghiệm và tự kiểm điểm cũng được diễn ra hết sức nghiêm túc dưới sự chỉ đạo của cấp chính quyền từ đó đưa ra các kết luận bổ ích để rút kinh nghiệm cho những lần triển khai sau này.

4.2.2 Tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp tại xã Lạc Long

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Lạc Long là 833,12 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 324,78 ha chiếm 38,98%, diện tích đất phi nông nghiệp là 240,33 ha chiếm 28,85% và diện tích đất chưa sử dụng là 268,01 chiếm 32,17%. Qua đây ta có thể thấy được rằng diện tích đất nông nghiệp hiện đang được sử dụng chiếm diện tích không lớn trong tổng diện tích đất đai của xã, diện tích đất chưa được sử dụng vẫn còn chiếm tới 32,17%.

Năm 1994 thực hiện theo quy định của Nhà nước, Luật đất đai 1993 địa phương đã tiến hành công tác giao đất nông nghiệp và lâm nghiệp cho các hộ nông dân trên địa bàn.

của Đảng và Nhà nước từ năm 1988 cho đến nay nhân dân đã được làm chủ trên diện tích đất của mình, đã phát huy được bản chất cần cù sáng tạo của nhân dân. Từ đó, đất không phụ lòng người mang lại năng suất các loại cây trồng vì vậy năng suất sản lượng tăng lên hàng năm đã góp phần giải quyết an ninh lương thực cho xã hội nói chung và nhân dân trong xã nói riêng, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Song bên cạnh đó trong những năm gần đây để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghiệp hóa vào sản xuất đưa máy móc vào thay cho sức kéo và để giảm bớt chi phí công lao động trên đầu sào nhưng tồn tại của địa phương hiện nay đang gặp phải chính là ruộng bậc thang và được chia cho các hộ rất manh mún với diện tích quá nhỏ trên một thửa ở mỗi cánh đồng mỗi hộ có bình quân khoảng 4-6 miếng đã gây rất nhiều khó khăn trong việc làm ruộng, chăm bón, tốn nhiều công sức và việc đưa máy vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Do đó, để tạo điều kiện công nghiệp hóa vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương Đảng ủy UBND xã đã mạnh dạn tiến hành công tác dồn điền đổi thửa và đã đạt được thành công. Kết quả đạt được cho đến nay tất cả diện tích đất canh tác 64 của xã với tổng diện tích là 86,4 ha đã được dồn xong cả đất mầu và đất lúa. Nhân dân phấn khởi tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền vì họ vẫn được làm trên diện tích đất của mình nhưng ít lô, liền một khu canh tác thuận lợi.

Năm 2012 địa phương đã tiến hành thu hồi đất của các hộ dân ven quốc lộ 21A để tiến hành công tác cải tạo nâng cấp và đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các hộ vì mục đích thu hồi đất để cải tạo đường QL thuận lợi cho giao thông tại địa phương phát triển, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Các hộ dân bị thu hồi đất đã được đền bù thỏa đáng theo diện tích đất bị thu hồi, số tiền được đền bù được các hộ sử dụng để đầu tư cho con cái học hành là chủ yếu, một số hộ sử dụng để mở cửa hàng buôn bán, kinh doanh dịch vụ để

nâng cao thu nhập.

Hoạt động đo đạc và cung cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ trên địa bàn xã đang được tiến hành và tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Việc thực hiện thành công giao đất nông lâm nghiệp cho các hộ nông dân, công tác dồn diền đổi thửa đất 64 phục vụ cho CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, thu hồi đất để cải tạo QL 21A, cấp lại GCNQSDĐ cho các hộ dân trên địa bàn đã đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trong quá trình thực hiện chính

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 85 - 89)