Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 68 - 70)

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): PRA là quá trình thu

3.2.6Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.6.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế, xã hội và lao động tại xã Lạc Long

- Quy mô phát triển: Dân số, kinh tế, xã hội.

- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong tổng giá trị sản xuất.

- Cơ cấu lao động: Tỷ trọng lao động của các ngành kinh tế trong tổng lao động.

- Tốc độ phát triển kinh tế, dân số, lao động: So sánh sự phát triển của kinh tế, dân số, lao động giữa các thời điểm, các khoảng thời gian nhất định. Bao gồm:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn: % 100 1× − = Yi Yi ti

Trong đó: ti : tốc độ phát triển liên hoàn Yi: là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ i Yi -1: là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ i – 1

% 100 1 1 x y yi Tbp=n− i= 2,3,…,n

Trong đó: Tbq: Tốc độ phát triển bình quân yi: là chỉ tiêu nghiên cứu kỳ i

y1: là chỉ tiêu nghiên cứu kì gốc

3.2.6.2 Chỉ tiêu phản ánh tình hình, kết quả, hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau:

+ Tỷ lệ sử dụng đất đai: là hiệu số giữa hiệu quả tổng diện tích đất đai và diện tích đất chưa sử dụng với tổng diện tích đất đai.

+ Tỷ lệ sử dụng loại đất (%) = diện tích của các loại đất (đất nông nghiệp, lâm nghiệp, phi nông nghiệp…) / tổng diện tích đất

3.2.6.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả về mặt kinh tế

Chỉ tiêu phản ánh về mặt kinh tế bao gồm các chỉ tiêu sau: + Tổng thu nhập của hộ

+ Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định.

+ Chi phí trung gian (IC): là khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà các chủ thể bỏ ra để thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ trong quá trình sản xuất.

Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng (giá trị) bằng tiền theo thời giá hiện hành và được tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.

3.2.6.4 Chỉ tiêu phản ánh sự nắm bắt của người dân về chính sách đất nông nghiệp

+ Số người biết về các lần ban hành và sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai qua các năm

+ Số người biết về những quyền mà người nông dân có trong sử dụng đất nông nghiệp

đất nông nghiệp

+ Số người nắm được chính sách đất nông nghiệp qua các hình thức tuyên truyền của địa phương.

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu “Phân tích tình hình thực hiện chính sách đất nông nghiệp của hộ nông dân tại xã Lạc Long, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình”. (Trang 68 - 70)