CHƢƠNG 2 KINH TẾ NƢỚC MỸ
2.1. Kinh tế Mỹ trƣớc khi giành độc lập (trƣớc 1776)
2.1.2. Kinh tế Mỹ thời kỳ thống trị của thực dân Anh
Trong quá trình thống trị, Anh ln kỳm hãm Mỹ trong vòng ảnh hƣởng và lệ thuộc cả về kinh tế, chính trị.
Về kinh tế, với cơng nghiệp Chính phủ Anh ban hành những đạo luật nhƣ cấm đƣa vào Mỹ các loại máy móc, mẫu hàng sáng chế và thợ cả… Trong sản xuất, Anh quy định những sản phẩm công nghiệp của Mỹ chỉ dừng lại ở bán thành phẩm, chứ không đƣợc sản xuất hàng thành phẩm. Mỹ chỉ đƣợc sản xuất gang chứ không đƣợc sản xuất thép, chỉ đƣợc sản xuất đƣờng thô chứ không đƣợc sản xuất đƣờng tinh…
Với lĩnh vực thƣơng mại, từ năm 1551 - 1761, Chính phỉ Anh đã ban hành 125 đạo luật quy định hàng hóa của các nƣớc châu Âu nhập vào Mỹ bị đánh thuế nặng, hàng hóa trao đổi giữa Mỹ và nƣớc ngoài phải chuyên chở bằng tàu của Anh. Anh muốn nắm độc quyền thƣơng mại ở Mỹ.
Về chính trị, Anh chia Mỹ thành 13 vùng tách biệt. Chính sách chia để trị của thực dân Anh đã ảnh hƣởng nhiều tới sự phát triển kinh tế nói chung ở Mỹ. Sau khi chia Mỹ thành 13 vùng thì Anh quy định giữa các vùng không đƣợc trao đổi buôn bán với nhau, mỗi vùng chỉ đƣợc trao đổi buôn bán trực tiếp với Anh.
Nhà nƣớc Anh cịn có những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của quý tộc và địa chủ. Nhƣ việc khôi phục và củng cố mối quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu nhƣ phong kiến của Anh ở Mỹ là cực kỳ phản động và trái với xu thế của lịch sử.
Nhìn chung sự thống trị của Anh ở Mỹ đã làm kỳm hãm xu hƣớng tiến bộ của lực lƣợng sản xuất tình trạng này kéo dài càng làm tăng thêm mâu thuẫn giữa Anh và Mỹ.