Thời kỳ kinh tế trƣởng thành (1974 đến nay)

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 57 - 66)

CHƢƠNG 3 KINH TẾ NHẬT BẢN

3.3. Kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay

3.3.3. Thời kỳ kinh tế trƣởng thành (1974 đến nay)

* Giai đoạn 1974-1991:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 chấm dứt thời kỳ phát triển nhanh và tƣơng đối ổn định của nền kinh tế Nhật Bản. Đây là cuộc khủng hoảng có sức phá hoại lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản kể từ sau cuộc khủng hoảng 1929-1933. Nhiều ngành sản xuất bị đình đốn nghiêm trọng nhƣ chế tạo máy, đóng tàu, sản xuất thép, dệt. Sản xuất công nghiệp năm 1974 so với năm 1973 giảm 3,1%; năm 1975 so với năm 1974 giảm 10,6%. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân trung bình giai đoạn 1974 -1982 chỉ cịn 4,3%. Đồng thời, nền kinh tế Nhật Bản cũng có những biểu hiện mới nhƣ các nƣớc tƣ bản phát triển khác nhƣ khủng hoảng chu kỳ đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng năng lƣợng, nguyên kiệu, lạm phát, thất nghiệp gia tăng…

Những nguyên nhân cơ bản đẩy nền kinh tế Nhật Bản vào thời kỳ khủng hoảng và tăng trƣởng chậm:

- Do cuộc khủng hoảng thế giới năm 1971, khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ, đồng yên của Nhật Bản đã tăng giá 16,77% (từ 360 yên/ USD lên 308 yên/USD). Sự lên giá của đồng yên đã tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản. Đồng thời, do xuất khẩu của Nhật Bản thƣờng tập trung chủ yếu vào một số thị trƣờng nhƣ Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Nam Á nên khi nền kinh tế các nƣớc này rơi vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng, nhu cầu nhập khẩu giảm sút đã ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của Nhật Bản. Kim nghạch xuất khẩu của Nhật Bản giảm nhanh,sự sụt giảm của xuất khẩu đã gây những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất trong nƣớc và hệ quả là tốc độ tăng trƣởng kinh tế giảm sút.

- Cuộc khủng hoảng năng lƣợng, nguyên liệu đã tác động mạnh đến nền kinh tế Nhật Bản và làm thay đổi cơ cấu kinh tế của nƣớc này. Trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất Nhật Bản bị mất thêm 14,4 tỷ USD (năm 1974). Đến cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai năm 1979 - 1980, kim ngạch nhập khẩu dầu của Nhật Bản đã tăng vọt lên gấp hai lần, từ 32 tỷ USD năm 1979 lên 66 tỷ USD năm 1980. Thực tế, sự gia tăng mạnh của giá dầu đã làm cho những ngành kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Khủng hoảng dầu mỏ cũng tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tƣ của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.

- Những biện pháp can thiệp vào nền kinh tế thơng qua chính sách tài chính và tiền tệ khơng cịn hiệu lực, thậm chí để lại hiệu quả đó là bội chi ngân sách ngày càng lớn. Cuối những năm 1970, nợ đọng của Nhật Bản là 38,8% so với tổng sản phẩm quốc dân. Bội chi ngân sách lớn, nợ nhà nƣớc tăng cộng với lạm phát, nợ tƣ nhân tăng, cung tiền tăng đã dẫn đếngiá cả tăng mạnh.

Trƣớc tình hình trên, Nhật Bản đã tiến hành điều chỉnh kinh tế nhằm thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, phục hồi và duy trì tăng trƣởng kinh tế ổn định. Điều chỉnh kinh tế của Nhật Bản tập trung vào một số nội dung sau:

- Tăng cƣờng nghiên cứu và ứng dụng khoa học- kỹ thuật,công nghệ: Trong giai đoạn tăng trƣởng nhanh lúc đó, Nhật Bản dựa nhiều vào việc nhập khẩu kỹ thuật - cơng nghệ từ nƣớc ngồi. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1970, Nhật Bản đã thực hiện một chiến lƣợc phát triển khoa học –kỹ thuật trên cơ sở những ƣu tiên sau đây:

+ Chuyển từ vay mƣợn thành tựu khoa học-kỹ thuật của nƣớc ngoài sang tự phát triển những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến; chú trọng hoạt động nghiên cứu cơ bản.

+ Tập trung nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa hoc – kỹ thuật vào sản xuất các mặt hang có hàm lƣợng cơng nghệ cao, có sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới: ứng dụng rộng rãi máy vi tính trong các ngành sản xuất, trong điều hành các hoạt động của nền kinh tế, đẩy mạnh tự động hoá sản xuất, tăng cƣờng áp dụng công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học…

+ Tích cực nghiên cứu và áp dụng nhiều thiết bị và quy trình cơng nghệ tiết kiệm năng lƣợng, nguyên liệu trong tất cả các ngành nghề. Đa dạng hoá các nguồn năng lƣợng: năng lƣợng hạt nhân, năng lƣợng mặt trời, thuỷ triều, nhiên iệu hoá thạch…

- Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế: do tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và nhu cầu thực tế của nền kinh tế, vào đầu những năm 1980, ở Nhật Bản có xu hƣớng điều chỉnh ngành theo hƣớng:

+ Giảm tỷ trọng các ngành công nghiệp truyền thống, tăng tỷ trọng các nghành công nghiệp chế biến và dịch vụ. Đặc biệt tăng nhanh các ngành cơng nghiệp mới, các ngành có hàm lƣợng cao nhƣ sản xuất máy tính điện tử, ngƣời máy công nghiệp, mạch tổ hợp, dịch vụ thu nhập, xử lý chuyển giao thông tin...

+ Phát triển lĩnh vực dịch vụ: Đây là đặc diểm quan trọng của quá trình cải tổ kinh tế của Nhật Bản trong những năm 1970-1980. Các nghành dịch vụ mới nhƣ dịch vụ thiết kế, tƣ vấn kỹ thuật,tín dụng trả tiền, thuê thiết bị, cung cấp lao động, các loại dịch vụ tiêu dùng…đã tăng mạnh làm thay đổi quá trình sản xuất, thay đổi động thái tổng cầu trong nền kinh tế Nhật Bản và trực tiếp làm gia tăng GDP. Trong thời gian từ năm 1970 đến năm 1985, dịch vụ tăng trƣởng với tốc độ bình qn 10,9%, nhờ đó tỷ của khu vƣc dịch vụ đã tăng lên chiếm 63,5%GDP.

Sự điều chỉnh cơ cấu ngành nhƣ trên ở Nhật Bản đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, đẩy nhanh những tiến độ khoa học kỹ thuật, tạo thuận lợi cho bƣớc nhảy vọt về chất trong tất cả các ngành kinh tế quốc dân.

- Điều chỉnh sự can thiệp của nhà nƣớc: Thực chất là xác định lại vai trò kinh tế giữa nhà nƣớc và khu vực tƣ nhân. Nhật Bản tiến hành tƣ hữu hố và giảm quy mơ hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc, mở rộng phạm vi hoạt động của kinh tế tƣ nhân. Tuy nhiên, điều đó khơng có nghĩa là phủ nhận vai trị điều chỉnh kinh tế của nhà nƣớc, mà chỉ nhằm giới hạn sự can thiệp của nhà nƣớc vào một số hƣớng chiến lƣợc chủ yếu, nâng cao hiệu quả của nó và giảm bớt những chức năng khơng cịn cần thiết nữa.

- Điều chỉnh chiến lƣợc kinh tế đối ngoại:

+ Về xuất khẩu hàng hoá: thực tế cho thấy, xuất khẩu ln đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Nhật Bản thực hiện chiến lƣợc mở rộng địa bàn xuất khẩu, đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, giảm bớt tình trạng quá tập trung vào một mặt hàng nhất định, tăng cƣờng xuất khẩu các mặt hang có kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng lớn.

+ Về đầu tƣ ra nƣớc ngoài: từ cuối những năm 1970, do xuất khẩu của Nhật Bản vấp phải xu hƣớng bảo hộ ngày càng tăng trên thị trƣờng thế giới, hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài đã thực sự đƣợc Nhật Bản sử dụng nhƣ một công cụ chủ yếu để mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài. Thực tế, từ đầu những năm 1980, đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng, từ 7.7 tỷ USD Năm 1982, tới 47 tỷ USD năm 1988, 67.54 tỷ USD năm 1989. Đầu tƣ của Nhật Bản vào các nƣớc công nghiệp phát triển chủ yếu là các hoạt động dịch vụ, thƣơng mại, ngân hàng và các nghành chế tạo nhằm mục đích là chọc thủng hàng rào bảo hộ của các nƣớc này đối với hàng hoá Nhật Bản. Với các nƣớc đang phát triển, thị trƣờng đầu tƣ chủ yếu của Nhật Bản là các nƣớc thuộc khu vực Đông và Đông nam á (chiếm trên 50% tổng đầu tƣ của Nhật Bản vào các nƣớc đang phát triển) và tập trung vào các ngành khai thác và chế tạo nhằm tận dụng lợi thế so sánh để khai thác thị trƣờng và chuyển giao công nghệ- kỹ thuật thấp sang các nƣớc khác.

Với những điều chỉnh phù hợp nền kinh tế đã thốt ra khỏi tình trạng trì trệ và trong những năm 1980 tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Nhật Bản ở mức tƣơng đối cao, lạm phát đƣợc duy trì ở mức thấp.

Bảng 3.1. Tốc độ tăng GDP và lạm phát của Nhật Bản (đơn vị%) 1974- 1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 Tốc độ tăng GDP 4,3 2,8 4,3 5,2 2,6 4,3 6,2 4,7 5,6 Lạm phát 7,1 1,4 2,3 1,6 1,8 - 0,4 1,9 1,9 Về thƣơng mại quốc tế, Nhật Bản đã chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng về nhiều loại sản phẩm công nghiệp ở nhiều khu vực trên thế giới, ngay cả trên chính thị trƣờng của Mỹ và các nƣớc Tây Âu. Trong thập kỷ 1980, xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng lên rất mạnh, mức thặng dƣ cán cân thƣơng mại ngày càng tăng. Đặc biệt trong quan hệ thƣơng mại với Mỹ và Tây Âu, Nhật Bản thƣờng xuyên ở thế xuất siêu. Sự thay đổi cơ cấu sản xuất đã đem lại sự thay đổi về cơ cấu thƣơng mại theo hƣớng đáp ứng nhanh chóng những địi hỏi và biến động của thị trƣờng quốc tế.

Trong suốt những năm 1980, vị trí của Nhật Bản trong nền kinh tế, trong khoa học kỹ thuật và tài chính thế giới tăng lên mạnh mẽ. Năm 1980, Nhật Bản mới chỉ chiếm 8,6% tổng sản phẩm quốc dân của thế giới thì đến 1989 là 15% ; tổng sản phẩm quốc dân bình quân đầu ngƣời năm 1990 của Nhật Bản là 25.430 USD, trong khi đó Mỹ là 21.970 USD. Sự lớn mạnh của nền kinh tế đã giúp Nhât Bản trở thành một trong các cƣờng quốc hành chính lớn nhất thế giới. Tokyo đã trở thành trung tâm tài chính quốc tế, các ngân hàng của Nhật Bản nằm trong số các ngân hàng lớn nhất thế giới. Năm 1988, các tổ chức Nhật Bản chiến 36% tài sản ở nƣớc ngoài trên thế giới.

Nhật Bản cũng thành công trong việc dịch chuyển cơ cấu cơng nghiệp lên trình độ cao hơn đồng thời hình thành sự phân cơng mới với các nền kinh tế đang trỗi dậy ở Đông Á và Đơng Nam Á.

Nhìn chung, trong giai đoạn này, Nhật Bản vẫn đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh kế khá cao so với nhiều nƣớc tƣ bản phát triển nhờ thành cơng trong việc nhanh chóng khác phục hậu quả của hai cuộc khủng hoảng năng lƣợng ( năm 1973 và năm 1979) và sự kiện đồng Yên lên giá đột ngột (giai đoạn 1985 – 1987). Điều đáng chú ý là sự tăng trƣởng kinh tế của Nhật Bản trong thời gian này đã đóng góp quan trọng cho sự tăng chỉ tiêu của ngƣời Nhật. Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc thì chỉ tiêu của hộ gia đình của Nhật Bản tăng trung bình 5,2% trong giai đoạn 1970 - 1979 và tăng trung bình 3,2% trong giai đoạn 1980 – 1989.

Trong thập niên 1980, Nhật Bản đã vƣơn lên thành cƣờng quốc kinh tế có ảnh hƣởng nhiều mặt trên thế giới và khu vực.

Năm 1992, kinh tế Nhật Bản lại lâm vào thời kỳ suy thoái. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế giảm sút, thậm chí một số năm có tốc độ tăng trƣởng âm, đồng thời quá trình phục hồi kinh tế diễn ra rất chậm chạp.

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP(1992-2002) (Đơn vị: %) 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Tốc độ tăng 1,1 0,1 0,5 0,9 2,7 1,1 -2,5 0,6 1,4 -0,9 0,5

Thực tế, vào đầu những năm 1990, nền kinh tế bong bóng của nƣớc Nhật Bản đã đổ vỡ .Gía cổ phiếu và giá đất hạ 50% đã tạo nên một cú sốc trong ngành kinh doanh bất động sản và kéo theo sự khủng hoảng của hệ thống ngân hàng. Gánh chịu thiệt hại đầu tiên và cũng là nghiêm trọng nhất là hệ thống các ngân hàng và các công ty tài chính. Một số ngân hàng lớn gần nhƣ mất khả năng thanh tốn. Từ đó đến cuối năm 1995, đã có hàng loạt cơng ty bị phá sản. Tổng số nợ của các ngân hàng lên tới 40.000 ty yên (khoảng 400 tỷ USD). Nhiều ngân hàng và cơng ty tài chính lâm vào cảnh hết sức khó khăn, thậm chí bị đổ vỡ theo, trong đó có cả 11 ngân hàng mạnh nhất của Nhật Bản nhƣng cũng là của thế giới đã phải giảm tới 10% khả năng hoạt động trong 2 năm 1994-1995.Theo cục kế hoạch kinh tế Nhật Bản (EPA) ƣớc tính đến thời điểm năm 1998, tổng giá trị các khoản nợ khó địi trong nƣớc của các ngân hàng đã lên tới 800 tỷ USD, chiếm 20% tổng lƣợng tín dụng của tồn hệ thống ngân hàng Nhật Bản. Ngoài ra, khoảng 300 tỷ USD tiền các nƣớc châu á vay cũng có nguy cơ khó địi do các nƣớc này cũng rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Thực tế đó cho thấy, mơ hình kinh tế của Nhật Bản đã thể hiện rõ những hạn chế, bất cập trƣớc những yêu cầu, thách thức mới của thời đại mà nguyên nhân của tình trạng này là do:

- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế khá nhanh của Nhật Bản trong những năm cuối thập niên 1980, tù 26% năm 1986 tăng lên 4,3% năm 1987; 6,2% năm 1988; 4,7% năm 1989 và 5,6% năm 1990 không phải xuất phát từ việc tập chung phát triển của các hoạt động sản xuất vật chất nhƣ thời kỳ trƣớc đó. Do kinh tế phát triển cao trong hai thập kỷ 1970 – 1980, giá tài sản Nhật Bản đã tăng lên nhanh.Thêm nữa, với sự dƣ thừa cán cân thƣơng mại, ngƣời Nhật đã ồ ạt mua tài sản nƣớc ngoài. Năm 1985, với thoả thuận Plaza (Plaza Accord) Nhật Bản đã chấp nhận tăng giá đồng yên (1USD bằng 240 n) vì khơng muốn các nƣớc tƣ bản phát triển, đặc biệt là Mỹ đƣa ra biện pháp bảo vệ thị trƣờng, ngăn chặn hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản. Cũng vì chính sách ép buộc của Mỹ và các nƣớc phát triển đòi hỏi Nhật Bản mở cửa cho tƣ bản tài chính và hàng hố vì sự tăng giá trị đồng yên nên từ năm 1985, Nhật Bản cũng tăng cƣờng đầu tƣ ra nƣớc

ngoài. Hàng năm Nhật Bản xuất khẩu tƣ bản (qua cho vay, đầu tƣ trực tiếp và mua tài sản ở nƣớc ngồi) lên đến 2 - 3% GDP. Điều đó đã ảnh hƣởng đến hoạt động đầu tƣ phát triển sản xuất trong nƣớc. Để đối phó với tình trạng này, đặc biệt là sự lên giá mạnh của đồng n, chính phủ Nhật Bản đã duy trì kéo dài chính sách lãi xuất cho vay thấp. Do vậy, các hoạt động đầu tƣ buôn bán bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu,… tăng giá mạnh.

- Thể chế tài chính ở Nhật Bản cũng bộc lộ rõ những hạn chế. Thời gian trƣớc những năm 1990 khu vực doanh nghiệp đóng vai trị là khu vực mƣợn vốn từ các khu vực khác để phát triển nhƣng từ năm 1990 trở đi, khu vực này giảm dần việc mƣợn vốn và trở thành khu vực cung ứng vốn cho thị trƣờng thế giới. Từ năm 1990 đến năm 2001, nhu cầu vốn của doanh nghiệp sụp giảm chỉ bằng 14% GDP. Chính vì vậy, Nhật Bản đã tăng chi ngân sách nhà nƣớc để kích thích kinh tế. Hậu quả là bội chi ngân sách nhà nƣớc quá lớn. Năm 1996, bội chi tài chính của chính phủ Nhật Bản trên danh nghĩa chiếm 7,4% tổng thu nhập quốc dân.

- Việc nhà nƣớc bảo hộ các ngành sản xuất vật chất phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa ở Nhật Bản đã tỏ rakhoong phù hợp khi qua trình tồn càu hố, khu vực hoá kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Điều đó đã làm cho năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nhật Bản đã bị suy yếu so với một số nƣớc phát triển khác.

- Cơ cấu kinh tế của Nhật Bản đƣợc thiết lập trong thời kỳ sau chiến tranh đã trở nên kém hiệu quả. Trong nội dung của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ mới, việc coi nhẹ nghiên cứu cơ bản thiên về nghiên cứu ứng dụng đã dẫn đến hiệu quả là Nhật Bản mất dần ƣu thế trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ mũi nhọn. Cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)