CHƢƠNG 6 KINH TẾ TRUNG QUỐC
6.3. Kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến nay
6.3.2. Kinh tế Trung Quốc từ năm1988 đến nay
6.3.2.1. Cải cách mở cửa
* Về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế:
- Quan điểm, chủ trƣơng:
+ Nền kinh tế XHCN không nhất thiết phải thuần khiết công hữu.
+ Thực hiện đa dạng hố các loại hình sở hữu: cơng hữu, tƣ hữu, sở hữu hỗn hợp; nền kinh tế nhiều thành phần (hình thức sở hữu do trình độ của lực lƣợng sản xuất quyết định).
+ Kinh tế công hữu là chủ thể, kinh tế quốc hữu là chủ đạo.
+ Cho rằng quyền sở hữu và quyền kinh doanh có thể tách rời nhau. - Chính sách, biện pháp:
+ Thực hiện chế độ khốn trong nơng nghiệp và các lĩnh vực khác. + Cải cách khu vực kinh tế quốc doanh (khu vực kinh tế nhà nƣớc). + Khuyến khích kinh tế tƣ nhân.
+ Kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài.
* Về cơ chế quản lý kinh tế:
- Nền kinh tế XHCN không nhất thiết phải dựa trên cơ chế kế hoạch hoá tập trung.
- Có thể kết hợp sử dụng hai công cụ, phƣơng tiện là kế hoạch và thị trƣờng để điều tiết kinh tế.
- Chủ trƣơng xây dựng nền kinh tế hàng hoá XHCN, từ 1992, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng XHCN (hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước).
- Chính sách, biện pháp:
+ Giảm dần vai trị can thiệp trực tiếp bằng kế hoạch của nhà nƣớc. + Cải cách các công cụ quản lý kinh tế vĩ mơ: thuế, giá cả…
+ Hình thành các loại thị trƣờng.
+Cải cách hệ thống bộ máy quản lý kinh tế .
* Về điều chỉnh cơ cấu kinh tế:
- Chủ trƣơng điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế để khắc phục tình trạng mất cân đối.
- Chuyển thứ tự ƣu tiên phát triển từ công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ - nông nghiệp sang nông nghiệp - công nghiệp nhẹ - công nghiệp nặng.
- Coi nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân. - Khai thác, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh .
- Coi trọng hiện đại hoá cơ cấu kinh tế: năng động, có thể điều chỉnh linh hoạt. - Xu hƣớng: giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ.
* Về chính sách mở cửa (kinh tế đối ngoại)
- Chính sách mở cửa đƣợc coi là đƣờng lối chiến lƣợc không thay đổi, là điều kiện để hiện đại hoá.
- Chủ trƣơng đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại, mở rộng quan hệ với các nƣớc, các tổ chức quốc tế, không phân biệt về thể chế chính trị, về trình độ phát triển nhƣng phải đem lại lợi ích cho Trung Quốc.
- Thực hiện mở cửa từng bƣớc: trƣớc tiên xây dựng các đặc khu kinh tế, tiếp đến mở cửa các thành phố ven biển và sau đó là các khu vực khác.
- Biện pháp: cải cách ngoại thƣơng, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài (đặc biệt là FDI)…
* Về cải cách thể chế chính trị:
Thực chất của cải cách và mở cửa ở Trung quốc là chuyển đổi mơ hình kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng XHCN mang màu sắc Trung quốc. Đó là q trình cấu trúc lại nền kinh tế và thay đổi phƣơng pháp vận hành nền kinh tế:
- Từ nền kinh tế thuần nhất cơng hữu sang nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần
- Từ vận hành nền kinh tế bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc
- Từ nền kinh tế mang nặng tính hiện vật sang nền kinh tế sản xuất hàng hố - Từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế
- Phƣơng pháp cải cách mở cửa diễn ra thận trọng, tự do hóa giá cả đƣợc tiến hành từng bƣớc và không sử dụng “liệu pháp sốc” trong cải cách.
- Chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa cải cách cục bộ và cải cách chỉnh thể - Áp dụng các phƣơng pháp vừa mạnh dạn vừa chắc chắn nhƣ kết hợp đột phá trọng điểm với đẩy mạnh tồn diện, thí điểm trƣớc mở rộng sau.
- Mở rộng cải cách dần dần có trình tự và nhờ đó đã tránh đƣợc những xáo trộn xã hội không cần thiết, hạn chế và ngăn chặn một cách hữu hiệu những rủi ro trong cải cách.
6.3.2.2. Những thành tựu kinh tế và hạn chế sau cải cách * Thành tựu:
Cách đây hơn 30 năm, tháng 12-1978, Hội nghị Trung ƣơng 3 Khóa XI Ðảng CS Trung Quốc đã quyết định chuyển trọng tâm cơng tác sang xây dựng hiện đại hóa đất nƣớc. Ðó là hội nghị quan trọng, vạch ra con đƣờng mới xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc, mở ra thời kỳ lịch sử mới cho công cuộc cải cách mở cửa. Ðến nay, Trung Quốc từ một nƣớc nghèo nàn, lạc hậu, trở thành nền kinh tế lớn thứ nhì trên thế giới.
Theo số liệu vừa đƣợc Cục thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố, giá trị tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) của Trung Quốc năm 2007 đạt 24.950 tỷ nhân dân
tệ, tƣơng đƣơng 23,7% GDP của Mỹ, 74,9% GDP của Nhật Bản và 99,5% GDP của Ðức. Trong thời gian từ 1978 đến 2007, tốc độ tăng trƣởng trung bình của GDP Trung Quốc là 9,8%, cao hơn 3% so với tốc độ tăng trƣởng trung bình hằng năm của thế giới trong cùng thời kỳ. Thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc này tăng từ 190 USD năm 1978 lên 2.360 USD năm 2007.
Trong 30 năm cải cách mở cửa, thành phần kinh tế phi tập thể trong nền kinh tế đã phát triển với tốc độ nhanh. Thành phần kinh tế nhà nƣớc khơng cịn đóng vai trị độc quyền ở Trung Quốc. Kinh tế tƣ nhân, doanh nghiệp nhà nƣớc và nƣớc ngoài cùng tồn tại trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc.
Số liệu của NBS cho thấy, năm 1978, xí nghiệp quốc doanh chiếm 77,6% tổng sản lƣợng công nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn chiếm 29,5%. Mặc dù tỷ lệ giảm, nhƣng kinh tế quốc doanh vẫn là yếu tố quan trọng trong kinh tế Trung Quốc.
Trƣớc khi cải cách mở cửa, Trung Quốc phải gánh chịu sự thiếu hụt nghiêm trọng về hàng tiêu dùng và dịch vụ. Sau năm 1978, khả năng cung cấp hàng tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhanh và có thể đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. Năm 2007, sản lƣợng lƣơng thực của Trung Quốc đạt 501,6 triệu tấn, tăng 64,6% so với năm 1978. Giá trị gia tăng công nghiệp năm 2007 vƣợt mức 10.000 tỷ nhân dân tệ (1.470 tỷ USD), tăng 23 lần so với năm 1978. Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lƣợng sản phẩm nông nghiệp nhƣ ngũ cốc, thịt và bông. Các sản phẩm công nghiệp nhƣ thép, than đá, xi-măng và phân hóa học của Trung Quốc cũng đạt sản lƣợng hàng đầu thế giới. Trung Quốc đã có 22 doanh nghiệp lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp mạnh của thế giới.
Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), chính thức trở thành một thành viên trong hệ thống thƣơng mại đa phƣơng toàn cầu, từng bƣớc mở cửa thị trƣờng tài chính của mình và hồn thiện các quy định, văn bản luật pháp có liên quan. Thu nhập tài chính của Chính phủ Trung Quốc đã tăng gấp 45 lần trong vòng 30 năm qua. Tháng 8-2008, Trung Quốc tổ chức thành công Ðại hội thể thao Olympic Bắc Kinh 2008, đƣợc đánh giá là đại hội quy mơ hồnh tráng và thành công nhất trong lịch sử các kỳ đại hội.
Trung Quốc đạt đƣợc tiến bộ rõ rệt trên các lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ, thể hiện nổi bật qua việc phóng thành cơng các tàu vũ trụ Thần Châu, đƣa nhà du hành vũ trụ Trác Chí Cƣơng bƣớc ra ngồi khoảng khơng vũ trụ; tự lực phát triển các lĩnh vực cơng nghiệp quốc phịng then chốt, phục vụ đắc lực cho hiện đại hóa quốc phịng của nƣớc này.
Biểu đồ 6.1. Tốc độ tăng GDP của Trung Quốc (1978 – 2000)
* Hạn chế:
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc kinh tế Trung Quốc hiện nay còn một số hạn chế cơ bản sau:
- Tăng trƣởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào vốn đầu tƣ.
- Tình trạng bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ tăng.
- Tăng trƣởng kinh tế dẫn đến tình trạng nguy cơ khai thác cạn kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trƣờng.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho đến nay vẫn chƣa theo kịp tiến trình tăng trƣởng nhanh của nền kinh tế.
6.3.2.3 Bài học rút ra từ sau cải cách
- Xác định nông nghiệp là khâu đột phá trong cải cách. Những kết quả đạt đƣợc trong cải cách nông nghiệp và nông thôn đã tạo tiền đề để mở rộng cải cách toàn bộ.
- Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách - phát triển - ổn định. Cải cách là biện pháp, là động lực; phát triển là mục đích, là mục tiêu; ổn định là tiền đề, là điều kiện tất yếu trong phát triển kinh tế quốc dân.
- Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận cải cách, coi trọng phƣơng pháp và phƣơng thức của cải cách
- Kiên trì tiêu chuẩn phát triển lực lƣợng sản xuất, xử lý chính xác mối quan hệ giữa hiệu suất với công bằng.
- Xử lý chính xác mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị, “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”.
- Cần chú ý học tập kinh nghiệm của nƣớc ngoài.
Về vấn đề cải cách và mở cửa mà Trung Quốc tiến hành là để tranh thủ vốn, kỹ thuật của nƣớc ngoài vài giải tỏa tình trạng trì trệ và bế tắc truyền thống. Về vấn đề cải cách và mở cửa mà Trung Quốc tiến hành vào những năm 1980, khi xem xét đánh giá thì lúc đầu hầu hết những nhà kinh tế học xã hội chủ nghĩa đều cho là hữu khuynh phục hồi chủ nghĩa tƣ bản và vi phạm những nguyên tắc Mácxit v.v… Nhƣng qua thực tế diễn biến ở Trung Quốc trong những năm qua, cách nhìn nhận và đánh giá về công cuộc xây dựng phát triển kinh tế ở đất nƣớc này đã có sự thay đổi. Quan điểm chung
7 ,8 9 ,1 1 5 ,2 1 3 ,5 8 ,8 1 1 ,6 9 ,2 1 4 ,2 7 ,4 7 7 ,8 8 ,8 1 0 ,5 9 ,6 1 2 ,6 1 3 ,5 3 ,8 4 ,1 1 1 ,3 1 0 ,9 5 ,2 7 ,6 1 1 ,7 0 2 4 6 8 1 0 1 2 1 4 1 6 1978 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 2000 (% )
đều thừa nhận rằng trong thời gian qua Trung Quốc đã đạt đƣợc những thành tựu rất cơ bản và coi chính sách cải cách và mở cửa là 1 tất yếu khách quan trên con đƣờng phát triển của xã hội Trung Quốc. Từ những chuyển biến và thay đổi ấy, những ngƣời Mácxit cho rằng Trung Quốc đi theo con đƣờng xã hội chủ nghĩa là phù hợp với xu thế thời đại, với nguyện vọng chung của các dân tộc trên đất nƣớc này.
Câu hỏi ôn tập
1. Tại sao nền kinh tế Trung Quốc phát triển chậm trƣớc năm 1978.
2. Trình bày nguyên nhân cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này là gì?
3. Trình bày nội dung cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này là gì?
4. Trình bày nguyên nhân và nội dung cải cách và mở cửa kinh tế của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
5. Trình bày những thành tựu trong phát triển kinh tế của Trung Quốc sau năm 1978 là gì?
6. Trình bày những hạn chế của nền kinh tế Trung Quốc từ năm 1978 đến nay? 7. Tại sao cho rằng cải cách kinh tế ở Trung Quốc trong năm 1978 là tất yếu? 8. Đặc điểm cơ bản của nền kinh tế Trung Quốc sau cải cách 1979 là gì?
9. Đánh giá những thành tựu mà kinh tế Trung Quốc đạt đƣợc sau cải cách kinh tế. 10. Trình bày những kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu quá trình cải cách và mở cửa ở Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.