Đặc điểm kinh tế xã hội Nhật Bản cuối thời kỳ phong kiến Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 48 - 49)

CHƢƠNG 3 KINH TẾ NHẬT BẢN

3.1. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ phong kiến

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội Nhật Bản cuối thời kỳ phong kiến Nhật Bản

Từ thế kỷ XVIII, nhiều nƣớc phƣơng Tây đã bắt đầu tiến nhanh trên con đƣờng phát triển tƣ bản chủ nghĩa. Trong khi đó Nhật Bản, cũng nhƣ nhiều nƣớc khác ở châu Á, nền kinh tế phong kiến vẫn chiếm vị trí thống trị hồn tồn cơ lập với thế giới bên ngoài.

Ở Nhật Bản, từ đầu thế kỷ XVII, dòng họ Tokugawa đã chinh phục xong các đối thủ khác và thiết lập nên chế độ nhiếp chính cha truyền con nối. Chế độ phong kiến Nhật thời kỳ Tokugawa (1615-1868) khác với phong kiến châu Âu về nhiều mặt. Thiên hồng chỉ cịn tồn tại trên hình thức. Đất nƣớc đƣợc chia ra gần 300 lãnh địa, mỗi lãnh địa do một lãnh chúa cai trị. Các lãnh chúa này phải thần phục chính quyền trung ƣơng và có quyền lực tối cao trong phạm vi lãnh địa của mình. Từ lâu, xã hội phong kiến Nhật Bản đƣợc chia thành bốn tầng lớp xã hội chủ yếu: Võ sĩ đạo hay Samurai, nông dân, thợ thủ công và thƣơng nhân:

- Tầng lớp Samurai chiếm khoảng 10% dân cƣ, gồm các quý tộc, kẻ sĩ, là những ngƣời có địa vị cao nhất trong xã hội. Chức năng của họ là cai trị quốc gia, đƣợc hƣởng mọi quyền lợi về giáo dục, huấn luyện quân sự…

- Tầng lớp thứ hai là nơng dân, có số lƣợng đơng đảo nhất, về mặt xã hội, họ tạo ra sự giàu có của đất nƣớc và cung cấp các phƣơng tiện nuôi các Samurai. Tuy nhiên, phần lớn nông dân Nhật khơng có ruộng đất, phải nhận ruộng cày rẽ cho bọn chủ đất và phải nộp tới 50 - 70% số thu nhập hàng năm của mình, tơ hiện vật là hình thức bóc lột chính.

- Tầng lớp thứ ba và thứ tƣ trong xã hội là thợ thủ công và thƣơng nhân, đƣợc coi là tầng lớp thấp hèn nhất. Nhƣ tầng lớp thợ thủ công họ bị cho rằng chỉ làm cái việc phân phối hàng hóa những ngƣời khác sản xuất ra.

Xã hội phong kiến Nhật dựa trên cơ sở tƣ tƣởng Khổng giáo. Theo đó, lịng nhân từ, chính trực, trí tuệ và sự phục tùng có tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ phụ tử, chủ tớ, anh em và bạn bè. Trong đó, tơn ti, trật tự, tính phục tùng đƣợc đề cao, học vấn đƣợc đặt ngang hàng với tinh thông võ nghệ. Xã hội đƣợc tổ chức chặt chẽ và phân định theo đẳng cấp.

Nông nghiệp là cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến Nhật. Nơng dân bị bóc lột đến cùng cực, tơ thuế nặng nề. Từ năm 1771 đến 1789 có gần một triệu ngƣời bị chết đói. Phần lớn ruộng đất tập trung vào tay bọn phong kiến, quý tộc. Một bộ phận trong tầng lớp trên bị phân hóa.

Sự chuyển biến về mặt xã hội và khủng hoảng của nến kinh tế nông nghiệp từ thế kỷ XVIII đã làm cho nền kinh tế phong kiến Nhật ngày càng bị lung lay tận gốc.

Từ cuối thế kỷ XVII, nội thƣơng bắt đầu đƣợc mở rộng và đã đóng vai trị quan trọng làm tan rã dần chế độ phong kiến Nhật. Trƣớc thế kỷ XVIII, hàng hóa thƣờng đƣợc trao đổi trực tiếp, hiện vật là chủ yếu, nhƣng dần dần quan hệ hàng tiền ngày càng phát triển nhất là ở vùng Tây Nam. Cuối thế kỷ XVII có khoảng 14,51% dân số sống về nội thƣơng. Hoạt động của bọn đầu cơ ở vùng nông thôn đã thu hút phần lớn hoạt động thủ cơng nghiệp gia đình của nơng dân và đẩy nhanh sự phá sản của nông dân. Bọn đầu cơ và tầng lớp thƣơng nhàn ngày càng có thế lực kinh tế mạnh mẽ. Ngay cả một bộ phận lớn các lãnh chúa, võ sĩ đạo do bị nghèo đói cũng phải lệ thuộc vào tầng lớp này.

Trên cơ sở sự phát triển của lực lƣợng sản xuất bắt đầu có sự tách rời giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp, giữa thành thị và nơng thơn. Cuối thế kỷ XVII, ở Nhật có đến 130 loại nghề thủ cơng. “Thủ cơng nghiệp gia đình” của nơng dân phát triển và sự xuất hiện một tầng lớp thƣơng nhân giàu có là tiền đề cho sự ra đời của công trƣờng thủ công phân tán.

Nhiều nhà bn và chủ cho vay nặng lãi đã tích lũy đƣợc một số vốn lớn. Trong xã hội diễn ra sự phân hóa sâu sắc. Một bộ phận nơng dân do bị bóc lột nặng nề đã rời bỏ nông thôn và trở thành những ngƣời làm thuê.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)