Kinh tế miền Nam trong vùng Mỹ – Ngụy kiểm soát

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 138 - 140)

8.1.1 .Kinh tế Việt Nam thời kỳ tiền phong kiến

8.3. Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1955 1975

8.3.3. Kinh tế miền Nam trong vùng Mỹ – Ngụy kiểm soát

* Chính sách kinh tế của Mỹ - Ngụy:

Mỹ - Ngụy xóa bỏ nền kinh tế dân tộc dân chủ đã đƣợc thiết lập trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khôi phục lại quan hệ sản xuất phong kiến, xây dựng một nền kinh tế thị trƣờng mở, nằm trong sự khống chế của đế quốc Mỹ.

Thông qua việc viện trợ, đế quốc Mỹ đã chi phối, lung đọa toàn bộ nền kinh tế miền Nam để phục vụ chiến tranh và chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.

Chúng thực hiện chính sách “cải cách điền địa” và tập trung dân trong nơng nghiệp, chính sách “khuyến khích cơng kỹ nghệ” nhằm tạo ra cơ sở kinh tế - xã hội ở cả nông thôn và thành thị.

Các chính sách kinh tế của Mỹ - Ngụy tạo điều kiệu cho tƣ bản phát triển mạnh mẽ ở miền Nam.

* Đặc điểm tình hình kinh tế:

Quá trình biến đổi của nền kinh tế miền Nam có thể chia làm hai giai đoạn (1955 -1965) và (1965 - 1975), gắn liền với cƣờng độ của cuộc chiến tranh thực dân mới ở miền Nam - chiến tranh đặc biệt năm 1961 - 1965, chiến tranh cục bộ năm 1965 - 1969 và Việt Nam hóa chiến tranh năm 1969 - 1975 với mức độ phát triển khác nhau của kinh tế hàng hóa ở cả thành thị và nơng thơn.

Nơng nghiệp vẫn giữ ngun tình trạng lạc hậu, độc canh, phát triển chậm chạp,

bấp bênh nhƣ trong thời kỳ thực dân pháp thống trị. Sản lƣợng lúa không những chƣa bằng năm 1945 mà cịn khơng ổn định.

Công nghiệp của miền Nam ngày càng bị phụ thuộc vào tƣ bản nƣớc ngoài, mở

rộng cho tƣ bản nƣớc ngoài nhất là Mỹ đầu tƣ vào miền Nam .

Hệ thống đường giao thông vận tải: Để phục vụ kế hoạch xâm lƣợc của đế quốc Mỹ,

giao thông vận tải đã đƣợc phát triển mạnh hơn, nhất là đƣờng bộ và đƣờng hàng không.

Thương nghiệp ở miền Nam là bộ phận tiêu thụ hàng viện trợ của Mỹ. Bộ máy

nảy phình ra một cách rất bất hợp lý.

Nội thương miền Nam thực ra chỉ là kế tục khâu nhập cảng để phân phối hàng

hóa viện trợ. Nó rất bấp bênh và ngày càng có nhiều khó khăn vì sản xuất bắt đầu bị đình đốn, vì tình trạng khủng bố ở nơng thơn tăng lên và có sự cạnh tranh của hàng ngoại, thuế và phạt vạ ngày càng tăng.

Tài chính: Nguồn thu của ngụy quyền dựa vào viện trợ và thuế má chồng chất,

xin viện trợ của nhiều nƣớc (34 nƣớc), nhƣng chủ yếu là Mỹ.

- Giai đoạn 1965 - 1975:

Nông nghiệp: Mỹ - Ngụy cố gắng thúc đẩy nông nghiệp, lôi cuốn nông dân, đƣa

nền kinh tế tiểu nông theo con đƣờng phát triển tƣ bản chủ nghĩa.

Công nghiệp: Vẫn rất nhỏ bé (công nghiệp chỉ chiếm 7,2%, nông nghiệp 39%,

dịch vụ 50%) và bị q quặt (cơng nghiệp sản xuất máy móc hầu nhƣ khơng có), lại bị phá hoại nặng nề và bị đánh đồn, nhất là ngành đƣờng và ngành dệt.

Giao thông vận tải: Từ năm 1965 đội quân vĩnh chinh Mỹ ồ ạt vào miền Nam,

Mỹ -Ngụy đã chi hơn 2 tỷ đô la cho giao thông vận tải để mở rộng tu sửa và mở rộng các tuyến đƣờng mới phục vụ quân sự. Đến cuối năm 1970 ở miền Nam có tới 1 nghìn km đƣờng chiến lƣợc quan trọng, 400 km đƣờng sắt hồn tồn đƣợc khơi phục, vài trăm đầu máy điêzen, 52 máy bay dành cho hàng khơng dân dụng, 5 sân bay có thể cho các phi cơ hạng nặng chuyên chở hành khách, 5 hải cảng lớn có đầy đủ trang bị, có thể nhận các loại tàu lớn từ 30.000 đến 40.000 tấn cập bến. Tuy nhiên do hoàn cảnh chiến sự ngày càng ác liệt, giao thơng vận tải của chúng cũng trở nên rất khó khăn: nhiều đoạn đƣờng sơng bị tắc nghẽn vì bị du kích đánh chìm tàu. Đƣờng bộ bị thiếu xe, thiếu phụ tùng, thiếu xăng. Đƣờng hàng khơng thì tốn kém và cũng không đủ máy bay để chuyên chở. Con đƣờng giao thông huyết mạch hoặc không ổn định hoặc bị cắt đứt. Cho nên chúng đã phải dùng hàng chục tiểu đoàn để bảo vệ một con đƣờng vận tải.

Thương nghiệp: Kinh doanh thƣơng nghiệp trở thành ngành kinh doanh lớn nhất

ở Miền Nam (nhiều hơn cả cơng nghiệp), hình thành những cơng ty nhập cảng tổng hợp các ngành, khuyến khích tƣ sản cơng nghiệp chuyển sang kinh doanh xuất nhập

khẩu, đội ngũ thƣơng nhân bành chƣớng ra làm nhiệm vụ tiếp nhận và phân phối hàng viện trợ.

Nhận hàng viện trợ là nội dung chủ yếu của hoạt động ngoại thƣơng ở miền Nam thời kỳ này. Cơ cấu hàng nhập khẩu chủ yếu vẫn là lƣơng thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Xuất khẩu ở miền Nam ngày càng bị giảm sút. Từ năm 1965 chỉ còn cao su là đáng kể, song cũng giảm dần, kim ngạch xuất chỉ bù cho nhập 1% vào năm 1969. Từ năm 1965 đến năm 1975 việc kinh doanh xuất nhập cảng do tƣ bản nƣớc ngoài đảm nhận thực hiện.

Thị trƣờng miền Nam là “chợ trời” của tƣ bản nƣớc ngồi, nhƣng mang tính chất phồn hoa giả tạo, nạn đầu cơ, tích trữ phát triển, hàng hóa phải qua nhiều khâu trung gian, lại bị tăng thuế và nạm phát nên giá cả hàng hóa tăng lên khủng khiếp.

Tài chính tiền tệ: Ngân sách của ngụy quyền là ngân sách chiến tranh và bị thiếu

hụt nặng nề, vì chi tiêu tăng lên nhanh chóng: năm 1966 hụt 6 tỷ, năm 1969 hụt 43 tỷ, năm 1970 hụt 52 tỷ đồng miền nam. Để giải quyết sự thụt của ngân sách, ngụy đã tăng thuế (đồng loạt nên 20%), xin thêm viện trợ và lạm phát giấy bạc. Do đó, Mỹ ngụy liên tiếp phá giá đồng bạc. Đồng tiền bị mất giá là những gánh nặng đổ lên đầu nhân dân miền Nam vùng tạm bị chiếm. Điều đó phản ánh sự bế tắc trong nền kinh tế miền Nam lúc bấy giờ.

Sau 20 năm nền kinh tế miền Nam đã biến đổi từ một nền kinh tế có tính chất thực dân nửa phong kiến thành một nền kinh tế thực dân mới, theo quỹ đạo của chủ nghĩa tƣ bản. Tuy đã có một số cơ sở sản xuất hiện đại của chủ nghĩa tƣ bản, song sản xuất nhỏ còn khá phổ biến. Nền kinh tế đó phát triển thấp kém, mất cân đối, bị sa sút và ngày càng khó khăn, bế tắc: số ngƣời thất nghiệp đơng, tiền tệ lạm phát, thị trƣờng hỗn loạn. Có lúc nhƣ giai đoạn chiến tranh cục bộ - có vẻ phồn vinh nhƣng giả tạo. Do đó, những di sản nặng nề của chế độ thực dân mới đã gây nên nhiều khó khăn cho bƣớc đƣờng cải tạo và xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của cả nƣớc sau khi miền Nam hồn tồn giải phóng sau này.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)