Sự ra đời của Chủ nghĩa tƣ bản Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 49 - 50)

CHƢƠNG 3 KINH TẾ NHẬT BẢN

3.1. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ phong kiến

3.1.2. Sự ra đời của Chủ nghĩa tƣ bản Nhật Bản

Từ thế kỷ XVII, quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa đã xuất hiện, nhƣng khơng có những điều kiện phát triển thuận lợi nhƣ ở châu Âu. Chế độ phong kiến chuyên chế ở Nhật khơng đóng vai trị quan trọng trong sự ra đời của chủ nghĩa tƣ bản. Nhà nƣớc phong kiến Nhật thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, cô lập với thế giới bên ngoài. Đầu thế kỷ XVII, thuyền buôn của một số nƣớc nhƣ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã đến bn bán nhƣng đều bị chính quyền phong kiến Nhật khƣớc từ. Chế độ cát cứ, quy chế phƣờng hội đã hạn chế sự phát triển thƣơng nghiệp và công trƣờng thủ công, phần lớn của cải cƣớp đoạt của nông dân tập trung vào tay bọn phong kiến quan lại ăn chơi xa xỉ. Các đạo luật cấm mua bán ruộng đất, cấm chia nhỏ ruộng đất đã làm giảm tốc độ phân hóa trong nơng thơn. Do đó, “thủ cơng nghiệp gia đình” với tính tự cấp tự túc của nó có điều kiện tồn tại lâu dài.

Tuy nhiên, lực lƣợng sản xuất phát triển đã tiếp tục thúc đẩy sự ra đời các công trƣờng thủ cơng. Thế kỷ XVII, cả nƣớc có 33 cơng trƣờng thủ công các loại. Thế kỷ XVIII, nhiều công trƣờng thủ công mới ra đời: dệt, kéo sợi, nhuộm, đồ gốm. Vào nửa đầu thế kỷ XIX, công trƣờng thủ cơng phát triển mạnh mẽ, có nơi đã bắt đầu sử dụng máy móc. Năm 1864, ở vùng Kuni có tới 267 xí nghiệp dệt lụa, sử dụng từ 5.000 đến 6.000 bàn dệt. Năm 1852, lò cao đầu tiên đƣợc xây dựng. Nhiều xƣởng đóng tàu lớn

xuất hiện, đến 1866 hơn 50 chiếc tàu đã đƣợc hạ thủy. Cho đến trƣớc cải cách Minh Trị (1868), ở Nhật có 420 cơng trƣờng thủ cơng.

Từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XIX, nhiều nƣớc phƣơng Tây bắt đầu dịm ngó, xâm nhập Nhật Bản. Tầu biển một số nƣớc Hà Lan, Anh, Mỹ đã đến buôn bán ở một số cảng của Nhật. Nhà nƣớc phong kiến Nhật Bản vẫn tiếp tục thực hiện chính sách bảo thủ, cấm thƣơng nhân nƣớc ngồi khơng đƣợc đến bn bán và cấn thƣơng nhân nƣớc ngồi khơng đƣợc đến buôn bán và cấm nhân dân trong nƣớc không đƣợc trao đổi hàng hóa với tƣ bản phƣơng Tây. Năm 1853, một hạm đội của Mỹ đã nổ súng vào thủ đô và Nhật Bản đứng trƣớc nguy cơ bị tƣ bản phƣơng Tây xâm lƣợc. Chính quyền phong kiến Nhật Bản đã buộc phải lý các hiệp ƣớc bất bình đẳng với Mỹ, và sau đó với Anh, Hà Lan, Nga…

Hàng hóa nƣớc ngồi tràn ngập càng làm gay gắt thêm các mâu thuẫn kinh tế xã hội ở Nhật. Nền sản xuất công trƣờng thủ công bị chèn ép, nhiều thƣơng nhân và thợ thủ công bị phá sản. Nông dân ở nhiều địa phƣơng do bị bóc lột nặng nề đã nổi dậy chống lại chính quyền Mạc phủ. Nội bộ chính quyền phong kiến cũng có mâu thuẫn và bắt đầu phân hóa. Phong trào chống chủ nghĩa thực dân phƣơng Tây nhanh chóng lan ra tồn quốc. Những mâu thuẫn kinh tế xã hội trên đã dẫn đến một cuộc cải cách đƣa nƣớc Nhật nhan chóng tiến lên chủ nghĩa tƣ bản và thoát khỏi hiểm họa xâm lƣợc của tƣ bản phƣơng Tây.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)