Kinh tế Mỹ từ năm 1974 đến nay

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 40 - 48)

CHƢƠNG 2 KINH TẾ NƢỚC MỸ

2.3. Kinh tế Mỹ thời kỳ độc quyền (1865 đến nay)

2.3.4. Kinh tế Mỹ từ năm 1974 đến nay

* Thời kỳ 1974 – 2000

Trong những năm 1974 – 1982, kinh tế Mỹ phát triển chậm và không ổn định.Khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng nănglƣợng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Tốc độ tăng trƣởng GDP chỉ đạt 2,3% trong khi của Nhật Bản đạt 4,7%. Cùng với sự giảm sút về kinh tế, tình trạng lạm phát, thất nghiệp cũng gia tăng. Thực trạng này bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Đầu tƣ vốn cho kinh tế tăng chậm, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1974- 1975 đầu tƣ tƣ bản cố định giảm 16,6%, tình trạng giảm sút đầu tƣ là do điều kiện tái sản xuất tƣ bản không thuận lợi (lạm phát, thất nghiệp tăng, tỷ xuất lợi nhuận bình quân giảm sút).

- Các cuộc khủng hoảng nguyên liệu và năng lƣợng 1974-1975, 1979-1982 với sự gia tăng của giá dầu đẫ tác động đến nền kinh té Mỹ, bởi lƣợng nhập khẩu dầu lửa của Mỹ chiếm tới 53% tỏng nhu cầu dầu trong nƣớc năm 1975.

- Thị trƣờng trong nƣớc thu hẹp do thu nhập thực tế của ngƣời lao động giảm mạnh (lạm phát tăng, giá cả tăng nhanh).

Nhìn chung, sự đình trệ kéo dài của nền kinh tế Mỹ trƣớc hết bắt nguồn từ mâu thuẫn nội tại của nền kinh tế. đó là mâu thuẫn giữa sức sản xuất đã phát triển với quy mô vô cùng lớn, vƣợt ra khỏi phạm vi quốc gia với cơ chế điều tiết nền kinh tế hƣớng vào trọng cầu. Sự phát triển không ổn định của nền kinh tế Mỹ trên trƣờng quốc tế đã đặt nền kinh tế Mỹ trƣớc những thách thức về vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, khắc phục thâm hụt cán cân thƣơng mại và cán cân thanh toán, xác lập lại nguồn dự trữ ngoại tệ và điều chỉnh lại vai trò điều tiết vĩ mơ của nhà nƣớc.

Để thốt khỏi tình trạng khủng hoảng trì trệ kéo dài từ giữa những năm 1970 trở đi, đặc biệt là sau khủng hoảng kinh tế 1973-1975 và 1979-1982, ở Mỹ đã diễn ra q trình điều chỉnh kinh tế với các chính sách và giải pháp:

- Ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc thị trƣờng tự do nhƣng chính phủ vẫn đóng một vai trị chính trong việc điều hành nền kinh tế Mỹ. Nƣớc Mỹ vẫn phải dựa vào chính phủ để giải quyết các vấn đề nhƣ giáo dục, bảo vệ mơi trƣờng… ngồi ra, chính phủ cịn thực hiện chức năng nuôi dƣỡng các ngành công nghiệp mới và bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ khỏi sự cạnh tranh với nƣớc ngồi.

- Chính phủ Mỹ tiếp tục tăng chi tiêu ngân sách cho hoạt dộng nghiên cứu và triển khai. Trong những năm 1980, chi tiêu ngân sách của chính phủ cho nghiên cứu và triển khai gấp 3 lần những năm 1970 (từ 60 tỉ USD tăng lên 195 tỉ USD). Đồng thời, Mỹ cũng tăng cƣờng nhập khẩu các sản phẩm có hàm lƣợng kỹ thuật cao. Các ngành công nghệ kỹ thuật cao đƣợc Mỹ chú trọng là ngành công nghiệp otơ, sản xuất máy tính (đặc biệt là phần mềm máy tính), thiết bị thơng tin, chế tạo máy, cơng nghệ

sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ năng lƣợng…. sự phát triển của các ngành này đã góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế - xã hội, khắc phục khủng hoảng nguyên liệu, năng lƣợng, khủng hoảng cơ cấu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng thé giới.

- Chi ngân sách nhà nƣớc cho giáo dục đào tạo cũng tăng nhanh. Năm học 1989- 1990, nhà nƣớc đầu tƣ cho giáo dục 153 tỷ USD tăng hơn so với năm học trƣớc 23 tỷ USD. Nhà nƣớc còn thực hiện trợ cấp đào tạo lại nghề nghiệp cho công nhân trong trƣờng hợp công ty làm ăn thua lỗ phải chuyển hƣớng sang ngành mới theo hƣớng của nhà nƣớc.

- Để tạo điều kiện ổn định kinh tế, giảm bớt sự căng thẳng về chính trị - xã hội, chính phủ Mỹ đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định xã hội thơng qua các chƣơng trình xã hội: hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp hƣu trí, tuổi già, tàn tật do lao động… hệ thống này đƣợc nhà nƣớc đứng ra tổ chức trên cơ sở đóng góp của ngƣời lao động, doanh nghiệp sử dụng ngƣời lao động và từ ngân sách nhà nƣớc.

Bảng 2. 1 Tỷ lệ đóng góp cho quỹ trợ cấp xã hội của một số nƣớc tƣ bản chủ yếu

Đơn vị: %

Bên đóng góp Xí nghiệp Ngƣời lao động Trích từ ngân

sách Các loại thuế Mỹ 49,5 15,2 34,8 0,5 Nhật Bản 26,1 25,0 48,9 0,0 Anh 31,9 14,7 51,7 1,7 Pháp 52,9 24,7 21,0 1,4 CHLB Đức 37,6 30,5 28,0 3,9

- Nhà nƣớc cịn có chính sách khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm góp phần giải quyết việc làm. Loại hình doanh nghiệp này đƣợc ƣu đãi về tài chính tín dụng. Ở Mỹ có 10 ngân hàng với số vốn 16 tỷ USD, chuyên cấp vốn tín dụng cho khu vực sản xuất vừa và nhỏ. Nhà nƣớc còn chú ý dành hợp đồng cho khu vực sản xuất vừa và nhỏ. Năm 1987 trong 147 tỷ USD nhà nƣớc đặt hàng cho tƣ nhân, trong đó có 25,4 tỷ USD dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhờ giải pháp này mà phần lớn các lao động bị công ty lớn xa thải đã tìm đƣợc việc làm. Theo số liệu thống kê, ở Mỹ trong vòng 10 năm (1980- 1989) 500 công ty lớn chỉ tạo ra 3,5 triệu việc làm trong khi đó khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giải quyết đƣợc 20 triệu việc làm. Số ngƣời làm việc trong khu vực sản xuất vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động có việc làm (78,5 %).

- Thực hiện đổi mới tổ chức và quản lý trong công nghiệp: vào đầu những năm 1980, nhiều công ty Mỹ đã tăng cƣờng đầu tƣ vốn để đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật và cơng nghệ, mục đích tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trƣờng thế giới, song thực tế không đạt đƣợc nhƣ ý muốn. Để khơi phục sức mạnh vốn có của cơng nghiệp Mỹ, vấn đề cấp bách nhất là phải tạo cho các nhà quản lý kinh tế Mỹ có tƣ duy quản lý mới và trình độ tổ chức cao phù hợp với trang thiết bị và công nghệ tự động hoá. Đồng thời chú trong hơn việc nâng cao trình độ chun mơn, tay nghề cho ngƣời lao động, tạo điều kiện cho ngƣời lao động tham gia quản lý sản xuất, tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu, ứng dụng thành tựu vào thực tế quản lý sản xuất.

- Tăng cƣờng hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài: trong số các nƣớc tƣ bản phát triển, Mỹ vừa là nƣớc đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài lớn nhất nhƣng cũng vừa là nƣớc thu hút đầu tƣ trực tiếp từ nƣơc ngoài lớn nhất. Năm 1989 tổng số đầu tƣ của Mỹ ra nƣớc ngoài là 1.380 tỷ USD và thu hút đầu tƣ từ nƣớc ngoài là 2.288 tỷ USD. Đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Mỹ tập trung chủ yếu vào các nƣớc phát triển. Năm 1950 đầu tƣ của Mỹ vào các nƣớc phát triển chiếm 48,3%; năm 1980 đã tăng lên chiếm 73,5% và năm 1990 chiếm 74,1% tổng vốn đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Mỹ cũng là nƣớc thu hút đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài lớn nhất từ giữa những năm 1980 trở đi. Năm 1990 trong tổng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Mỹ có tới 90% là từ các nƣớc tƣ bản phát triển, trong đó 63,5% là từ các nƣớc Tây Âu và Nhật Bản. Số vốn đầu tƣ trực tiếp của Tây Âu vào Mỹ đến năm 1970 là 9,55 tỷ USD; đến năm 1980 là 43,47 tỷ USD và năm 1990 lên tới 256,5 tỷ USD. Đầu tƣ của Nhật Bản vào Mỹ cũng tăng nhanh, tính đến năm 1990 tổng số đầu tƣ của Nhật Bản vào Mỹ là 83,5 tỷ USD.

Thực tế, hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngồi của Mỹ đƣợc thực hiện bởi các cơng ty xun quốc gia. Đó là các cơng ty chủ yếu phát triển lên từ những công ty độc quyền lớn ở trong nƣớc. trong xu hƣớng quốc tế hoá sản xuất, thông qua đầu tƣ trực tiếp, thông qua “chế độ tham dự”, và hợp đồng kinh tế quốc tế, các công ty xuyên quốc gia có hệ thống chi nhánh các cơng ty ở khắp thế giới, hình thành “đế quốc” kinh doanh khổng lồ, do tƣ bản Mỹ độc quyền chi phối và quản lý.

Giai đoạn Các chính sách và điều chỉnh kinh tế của Mỹ đã mang lại những tác dụng tích cực. Nền kinh tế Mỹ đã vƣợt qua đƣợc các cuộc khủng hoảng (1973- 1975), (1980- 1982) và bƣớc vào một giai đoạn phát triển tƣơng đối ổn định cho đến đầu những năm 1989 với nhịp độ khá cao

Trong phát triển kinh tế, ƣu thế về công nghiệp của Mỹ đã vƣợt xa Tây Âu và Nhật Bản. Năm 1990, các công ty Mỹ kiểm soát 75% thị trƣờng máy vi xử lý của tồn thế giới, các cơng ty Mỹ cung ứng khoảng 80% giá trị kim ngạch buôn bán phần mền của thế giới. Nhờ công nghệ thông tin phát triển mạnh, hàm lƣợng kỹ thuật va tri thức

đóng góp vào tăng trƣởng kinh tế của Mỹ đã ngày càng tăng. Trong giai đoạn 1990- 2000, năng xuất lao động ở Mỹ tăng với tốc độ 2,5% bình quân hàng năm, gấp 2 lần so với tỷ lệ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 1970- 1990.

Cơ cấu kinh tế Mỹ cũng có những thay đổi căn bản. Từ những năm 1970, nền kinh tế Mỹ đã chuyển biến dần từ sản xuất hàng hoá sang cung cấp dịch vụ, chủ yếu là các nhóm ngành thƣơng mại, giao thông, các dịch vụ tiện ích, tài chính, du lịch và công nghệ thông tin. Ngành dịch vụ đã chiếm vị trí chủ đạo trong tồn nền kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát từ 2 con số cũng giảm xuống cịn khoảng 3%. Tình trạng thâm hụt ngân sách đã từng bƣớc đƣợc khắc phục.

Nhờ tăng trƣởng kinh tế tƣơng đối cao liên tục trong nhiều năm, nƣớc Mỹ có điều kiện giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Tuy tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn cao hơn của Nhật Bản, nhƣng thất nghiệp của Mỹ chủ yếu là thất nghiệp cơ cấu.

Tuy vậy, nền kinh tế Mỹ vẫn gặp khơng ít khó khăn. Thâm hụt cán cân thƣơng mại của Mỹ rất lớn. Năm 1989 thâm hụt 169,9 tỷ USD; năm 1995 tƣơng ứng là 196,2 tỷ USD; năm 1998 là 210 tỷ USD; năm 1999 với kỷ lục thâm hụt là 270 tỷ USD. Nợ của chính phủ liên bang so với GDP cịn cao, theo số liệu của nợ chính phủ liên bang Mỹ năm 1993 so với GDP là 67,2%, năm 1999 là 62,6%.

Nhìn chung, vào nhƣng năm 1990, nền kinh tế Mỹ có những biểu hiện phát triển kinh tế tốt hơn so với Nhật Bản và Tây Âu. Thực tế cho thấy, trong cuộc chạy đua về kinh tế giữa Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu những năm 1990, Mỹ thực hiện chính sách điều chỉnh linh hoạt với nền kinh tế để thích ứng với xu thế tồn cầu hố và đi đầu trong chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế thông tin. Mỹ đã xác định đƣợc vai trị chủ chốt trong tiến trình tự do hoá về thƣơng mại và đầu tƣ quốc tế với tính cách là nội dung chủ yếu của xu hƣớng tồn cầu hố.

Biểu đồ2.1. Tình hình kinh tế Mỹ (1990 – 2002)

* Thời kỳ từ năm 2000 đến nay

Bƣớc sang thế kỷ XXI, nƣớc Mỹ gặp nhiều khó khăn mới. Đây cũng là thời kỳ nền kinh tế thế giới có nhiều biến động nhƣ nguy cơ khủng hoảng năng lƣợng toàn cầu, nguy cơ khủng hoảng lƣơng thực hay lạm phát ngày càng tăng tại nhiều quốc gia và một số nƣớc trong khu vực. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng

- 1 2 , 7 2 , 3 2 2 , 4 4 2 , 7 2 , 5 2 , 9 6 , 9 7 , 5 7 , 5 6 , 1 5 , 6 5 , 4 5 , 2 4 , 5 4 , 2 4 , 7 - 3 , 1 - 4 , 1 - 4 , 1 - 2 , 6 - 2 , 2 - 1 , 6 2 , 2 4 , 2 4 , 4 3 , 7 3 , 5 1 , 3 1 , 1 5 , 2 4 , 3 2 , 6 2 , 6 2 , 5 1 , 6 2 , 4 2 , 3 5 , 9 5 , 6 3 , 9 - 3 , 8 4 1 , 3 - 0 , 3 0 , 8 3 - 6 - 4 - 2 0 2 4 6 8 1 0 1 99 0 1 99 1 1 99 2 1 99 3 1 99 4 1 99 5 1 99 6 1 99 7 1 99 8 1 99 9 2 00 0 2 00 1 2 00 2 (% ) G D P L ¹ m p h ¸t T h Ê t n g h iƯ p T h © m h ơ t N S (% G D P )

phát từ Mỹ vào năm 2007 và lan rộng ra toàn thế giới vào năm 2008 đã để lại tác động tiêu cực với nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới.

Ở nƣớc Mỹ, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của lĩnh vực tài chính- chứng khoán, ngân hàng đã thu hút một nguồn vốn lớn trong khi ấy, nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội khơng đƣợc đầu tƣ thích đáng, hậu quả là thị trƣờng chứng khốn, bất động sản và tín dụng ngân hàng tăng trƣởng nóng, ví dụ giá bất động sản tại Mỹ từ năm 2001 đến năm 2005 tăng 54%, thị trƣờng chứng khoán Mỹ tăng từ 30- 40% giai đoạn 2005- 2007 đã dẫn đến mất cân đối cơ cấu tài chính, khủng hoảng cơ cấu sản xuất. Nhìn vào biến động của kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới trong thời gian qua cho thấy, khủng hoảng thể chế quản lý tài chính – ngân hàng gắn liền với khủng hoảng cơ cấu sản xuất và khủng hoảng hàng hoá. Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ, tác động sâu sắc lẫn nhau làm cho tình hình kinh tế của Mỹ cũng nhƣ thế giới diễn biến hết sức phức tạp và khó lƣờng.

Đứng trƣớc sóng gió của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế, chính phủ Mỹ đã có một số hành động ứng phó sau:

- Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã thực hiện bơm tiền vào hệ thống ngân hàng thƣơng mại đang thiếu tiền mặt nhằm giúp cho việc tạo tín dụng trở lại bình thƣờng. Đồng thời thực hiện cắt giảm lãi xuất cơ bản nhằm kích thích nền kinh tế.

- Kế hoạch kính thích kinh tế nhằm hỗ trợ hoạt động của nền kinh tế, từ ngày 13- 2- 2008, Chính phủ Mỹ thực hiện kế hoạch kích thích kinh tế cả gói trong đó có khoản hồn trả thuế giành cho các cơng ty, giúp cho các công ty này cố điều kiện mở rộng sản xuất. Thơng qua biện pháp cả gói trị giá 149 tỷ USD cho các mục tiêu hỗ trợ thất nghiệp và giảm thuế…

Để huy động tiền cho các gói kích thích kinh tế, chính phủ Mỹ đã phải vay nợ dƣới nhiều hình thức và điều này đã dẫn tới tình trạng thâm hụt ngân sách lớn. Nguy cơ nợ quốc gia và khủng hoảng nợ công đang là một trong những hiểm hoạ hàng đầu với nền kinh tế Mỹ hiện nay.

Cho đến nay, nền kinh tế Mỹ vẫn chƣa thể khôi phục lại từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Niềm tin của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc giảm thấp trong suốt khoảng thời gian đó. Đáng chú ý là tiêu dùng chiếm tới 70% GNP của Mỹ trong giai đoạn 2005- 2008 nhƣng tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình Mỹ đã rơi xuống mức dƣới 0%. Đồng thời Mỹ đã phải đối mặt với tình trạng giảm phát đầu tiên kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, - 0,3% trong năm 2009 và 1,6 % năm 2010. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ vẫn ở mức cao, năm 2010 là 9,6%. Đặc biệt là tình trạng nợ cơng q lớn. Số nợ của Mỹ hiện chiếm khoảng 101% GDP.

Bảng 2.2. Một số chỉ số kinh tế Mỹ (đơn vị: %) Bình quân 1993- 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trƣởng GDP (%) 3,4 3,1 2,7 1,9 0,0 -2,6 2,8 Chỉ số giá tiêu dùng (%) 2,5 3,4 3,2 2,9 3,8 -0,3 1,6 Tỷ lệ thất nghiệp (%) 5,2 5,1 4,6 4,6 5,8 9,3 9,6 Tăng trƣởng việc làm (%) 1,4 1,8 1,9 1,1 -0,5 -3,8 -0,6 Tăng trƣởng GDP bình quân (%) 2,2 2,1 1,7 0,9 -0,9 -3,5 2,0 Tăng trƣởng xuất khẩu (%) 4,9 6,7 9,0 9,3 6,0 -9,5 11,8 Tăng trƣởng nhập khẩu (%) 8,6 6,1 6,1 2,7 -2,6 -13,8 12,7 Cán cân thƣơng mại (%) 0,6 -2,6 -0,4 0,3 -5,1 6,1 -1,7

Một phần của tài liệu Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)