CHƢƠNG 6 KINH TẾ TRUNG QUỐC
6.3. Kinh tế Trung Quốc từ 1978 đến nay
6.3.1 Kinh tế Trung Quốc từ năm1978 tới năm 1987
* Nguyên nhân cải cách kinh tế ở Trung Quốc:
- Năm 1978 ghi nhận sự kiện lịch sử quan trọng của Trung Quốc, vào tháng 11 năm 1978, tại Hội nghị lần thứ 3 của Đại hội 11, Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch rõ những quan điểm tả khuynh về kinh tế, chính trị của thời gian trƣớc, đó là ngun nhân gây nên sự trì trệ về kinh tế xã hội.
- Về phƣơng diện kinh tế, tại Hội nghị lần thứ 3 của Đảng cộng sản Trung Quốc đã xem xét đánh giá toàn diện thực trạng của kền kinh tế Trung Quốc. Với nơng nghiệp thì 700 triệu nơng dân dùng lao động thủ cơng là phổ biến. Với cơng nghiệp thì nhiều ngành sản xuất cịn lạc hậu mấy chục năm, thậm chí có ngành sản xuất lạc hậu hàng trăm năm so với công nghiệp hiện đại ở phƣơng tây. Tình hình sản xuất cơng nông nghiệp nhƣ vậy, nên trình độ xã hội hóa sức sản xuất rất thấp kém, kinh tế hàng hóa và thị trƣờng trong nƣớc không phát triển. Do vậy, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên còn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong nền kinh tế.
- Với thực trạng kinh tế nói trên, nếu tiếp tục kéo dài, sẽ đƣa đất nƣớc vào con đƣờng bế tắc, khủng hoảng. Từ xem xét và đánh giá thực trạng kinh tế xã hội, nhiều quan điểm ở Trung Quốc đều thống nhất rằng, cần làm sáng tỏ Trung Quốc đang ở giai đoạn nào của sự phát triển lịch sử. Đây là vấn đề rất quan trọng, vì có nhƣ vậy mới xác lập đƣợc hệ thống quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lƣợng sản xuất trong hồn cảnh cụ thể. Từ thực trạng kinh tế xã hội, Trung Quốc cho rằng đất nƣớc đang ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội, giai đoạn này kéo dài ít nhất là 100 năm. Đó là thời gian cần thiết để Trung Quốc thực hiện những việc mà nhiều nƣớc đã
thực hiện trong điều kiện tƣ bản chủ nghĩa, trƣớc khi các nƣớc này tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là thời gian để Trung Quốc thực hiện cơng nghiệp hóa, thƣơng phẩm hóa, xã hội hóa và hiện đại hóa sản xuất.
- Từ xem xét thực trạng kinh tế xã hội, chuyển sang phƣơng diện lý luận, Trung Quốc cho rằng trong q trình nghiên cứu, C.Mác khơng đặt ra cho mình nhiệm vụ đƣa ra mơ hình cụ thể về xã hội tƣơng lai. C.Mác đã đƣa ra những dự đốn thiên tài về xã hội tƣơng lai, đó là sự trừu tƣợng hóa cao độ với nền kinh tế có lực lƣợng sản xuất đạt tới trình độ cao. Nhƣng trên thực tế, công cuộc xây dựng “chủ nghĩa xã hội hiện thực” ở mỗi nƣớc lại tiến hành trong điều kiện lịch sử khác nhau và có khoảng cách rất lớn so với sự trừu tƣợng hóa của C.Mác, đặc biệt với Trung Quốc, nền kinh tế cịn ở trình độ rất thấp. Với cách xem xét, đánh giá về phƣơng diện lý luận và thực tiễn nói trên, là cơ sở cho việc khởi thảo đƣờng lối cải cách kinh tế ở Trung Quốc.
* Về nội dung cải cách kinh tế ở Trung Quốc bao hàm nhiều vấn đề:
- Trƣớc hết Trung Quốc chủ trƣơng điều chỉnh lại cơ cấu của nền kinh tế vốn mất cân đối từ trƣớc. Từ chính sách ƣu tiên phát triển cơng nghiệp nặng, chuyển sang ƣu tiên phát triển sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và những ngành công nghiệp đáp ứng nhu cầu cấp bách của đất nƣớc.
- Trung Quốc chủ trƣơng xây dựng nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa. Về vấn đề này, quan điểm của Trung Quốc cho rằng, trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không phải do kế hoạch điều tiết đơn nhất, mà có thể thực hiện sự kết hợp giữa kế hoạch với thị trƣờng.
- Trung Quốc cịn chủ trƣơng khơi phục và duy trì nền kinh tế có nhiều thành phần. Về vấn đề này, quân điểm của Trung Quốc cho rằng trong điều kiện cụ thể, với các tổ chức kinh tế xã hội chủ nghĩa, không phải càng quy mô lớn càng tốt. Đồng thời với nền kinh tế hiện tại khơng hồn tồn càng cơng hữu, càng thuần khiết xã hội chủ nghĩa càng tốt, mà cần đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong điều kiện lấy chế độ công hữu làm chủ thể. Từ chủ trƣơng khơi phục và duy trì nền kinh tế có nhiều thành phần, nền kinh tế cá thể đƣợc khuyến khích phát triển, các hình thức tƣ bản nhà nƣớc cũng đƣợc chú trọng.
- Tiến hành đồng thời với cải cách kinh tế, Trung Quốc chủ trƣơng thực hiện chính sách mở cửa quan hệ với thế giới bên ngoài. Tại Hội nghị XII của Đảng cộng sản Trung Quốc đã khẳng định “chính sách mở cửa là đƣờng lối chiến lƣợc khơng thay đổi, là một điều kiện cơ bản để hiện đại hóa”. Thực chất hoạt động mở cửa của Trung Quốc nhằm thu hút vốn và tranh thủ khoa học kỹ thuật, khi sản xuất và tiêu dùng ngày càng mang tính chất quốc tế hóa cao, thì hoạt động mở cửa là phản ánh xu thế khách quan của thời đại với tất cả các quốc gia có nhu cầu phát triển kinh tế.
- Cùng với việc khởi xƣớng đƣờng lối cải cách kinh tế, Trung Quốc còn tiến hành cải cách thể chế chính trị. Trung Quốc cho rằng trong thời gian qua, ở Trung Quốc đã hình thành bộ máy nhà nƣớc mang tính chất tập trung quan liêu, tổ chức thì cồng kềnh nhƣng hiệu quả trong hoạt động lại rất thấp. Bên cạnh đó có tình trạng cơng tác của Đảng và chính quyền chồng chéo lên nhau.
Qua thực tế, cải cách kinh tế đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, làm sống động nền kinh tế Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực:
- Với nông nghiệp, từ hội nghị Trung Ƣơng lần thứ 3 khóa XI (1978) đã coi “nơng nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân” và “Nhiệm vụ hàng đầu đặt ra trƣớc mắt là tập trung tinh lực làm cho nền nơng nghiệp lạc hậu mau chóng phát triển”.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, sự phát triển gắn với việc điều chỉnh phƣơng hƣớng đầu tƣ giữa công nghiệp và nông nghiệp giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Tính từ năm 1979 Trung Quốc đã giảm bớt quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nặng. Đồng thời Trung Quốc chú trọng tăng quy mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nhẹ. Do vậy, trong những năm qua, cơ cấu của nền kinh tế đã bƣớc đầu giảm đƣợc tỷ lệ mất cân đối giữa công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Trong thời gian này, khả năng sản xuất của công nghiệp tăng nhanh. Vào năm 1980 sản lƣợng dầu mỏ đạt 106 triệu tấn, nhƣng năm 1987 sản lƣợng dầu mỏ là 134 triệu tấn, than là 899 triệu tấn. Nhìn chung, từ năm 1979 - 1985, về giá trị sản lƣợng cơng nghiệp, tốc độ tăng bình qn hàng năm là 10,1%.
- Những hoạt động kinh tế đối ngoại chính sách mở cửa đã tạo ra những chuyển biến quan trọng, góp phần to lớn làm sống động nền kinh tế.
- Trong những sau cải cách, kim ngạch ngoại thƣơng của Trung Quốc tăng nhanh. Năm 1978 là 20,6 tỷ đô la, năm 1987 là 83,7 tỷ đô la, nghĩa là tăng lên gấp 4 lần. Điều đáng chú ý là sự tăng nhanh trong lĩnh vực ngoại thƣơng của Trung Quốc không phải chỉ so với giai đoạn trƣớc đây, mà còn nhanh hơn tốc độ của nhiều nƣớc trên thế giới. Trong nhũng khoảng thời gian 10 năm (1978-1987), tốc độ bình quân với hoạt động ngoại thƣơng của các nƣớc trong hội đồng tƣơng trợ kinh tế các nƣớc xã hội chủ nghĩa (SEV) là 7 - 8%, các nƣớc thuộc khối thị trƣờng chung châu Âu (EEC) là 3,1%, nhƣng tỷ lệ này ở Trung Quốc là 18,9%. Theo thống kê của Chính phủ Trung Quốc, trong thời gian 10 năm (1978-1987) thì hoạt động ngoại thƣơng của Trung Quốc tăng gấp 4 lần, sản xuất công nghiệp tăng 2,5 lần, sản xuất nông nghiệp tăng 2,25 lần. Tốc độ phát triển của ngoại thuơng tăng nhanh hơn tốc độ phát triển của sản xuất. Điều đó chỉ ra rằng vai trị của ngoại thƣơng tác động trở lại với sự phát triển kinh tế trong nƣớc rất quan trọng.
- Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, Trung Quốc còn tranh thủ vay vốn của quỹ tiền tệ quốc tế với điều kiện rất thuận lợi và chú trọng sử dụng nó có hiệu quả. Năm
1982, Trung Quốc đã vay của ngân hàng thƣơng mại quốc tế 10,8 tỷ đơ la để thanh tốn tiền nhập khẩu thiết bị đồng bộ. Các nƣớc Tây Đức, Nhật, Anh ...cũng cung cấp tín dụng dài hạn với lãi suất thấp ƣu đãi cho Trung Quốc. Tháng 10 năm1984, Tây Đức cho Trung Quốc vay 50 triệu Mác, với lãi suất 2% trả trong 30 năm.
Với chính sách mở cửa của Trung Quốc, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho tƣ bản nƣớc ngoài đầu tƣ trực tiếp.
Từ năm 1978 - 1985, vốn đầy tƣ của tƣ bản nƣớc ngồi vào các xí nghiệp hợp doanh là 16,2 tỷ đơ la, trong đó 5 tỷ đơ la đầu tƣ vào thăm dò và khai thác mỏ, số còn lại là đầu tƣ vào cơng nghiệp nhẹ, điện tử, hóa chất, luyện kim ... Nhìn vào hoạt động đầu tƣ của nƣớc ngoài vào Trung Quốc chủ yếu tập trung vào sản xuất, chiếm tới 70% trong tổng số xí nghiệp tƣ bản nƣớc ngồi đầu tƣ, do vậy, số xí nghiệp phi sản xuất chỉ chiếm 25%.
Hoạt động đầu tƣ của nƣớc ngồi đã đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của các đặc khu kinh tế và thành phố mở cửa. Tỉnh Quảng Đông năm 1979, giá trị sản phẩm sản xuất ra là 60 triệu nhân dân tệ, nhƣng tới năm 1987 là 8 tỷ nhân dân tệ.
Nhƣ vậy, mức tăng trƣởng thật là “thần kỳ” gấp 120 lần. Nhìn chung trong những năm qua, chính sách mở cửa đã đem lại những kết quả đáng chú ý. Ở Trung Quốc, việc đầu tƣ của nƣớc ngồi làm xuất hiện 5000 xí nghiệp hợp doanh, 120 xí nghiệp nƣớc ngồi độc doanh. Tính tới năm 1987, có 40 nƣớc trong thế giới tƣ bản đã đầu tƣ kinh doanh vào Trung Quốc với 8796 hợp đồng kí kết. Trung Quốc đã sử dụng 31,9 tỷ đô la vốn đầu tƣ của nƣớc ngồi. Trong q trình hợp tác kinh doanh, Trung Quốc đã sử dụng 7000 kĩ sƣ, kỹ thuật viên của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật.
Riêng trong quan hệ với các nƣớc trong khối SEV, tính tới năm 1983 sau hơn 20 năm gián đoạn, Trung Quốc và Liên Xô lại nối quan hệ kinh tế. Năm 1985, Liên Xô đã giúp Trung Quốc cải tạo lại 14 cơng trình cơng nghiệp cũ và xây dựng 7 cơng trình cơng nghiệp mới. Với các nƣớc Đông Âu trong khối SEV, từ năm 1984 bắt đầu quay lại hợp tác với Trung Quốc. Các nƣớc này nhận giúp Trung Quốc cải tạo 79 cơng trình cơng nghiệp trị giá 80 triệu đô la thuộc các ngành chết tạo máy, luyện kim, hóa chất, điện tử, ...
Trên đây là những vấn đề kinh tế diễn ra trong thời kỳ cải cách mở cửa ở Trung Quốc đã thu hút đƣợc những thành tựu to lớn. Khối lƣợng tổng sản phẩm xã hội năm 1988 đạt tới 1092 tỷ nhân dân tệ. Trung Quốc đã cơ bản giải quyết đƣợc vấn đề ăn no, mặc ấm cho 1 tỷ ngƣời. Trung Quốc đã tạo việc làm cho 70 triệu ngƣời ở thành phố và 80 triệu nông dân đã chuyển sang khu vực kinh tế phi nông nghiệp. Tất cả những điều nêu trên phản ánh xu hƣớng tiến bộ trong phát triển kinh tế và tổ chức phân công lao động xã hội ở Trung Quốc.
Tuy vậy, trong nền kinh tế vẫn tồn tại khơng ít khó khăn và những khó khăn ấy khơng phải dễ dàng giải quyết đƣợc.
- Cụ thể tình trạng mất cân đối giữa các ngành đã giảm, nhƣng việc khắc phục nó vẫn đang dai dẳng vì tốc độ tăng trƣởng của cơng nghiệp trong những năm qua vẫn cao. Ứng phó với vấn đề này, trong việc điều chỉnh nền kinh tế, nhà nƣớc đã giảm đầu tƣ cơ bản, nhƣng chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Năm 1987, đầu tƣ cơ bản vẫn chiếm 1/8 tổng thu nập quốc dân.
- Việc hiện đại hóa có những giới hạn của nó. Do vậy, cịn nhiều xí nghiệp trang bị kỹ thuật kém, sản xuất hiệu quả thấp. Trên thực tế có khoảng 1/6 số xí nghiệp bị thua lỗ trong kinh doanh và có nguy cơ phải giải thể hoặc sát nhập.
- Trong nông nghiệp, Trung Quốc thực hiện chế độ khốn, tuy đã khắc phục đƣợc tình trạng bế tắc lâu dài ở nông thôn, nhƣng lại phát sinh những vấn đề mới phải giải quyết. Vì khốn trong nơng nghiệp hạn chế vai trị của khoa học kỹ thuật, mà nguyên nhân sâu xa là do điều kiện của sản xuất nông nghiệp quy định. Qua thực tế chỉ rõ khuynh hƣớng phân tán trong sử dụng ruộng đất đã gây khó khăn cho việc áp dụng khóa học kỹ thuật. Bên cạnh đó chế độ khốn tới hộ nơng dân làm cho tính kế hoạch phát triển kinh tế và sản xuất bị ảnh hƣởng, vì hoạt động của ngƣời nông dân đơn thuần chạy theo cơ chế chế thị trƣờng. Nhìn vào nơng thơn Trung Quốc trong mấy năm có khoảng 105 lao động ở nông thôn là những ngƣời làm thuê. Đồng thời, cũng trong hồn cảnh ấy thì nhiều hộ nơng dân giàu lên rất nhanh.
Nhìn vào kinh tế Trung Quốc hơn 10 năm, chính sách cải cách và mở cửa với nội dung chƣa hồn chỉnh của nó đã làm sâu sắc thêm những tiêu cực trong xã hội. Những hiện tƣợng nhƣ đầu cơ, tích trữ, tham nhũng hay hiện tƣợng kinh doanh sản xuất chạy theo cơ chế thị trƣờng gây ra những cẳng thẳng trong tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh. Xét trên phạm vi chung của nền kinh tế, Trung Quốc chƣa tìm ra đƣợc giải pháp tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa quản lý vi mô và quản lý vĩ mô. Qua thực tế có biểu hiện Nhà nƣớc chƣa quản lý thống nhất các hoạt động xuất khẩu trên phạm vi cả nƣớc. Trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế đang đứng trƣớc nhiều biến động, nhƣng có hiện tƣợng Nhà nƣớc chƣa xác định rõ mối quan hệ giữa quản lý hành chính và quản lý kinh doanh. Do vậy, khi giải quyết các công việc cụ thể nhiều khi còn lúng túng, bị động.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở rộng cửa ra thế giới trong những năm qua nhằm tranh thủ vốn kỹ thuật, nhƣng chƣa đạt đƣợc ý đồ mong muốn. Nhìn chung, với hoạt động đầu tƣ của nƣớc ngồi chƣa có quy mơ lớn, việc chuyển giao cơng nghệ cịn nhiều hạn chế, vì nó chƣa tập trung vào những ngành then chốt gắn liền với khoa học kỹ thuật hiện đại.