8.1.1 .Kinh tế Việt Nam thời kỳ tiền phong kiến
8.2. Kinh tế Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị
8.2.1. Kinh tế Việt Nam từ khi Pháp xâm lƣợc đến chiến tranh thế giới lần thứ hai
- Chính sách bóc lột của Pháp ở Việt Nam
Cuộc khai thác lần thứ nhất (1858 -1918) tƣ bản Pháp đã nặng về thƣơng mại, chú trọng xuất cảng hàng hóa hơn là xuất cảng tƣ bản, Pháp đầu tƣ vào Việt Nam còn ở mức độ thấp và dè dặt, chủ yếu là để vay nặng lãi. Phƣơng thức kinh doanh của chúng còn rất lạc hậu – theo phƣơng thứ kinh doanh phong kiến.
Cuộc khai thác lần thứ hai từ sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tƣ bản Pháp đã chú trọng xuất cảng tƣ bản hơn xuất cảng hàng hóa. Bên cạnh việc tiếp tục cho vay nặng lãi, chúng đã tăng cƣờng khai thác thuộc địa, đầu tƣ khai thác vào Việt Nam mạnh hơn, phƣơng thức kinh doanh của Pháp lần này đã có sự thay đổi có phần kinh doanh theo phƣơng thức tƣ bản chủ nghĩa.
Đặc điểm kinh tế thời này là: + Nền nông nghiệp hết sức lạc hậu
+ Công nghiệp nhỏ bé què quặt và thủ công nghiệp bị chèn ép + Giao thông vận tải thấp kém
+ Thƣơng nghiệp bị Pháp nắm độc quyền + Tài chính tiền tệ bị phụ thuộc.
- Kinh tế trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ 2 ( 1939 - 1945) Chính sách “kinh tế chỉ huy” của Nhật - Pháp.
Trong thời gian này Nhật thúc ép Pháp phải thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” và biến nền kinh tế nƣớc ta thành nền kinh tế chiến tranh.
Nội dung của chính sách “kinh tế chỉ huy” là kiểm sóat sản xuất, kiểm sốt nhập cảng, kiểm sốt việc phân phơi hàng hóa và kiểm sốt giá cả. Thực chất của chính sách “kinh tế chỉ huy” là tăng cƣờng độc quyền về kinh tế để thu đƣợc lợi nhuận tối đa, để cung cấp cho bọn Nhật và để tổng động viên phục vụ thực hiện chiến tranh.
Nền kinh tế thời kỳ này có một số đặc điểm mới
+ Sản xuất nông, cơng nghiệp phục vụ chiến tranh, vận tải rất khó khăn. + Thƣơng nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ.
+ Tăng thuế và lạm phát nghiêm trọng.
8.2.3. Kinh tế trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Cách mạng tháng 8 thành cơng, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hịa tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 năm1945. Nhƣng chỉ đƣợc 3 tuần lễ sau đó tức là ngày 23 tháng 9 năm 1945 thực dân Pháp quay lại gây hấn ở Nam bộ. Rồi chúng đánh dần ra các nơi
khác. Với tinh thần “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ” nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc kháng chiến chống lại chúng.
Kinh tế trong năm đầu dau cách mạng tháng 8 (1945 - 1946)
* Khẩn trương mở chiến dịch cứu đói.
Đầu năm 1945 ở nƣơc ta xảy ra một nạn đói khủng khiếp làm cho hơn 2 triệu đồng bào bị thiệt mạng. Chính bọn Pháp, bọn Nhật là kẻ thủ phạm đã gây ra.
Sau cách mạng tháng tám, nạn đói có phần dịu đi do cách mạng phá kho thóc của Pháp, Nhật để chia cho dân và vì vụ chiêm 1945 đã có thêm một số thóc. Nhƣng nạn đói khơng dịu đi hơn mà trở lên trầm trọng, hàng vạn ngƣời có nguy cơ bị chết đói , vì số thóc trên có ít, mà vụ mùa năm 1945 bị thất thu 50% do có trận lụt lớn, làm cho 9 tỷnh ở Bắc bộ vì vỡ đê. Đó là một thử thách to lớn một đe dọa nghiêm trọng đối với sự phát triển của cách mạng.
Do vậy, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch đã đề ra phải khẩn trƣơng mở chiến dịch cứu đói. Đó là một trong hai nhiệm vụ quan trọng của cả nƣớc lúc ấy (cứu đói ở miền Bắc và kháng chiến ở miền Nam).
Để tiền hành cứu đói, nhà nƣớc đã thực hiện nhiều biện pháp trong đó có những biện pháp cấp bách nhƣ vận động phong trào nhƣờng cơm sẻ áo, tổ chức cứu đói ở các nơi khuyến khích chở thóc gạo từ Nam ra Bắc, cấm xuất cảng gạo, ngô, đỗ, cấm đầu cơ tích trữ thóc gạo. Ngày 29 tháng11 năm1945 chính phủ lại ra quyết định địa chủ phải giảm tô 25% và xóa bỏ những món nợ lâu đời ở nơng thơn. Đồng thời chính phủ cũng đã tiến hành một số biện pháp cơ bản và lâu dài nhƣ vận động toàn bộ dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, vận động trồng mầu ngắn ngày ở các nơi chia lại công điền. Ai không sử dụng hết ruộng đất ủy ban nhân dân sẽ cho nông dân mƣợn để trồng màu. Những quãng đê vỡ đã đƣợc hàn khẩu lại, hệ thống nông giang đƣợc sửa chữa lại.
Do đó, chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1945 diện tích trồng màu ở Bắc bộ đã tăng lên 3 lần vào năm 1946 sản lƣợng lúa đã vƣợt hơn năm 1944 là 38,8%. Nhờ nạn đói đã đƣợc chặn đứng chiến dịch cứu đói đã đạt đƣợc thắng lợi rực rỡ. Thắng lợi ấy là một kỳ công của chế độ dân chủ nhân dân và đã có tác dụng trọng yếu trong việc củng cố và bảo vệ chính quyền nhân dân.
* Đấu tranh xây dựng một nền tài chính tiền tệ độc lập:
Về tài chính: Trƣớc hết nhà nƣớc kêu gọi sự đóng góp tự nguyện của nhân dân, lập các quỹ quyên góp: quỹ độc lập và “Tuần lễ vàng” Hai quỹ này đƣợc nhân dân nhiệt liệt hƣởng ứng. Kết quả thu đƣợc 20 triệu đồng và 370 kg vàng (bằng số thuế thân và thuế điền thu của cả nƣớc trong 1 năm dƣới thời Pháp thuộc). Kết quả đã nói lên lịng kiên quyết giữ vững độc lập của nhân dân ta. Ngồi ác quỹ qun góp trên
cịn có một số hình thức đóng góp tự nguyện khác nhƣ “hũ gạo ni quân” nuôi dƣỡng cán bộ, bộ đội lập quỹ vệ quốc đồn, đón thƣơng binh về làng.
Những hình thức tài chính đặc biệt dựa vào lịng u nƣớc của nhân dân ta mang lại những kết quả đáng kể, góp phần giải quyết những khó khăn về tài chính trong những ngày đầu cách mạng. Nhƣng nó cũng có nhƣợc điểm là khơng thành nghĩa vụ, không ổn định và không công bằng trong việc đóng góp. Do đó Nhà nƣớc đã dần dần quy định sự đóng góp theo chế độ: Đầu tiên là bãi bỏ những thứ thuế nô dịch và bất công do chế độ cũ để lại nhƣ thuế đinh, thuế rƣợu, muối, thuốc phiện,…
Việc bãi bỏ những thứ thuế nơ dịch và bất cơng đó đã có ý nghĩa chính trị rất lớn lao. Nhƣng cũng gây lên nhiều khó khăn nhất định cho ngân sách nhà nƣớc. Sau đó Nhà nƣớc đã từng bƣớc xây dựng chế dộ thuế khóa mới: Tiếp tục thu thuế quan vì thuế này cịn thể hiện chủ quyền của 1 nƣớc độc lập, thuế đồn điền vẫn tiếp tục thu nhƣng giảm đi 20% đổi lại thuế đánh vào lãi thƣơng mại, kĩ nghệ canh nông, lƣơng bổng và thi hành từ 1 tháng1 năm1946.
Đồng thời với việc phải thu, Nhà nƣớc quản lý chi, thực hiện nguyên tắc triệt để chi tiêu hƣớng vào việc thực hiện ba nhiệm vụ cơ bản: diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, nhƣng đặc biệt là chi phục vụ sản xuất, giảm những chi tiêu không cần thiết, cán bộ lúc đó tình nguyện “cơm nhà việc nƣớc” hay chỉ lĩnh sinh hoạt phí, thực hiện một chính phủ “ít tốn tiền” mà Mác đã nêu ra khi tổng kết xã hội Pari.
Về tiền tệ: Hồi đầu cách mạng, Nhà nƣớc ta chƣa có đồng tiền riêng nên thƣờng phải bị động với những thủ đoạn gây rối của bọn Pháp. Do đó chính phủ chủ trƣơng một mặt cho lƣu hành giấy bạc Đơng Dƣơng trong một thời gian nữa (vì nó là tài sản của nhân dân) mặt khác đã cho chuẩn bị phát hành giấy bạc Việt Nam.
Tiếp đó ngày 31 tháng 1 năm 1946 Chính phủ đã cho phát hành giấy bạc Việt Nam tại miền Nam Trung bộ, từ vĩ tuyên 16 trở vào, vì nơi đây khơng có qn đội nƣớc ngồi chiếm đóng, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở đây triệt để hơn, các lực lƣợng phản động bị quét đến tận gốc nên việc phát hành tiền mới không bị phá hại.
Đến ngày 16 tháng 8 năm1946 Chính phủ quyết định mở rộng việc phát hành giấy bạc Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc Trung Bộ.
Và ngày 16 tháng 8 năm1946 trong kỳ họp thứ hai, Quốc hội đã cho phát hành giấy bạc Việt Nam trong toàn quốc, thế là chỉ hơn 1 năm sau cách mạng, nƣớc Việt Nam đã có đồng tiền riêng của mình.
Đƣợc pháp luật cho phát hành trong tồn quốc, đƣợc nhân dân tín nhiệm. Đó là một thắng lợi to lớn trong lịch sử tiền tệ ở Việt Nam và một thành tựu to lớn trong lịch sử tiền tệ Việt Nam và một thành tựu to lớn trong quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
Về cơng nghiệp: Chính phủ đã tiêu thụ đặc lợi đặc quyền của bọn thực dân và giành lại chủ quyền của ta nhƣ thủ tiêu đặc quyền khai mỏ của thực dân Pháp, nhà máy và tƣ bản Pháp đƣợc tiếp tục kinh doanh một số nhà máy nhƣ điện, nƣớc, ở thành phố, than ... nhƣng phải tuân theo luật lệ và chịu sự kiểm soát của ta. Chủ trƣơng này đã ngăn ngừa đƣợc sự phá hoại của họ đã tránh đƣợc sự xáo trộn không cần thiết.
Về giao thông vận tải: Việc cấp bách là sửa chữa những chỗ bị bom đạn tàn phá trong chiến tranh thế giới lần thứ hai nhƣ: Về đƣờng bộ đã sửa chữa đƣợc 50 trong số 60 chiếc cầu bị bắn phá, sửa đƣợc 500 km đƣờng bộ, về đƣờng sắt sửa xong đƣợc 15 trong số 18 chiếc cầu bị bom phá, tu sửa đƣợc 32 km đƣờng bị hƣ hỏng… chƣa đầy 1 tháng sau đƣờng xe lửa Việt Nam đã đƣợc tổ chức lại, xe lửa đã đi đƣợc từ Nam ra Bắc và ngƣợc lại. Chính phủ tiêu quyền kinh doanh đƣờng xe lửa Hải Phòng - Vân Nam của công ty xe lửa Vân Nam của Pháp và giao cho bộ giao thơng cơng chính nƣớc ta quản lý.
Về thƣơng nghiệp: Ngày 5 tháng 9 năm1945 chính phủ ra xác lệnh thủ tiêu những luật lệ cấm chợ ngăn sông, ngày 22 tháng 9 năm 1945 ra sác lệnh bác bỏ các nghiệp đoàn độc quyền kinh doanh. Chính phủ khuyến khích tƣ bản, tƣ nhân mở rộng kinh doanh thành lập hội thƣơng gia Việt Nam để nghiên cứu các vấn đề thƣơng nghiệp, đồng thời chính phủ kiên quyết nắm chủ quyền về ngoại thƣơng thủ tiêu các luật lệ của Pháp đặt ra, ngày 9 tháng11 năm1945 chính phủ tuyên bố hủy bỏ quyền ƣu tiên xuất nhập khẩu đối với tƣ bản Pháp.
Sau khi thực dân Pháp gây hấn ở Nam Kỳ (ngày 23 tháng 9 năm 1945) nền kinh tế nƣớc ta chuyển sang thời chiến: ở những thành phố địch đã chiếm đƣợc ta tiến hành bao vây và phá hoại kinh tế địch, bất hợp tác với địch. Ở những vùng nông thôn địch sẽ đi qua ta thực hiện chính sách “vƣờn khơng nhà trống” và cả nƣớc thực hiện phong trào “ủng hộ kháng chiến Nam Bộ “các đơn vị Nam tiến đƣợc tổ chức, các công binh xƣởng đƣợc thành lập ở khắp nơi, tiến hành thu lƣợng máy móc nguyên liệu để di chuyển lên Việt Bắc.
Chính sách kinh tế kháng chiến bao gồm 2 mặt: 1 là phá hoại kinh tế địch, 2 là xây dựng kinh tế Việt Nam.
Phá hoại kinh tế địch bằng nhiều cách: phá hủy máy móc kho tàng, đƣờng giao thơng vận tải làm vƣờn không nhà trống, không cho địch vơ vét lƣơng thực, của cải để thực hiện thủ đoạn “ lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.