Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 116 - 134)

Bảng 3 .8 Kết quả khảo sát các dự toán lập trong các DNSX cơ khí Việt Nam

Bảng 3.14 Đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình

Model Summary

Model R R Square Adjusted R

Square Std. Error of the Estimate Durbin- Watson 1 ,751a ,564 ,555 1,52791 2,077 a. Predictors: (Constant), CNT, CTR, QTR, KTV, NQT b. Dependent Variable: MAMD

ANOVA

Model Sum of

Squares Mean Square F sig

1 Regression 83,443 20,861 106,031 ,000b

Residual 44,660 ,197

Total 128,103

Dữ liệu ở Bảng 3.14 cho thấy mơ hình nghiên cứu xây dựng là phù hợp với mức ý nghĩa 0,05. Bên cạnh đó, hệ số R2 điều chỉnh = 0,555 > 0.5 và thống kê F kiểm định độ phù hợp mơ hình có Sig. = 0,000 < 0,05, điều đó cho thấy 5 biến độc lập đã giải thích được 55,5% sự thay đổi của biến phụ thuộc.

Kết quả phân tích hồi quy về các yếu tố tác động đến KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam như sau (Phụ lục 3.11):

Yếu tố “Sự tham gia của nhà quản trị” (NQT) và “Mức độ trang bị phương tiện hỗ trợ

thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT” (CNT) khơng có ý nghĩa thống kê do

giá trị Sig. lần lượt là = 0,445 và 0,226 >> 0,05. Điều đó có nghĩa là 2 yếu tố này khơng có tác động đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong DN” (MAMD). Như vậy, giả thuyết H2 và giả thuyết H5 khơng được chấp nhận.

Ba yếu tố cịn lại gồm:“Áp lực cạnh tranh”(CTR),“Trình độ của nhân viên kế tốn”(KTV)

và “Qui trình cơng nghệ sản xuất” (QTR) đều có ý nghĩa thống kê với giá trị Sig. < 0.05, hệ số

phóng đại phương sai (Variance inflation factor - VIF) đều <2 nên có thể kết luận các yếu tố “Áp

lực cạnh tranh, “Trình độ của nhân viên kế tốn” và “Qui trình cơng nghệ sản xuất” đều có ảnh

hưởng đến “Áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các DNSX cơ khí Việt Nam”. Do đó các giả thuyết H1, H3, H4 được chấp nhận.

Từ kết quả phân tích, mơ hình hồi quy mẫu thu được (với phần dư ei là ước lượng của Ui):

MAMD i = 0,547 + 0,339 CTR i + 0,166 KTV i + 0,372 QTR i (1) Trong đó:

MAMD: Áp dụng KTQT với việc ra quyết định ngắn hạn CTR: Áp lực cạnh tranh

KTV: Trình độ của nhân viên kế tốn QTR: Quy trình cơng nghệ

3.4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Tiến hành phân tích mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc có thể dự báo như sau:

Yếu tố “Quy trình cơng nghệ” (QTR) được đánh giá là tác động mạnh nhất trong việc

thúc đẩy các DNSX cơ khí Việt Nam tăng cường áp dụng các kỹ thuật KTQT để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin hỗ trợ việc RQĐ ngắn hạn của NQT với hệ số Beta là 0,372. Theo tác giả, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của các DNSX cơ khí Việt Nam. Quy trình cơng nghệ trước hết tác động đến việc đầu tư vào TSCĐ, máy móc, thiết bị và các điều kiện sản xuất, từ đó đặt ra nhu cầu thơng tin về các nguồn lực để đầu tư và thông tin để kiểm sốt quy trình sản xuất mới. Việc kiểm sốt tốt yếu tố này sẽ giúp DN có những QĐ thoả đáng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Tại các DNSX cơ khí được khảo sát, theo quy mơ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm và quy trình cơng nghệ, các DN thường áp dụng đồng thời sản xuất theo đơn hàng và sản xuất hàng

loạt theo quá trình. Với mỗi loại hình sản xuất lại đặt ra những yêu cầu nhất định đối với quy trình cơng nghệ, từ đó tác động đến cách thức tổ chức thu thập, xử lý thông tin, phân tích thơng tin và cung cấp thơng tin KTQT cho việc ra quyết định.

“Áp lực cạnh tranh” là yếu tố đóng vai trị thứ hai trong việc thúc đẩy các DN thực hiện các nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn. Kết quả này hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu đã công bố được thực hiện trong các DN hoạt động trong những lĩnh vực khác (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012; Trần Ngọc Hùng, 2016; Bùi Tiến Dũng, 2018; Đỗ Thị Hương Thanh, 2019...). Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, áp lực cạnh tranh tăng lên 1 đơn vị sẽ thúc đẩy việc áp dụng các nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam tăng trung bình khoảng 0,339 đơn vị. Theo tác giả, điều này có thể được lý giải là do trong bối cảnh công nghệ sản xuất luôn thay đổi, chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ ngày càng rút ngắn, cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN nói chung, trong đó có các DNSX ngày càng khốc liệt. Hiện nay, các DNSX cơ khí Việt Nam đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn với các DN liên doanh và các DN có vốn đầu tư nước ngoài trên nhiều phương diện: NVL đầu vào, trình độ và kỹ năng của người lao động, thiết bị sản xuất, kênh phân phối, giá thành sản xuất, giá bán, thị phần, sự đa dạng hóa, mẫu mã và chất lượng sản phẩm... Những điều này là động lực buộc các DN phải tăng cường áp dụng và từng bước hoàn thiện các nội dung KTQT như: thu thập đầy đủ thơng tin thích hợp về hoạt động SXKD, phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho các mục đích quản lý, xây dựng ĐMCP,...

“Trình độ của nhân viên kế tốn” cũng được đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng đến “áp

dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam” nhưng mức độ ảnh

hưởng không lớn. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi, mỗi điểm tăng của trình độ nhân viên kế tốn có thể làm tăng mức độ áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn lên 0,166 điểm. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu tiền nghiệm. Điều này cũng rất dễ giải thích bởi trong q trình tuyển dụng nhân sự kế tốn, các DN cơ khí ln “cố gắng” tuyển được nhân sự có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, được đào tạo bài bản để có thể xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với khối lượng lớn và rất phức tạp của các DN. Theo tìm hiểu, trên 95% kế tốn viên của các DN khảo sát có trình độ ĐH, trong một số DN lớn kế tốn có trình độ thạc sĩ. Một bộ phận rất nhỏ có trình độ cao đẳng nhưng trong q trình cơng tác đều được các DN yêu cầu học tập để nâng cao trình độ chun mơn và hồn thiện hồ sơ năng lực cá nhân.

Theo kết quả khảo sát, 2 yếu tố “Nhà quản trị” và “Trang bị phương tiện hỗ trợ thu thập,

xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin” khơng có ảnh hưởng thúc đẩy các DNSX cơ khí Việt

Nam áp dụng KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn. Đây chính là điểm khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu tiền nghiệm được thực hiện trong các DN hoạt động trong một số lĩnh vực khác. Từ kết quả khảo sát có thể lý giải kết quả này như sau:

Qua tìm hiểu thực tế, đa số NQT cấp cao và cán bộ quản lý các cấp trong các DNSX cơ khí Việt Nam là những người trưởng thành từ đội ngũ kỹ sư, công nhân kĩ thuật. Họ được đào tạo bài bản về chuyên mơn, có kinh nghiệm làm việc và nhiều năm

cống hiến cho công ty nên được đề bạt giữ các chức vụ quản lý nhưng các kỹ năng quản trị, quản lý và tổ chức nguồn lực sản xuất DN không phải là thế mạnh của đội ngũ này, thậm chí cịn nhiều hạn chế so với NQT của các DN khác, đặc biệt là so với các DN liên doanh, liên kết với nước ngoài. Những hạn chế này là rào cản lớn đối với NQT các DN khi vận dụng các công cụ quản trị hiện đại trong q trình điều hành DN, trong đó có KTQT. Vì lẽ đó, các đối tượng

khảo sát trong nghiên cứu này chưa cảm nhận được rõ “Sự tham gia của nhà quản trị” với việc áp dụng các kỹ thuật để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn trong DN.

Bên cạnh đó, việc trang bị phương tiện hỗ trợ cơng việc kế tốn nói chung, đặc biệt là hỗ trợ cho quá trình thu thập, xử lý, phân tích và truyền đạt thơng tin KTQT trong các DN cơ khí là điều tất yếu bởi khối lượng dữ liệu KTQT cần thu thập, xử lý và chuyển thành thơng tin hữu ích là rất lớn. Hiện nay 100% các DN đều đã trang bị thiết bị phần cứng (hệ thống máy tính, mạng nội bộ, mạng internet) khá hiện đại, đồng bộ và sử dụng các phần mềm kế tốn phù hợp để hỗ trợ cơng tác kế tốn. Nhiều DN cịn sử dụng các thiết bị đa chức năng kết hợp phô tô, in ấn và scan và các thiết bị phần cứng có các đặc điểm nổi bật như khả năng dịch chuyển, màn hình cảm ứng, máy quét mã vạch…hỗ trợ việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT. Tuy nhiên, chưa có nhiều DN sử dụng phần mềm hoạch định tổng thể ERP hỗ trợ quản trị DN nói chung và cho cơng tác kế tốn nói riêng mà thường được thực hiện thủ công trên phần mềm Microsoft Exel. Việc kết nối thông tin giữa các bộ phận trong DN, mức độ tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu cịn nhiều hạn chế, mất thời gian và chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu của NQT. Hơn nữa, bản thân các thiết bị phần cứng, phần mềm luôn dễ dàng bị thay thế bởi các thiết bị ra đời sau đó. Trong khi các DN chưa dành nhiều sự quan tâm đến việc đổi mới, và nâng cấp cho hệ thống phương tiện hỗ trợ cơng tác kế tốn. Vì vậy, việc trang bị phương tiện hỗ trợ trong các DNSX cơ khí Việt Nam hiện nay được đánh giá là chủ yếu phục vụ cho KTTC mà chưa có nhiều hỗ trợ cho việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT.

3.5. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các

doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam

3.5.1. Những kết quả đạt được

Kết quả thu được từ phương pháp nghiên cứu các trường hợp điển hình, điều tra khảo sát tại các DN thuộc Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam cho thấy việc áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn tại các đơn vị đã đạt được những kết quả nhất định:

3.5.1.1. Về thu thập thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra quyết định ngắn hạn

Việc thu thập thông tin ban đầu trong các DNSX cơ khí Việt Nam được thực hiện khoa học, bài bản. Bộ phận kế tốn đã xác định được nhu cầu thơng tin cho việc RQĐ ngắn hạn của NQT, từ đó xác định nội dung thơng tin cần thu thập và lựa chọn nguồn thu thập thông tin liên quan đến cả thông tin tài chính và thơng tin phi tài chính, gồm cả thơng tin về các tiêu chuẩn nội bộ, thông tin dự báo tương lai về môi trường kinh doanh, dự báo tương lai về khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực của DN cùng với thông tin về kết quả thực hiện.

Để thu thập thông tin về các tiêu chuẩn nội bộ và thông tin dự báo tương lai, các DNSX cơ khí đã có quy định phân quyền, trao trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân và các phòng ban, bộ phận liên quan trong việc cung cấp từng loại thông tin gắn với phần hành phụ trách khi kế toán yêu cầu. Trong một số trường hợp cụ thể, các DN đã tiến hành thu thập thông tin dự báo tương lai thông qua phỏng vấn, khảo sát thị trường, thuê chuyên gia tư vấn. Điều đó giúp kế tốn có thêm các thơng tin thích hợp để phân tích và hỗ trợ NQT ra quyết định.

Để thu thập thơng tin kết quả thực hiện, kế tốn các phân loại các thông tin cần thu thập, mã hố rõ ràng theo từng loại, nhóm chi tiết phục vụ yêu cầu quản trị, đảm bảo cho việc nhận diện đơn giản. Công cụ sử dụng là hệ thống chứng từ kế toán, TK kế toán, sổ kế toán được các DN tổ chức khá hợp lý, có tính chất đồng bộ, thống nhất đã giúp thông tin được liên kết với nhau, tạo điều kiện cho việc tìm kiếm, thu thập thơng tin dễ dàng, linh hoạt và kịp thời. Phương tiện thu thập thơng tin (hệ thống máy tính, mạng viễn thơng, phần mềm kế tốn…) được các DN trang bị khá hiện đại. Nhiều DN đã bước đầu ứng dụng hệ thống phần mềm ERP tích hợp thơng tin trong quản trị DN.

Để đảm bảo các yêu cầu đối với thông tin cho việc RQĐ ngắn hạn, việc kiểm sốt chất lượng thơng tin đầu vào luôn được các DN quan tâm. Các thông tin ban đầu thu thập ln được nhân viên có thẩm quyền xét duyệt trước khi nhập liệu vào cơ sở dữ liệu ở các cấp quản lý khác nhau từ cửa hàng kinh doanh, đến chinh nhánh, đến các bộ phận trong phịng kế tốn... 100% các DN đều in chứng từ, sổ kế toán, báo cáo KTQT để lưu trữ song song với lưu trữ trên phần mềm và máy tính. Thời gian lưu trữ các thơng tin tuân thủ đúng quy định hiện hành.

3.5.1.2. Về xử lý và phân tích thơng tin thơng tin kế tốn quản trị cho việc ra quyết

định ngắn hạn

Đối với các quyết định liên quan đến hoạch định

Hệ thống dự toán đã được các DN lập cho các kỳ kế toán (tháng, quý, năm), giúp NQT luôn bám sát được các mục tiêu của DN. Ngồi ra, các loại dự tốn cũng là căn cứ để NQT các cấp kiểm soát được việc thực hiện các kế hoạch do cấp mình quản lý, chịu trách nhiệm và giúp NQT cấp cao đánh giá được hiệu quả hoạt động của NQT bộ phận, từ đó có cơ sở đưa ra các QĐ phù hợp.

Đối với các quyết định liên quan đến tổ chức thực hiện

100% các DN xác định giá thành theo chi phí tồn bộ. Phương pháp xác định chi phí được áp dụng phổ biến là xác định chi phí theo q trình sản xuất cho những sản phẩm sản xuất hàng loạt, liên tục theo quy trình khép kín và xác định chi phí theo đơn hàng cho những sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng. Mơ hình phân bổ chi phí được các DN lựa chọn là dựa trên khối lượng, với các tiêu thức là khối lượng sản phẩm, doanh thu, chi phí NVLTT... Với các dịng sản phẩm mới, từ các kênh tham khảo có liên quan, thơng qua sản xuất thử, nhiều DN đã xác định hệ thống chi phí mục tiêu (Target costing) làm căn cứ để xác định giá thành.

Giá bán của sản phẩm được xác định theo phương pháp cộng thêm vào chi phí cơ sở tỷ lệ % nhất định theo mục tiêu lợi nhuận của NQT. Phương pháp định giá chuyển nhượng nội bộ theo chi phí sử dụng được áp dụng đối với các loại phụ tùng, linh kiện phục vụ cho sản xuất, lắp ráp sản phẩm tại chính DN.

Kế tốn đã bước đầu sử dụng các cơng cụ như phân tích thơng tin thích hợp, phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận để xác định sản lượng và doanh thu hoà vốn và vấn cho NQT ra QĐ trong một số tình huống như: QĐ tự sản xuất hay mua ngoài các chi tiết, linh kiện, QĐ tiếp tục sản xuất hay huỷ ngang hợp đồng, quyết định nên tiếp tục duy trì hoạt đơng sản xuất hay tạm ngừng sản xuất…

Đối với các quyết định liên quan đến lãnh đạo và kiểm soát

Trong hầu hết các DNSX cơ khí Việt Nam đã sơ bộ hình thành các TTTN theo 3 dạng cơ bản là: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu và trung tâm lợi nhuận. Hỗ trợ nhà quản trị đưa ra các quyết định liên quan đến lãnh đạo và kiểm soát, các DN đã kiểm soát và đánh giá hoạt động quản lý thông qua các Trung tâm KTTN. Trong ngắn hạn, các nội dung đánh giá tập trung vào phân tích chênh lệch các chỉ tiêu tài chính như: chi phí, doanh thu và kết quả.

3.5.1.3. Về cung cấp thông tin KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn:

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 116 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w