Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 117 - 119)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.4.3. Bàn luận về kết quả nghiên cứu

Tiến hành phân tích mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc có thể dự báo như sau:

Yếu tố “Quy trình cơng nghệ” (QTR) được đánh giá là tác động mạnh nhất trong việc

thúc đẩy các DNSX cơ khí Việt Nam tăng cường áp dụng các kỹ thuật KTQT để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin hỗ trợ việc RQĐ ngắn hạn của NQT với hệ số Beta là 0,372. Theo tác giả, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của các DNSX cơ khí Việt Nam. Quy trình cơng nghệ trước hết tác động đến việc đầu tư vào TSCĐ, máy móc, thiết bị và các điều kiện sản xuất, từ đó đặt ra nhu cầu thơng tin về các nguồn lực để đầu tư và thông tin để kiểm sốt quy trình sản xuất mới. Việc kiểm sốt tốt yếu tố này sẽ giúp DN có những QĐ thoả đáng nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Tại các DNSX cơ khí được khảo sát, theo quy mơ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm và quy trình cơng nghệ, các DN thường áp dụng đồng thời sản xuất theo đơn hàng và sản xuất hàng

loạt theo quá trình. Với mỗi loại hình sản xuất lại đặt ra những yêu cầu nhất định đối với quy trình cơng nghệ, từ đó tác động đến cách thức tổ chức thu thập, xử lý thơng tin, phân tích thơng tin và cung cấp thông tin KTQT cho việc ra quyết định.

“Áp lực cạnh tranh” là yếu tố đóng vai trị thứ hai trong việc thúc đẩy các DN thực hiện các nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn. Kết quả này hồn tồn tương đồng với các nghiên cứu đã cơng bố được thực hiện trong các DN hoạt động trong những lĩnh vực khác (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012; Trần Ngọc Hùng, 2016; Bùi Tiến Dũng, 2018; Đỗ Thị Hương Thanh, 2019...). Cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, áp lực cạnh tranh tăng lên 1 đơn vị sẽ thúc đẩy việc áp dụng các nội dung KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam tăng trung bình khoảng 0,339 đơn vị. Theo tác giả, điều này có thể được lý giải là do trong bối cảnh công nghệ sản xuất luôn thay đổi, chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ ngày càng rút ngắn, cạnh tranh trong nước và quốc tế của các DN nói chung, trong đó có các DNSX ngày càng khốc liệt. Hiện nay, các DNSX cơ khí Việt Nam đang phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn với các DN liên doanh và các DN có vốn đầu tư nước ngồi trên nhiều phương diện: NVL đầu vào, trình độ và kỹ năng của người lao động, thiết bị sản xuất, kênh phân phối, giá thành sản xuất, giá bán, thị phần, sự đa dạng hóa, mẫu mã và chất lượng sản phẩm... Những điều này là động lực buộc các DN phải tăng cường áp dụng và từng bước hoàn thiện các nội dung KTQT như: thu thập đầy đủ thơng tin thích hợp về hoạt động SXKD, phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho các mục đích quản lý, xây dựng ĐMCP,...

“Trình độ của nhân viên kế tốn” cũng được đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng đến “áp

dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn trong các DNSX cơ khí Việt Nam” nhưng mức độ ảnh

hưởng khơng lớn. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng thay đổi, mỗi điểm tăng của trình độ nhân viên kế tốn có thể làm tăng mức độ áp dụng KTQT với việc RQĐ ngắn hạn lên 0,166 điểm. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu tiền nghiệm. Điều này cũng rất dễ giải thích bởi trong q trình tuyển dụng nhân sự kế tốn, các DN cơ khí ln “cố gắng” tuyển được nhân sự có trình độ chun mơn nghiệp vụ vững vàng, được đào tạo bài bản để có thể xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với khối lượng lớn và rất phức tạp của các DN. Theo tìm hiểu, trên 95% kế tốn viên của các DN khảo sát có trình độ ĐH, trong một số DN lớn kế tốn có trình độ thạc sĩ. Một bộ phận rất nhỏ có trình độ cao đẳng nhưng trong q trình cơng tác đều được các DN yêu cầu học tập để nâng cao trình độ chun mơn và hoàn thiện hồ sơ năng lực cá nhân.

Theo kết quả khảo sát, 2 yếu tố “Nhà quản trị” và “Trang bị phương tiện hỗ trợ thu thập,

xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin” khơng có ảnh hưởng thúc đẩy các DNSX cơ khí Việt

Nam áp dụng KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn. Đây chính là điểm khác biệt đáng kể so với các nghiên cứu tiền nghiệm được thực hiện trong các DN hoạt động trong một số lĩnh vực khác. Từ kết quả khảo sát có thể lý giải kết quả này như sau:

Qua tìm hiểu thực tế, đa số NQT cấp cao và cán bộ quản lý các cấp trong các DNSX cơ khí Việt Nam là những người trưởng thành từ đội ngũ kỹ sư, công nhân kĩ thuật. Họ được đào tạo bài bản về chuyên mơn, có kinh nghiệm làm việc và nhiều năm

cống hiến cho công ty nên được đề bạt giữ các chức vụ quản lý nhưng các kỹ năng quản trị, quản lý và tổ chức nguồn lực sản xuất DN không phải là thế mạnh của đội ngũ này, thậm chí cịn nhiều hạn chế so với NQT của các DN khác, đặc biệt là so với các DN liên doanh, liên kết với nước ngoài. Những hạn chế này là rào cản lớn đối với NQT các DN khi vận dụng các cơng cụ quản trị hiện đại trong q trình điều hành DN, trong đó có KTQT. Vì lẽ đó, các đối tượng

khảo sát trong nghiên cứu này chưa cảm nhận được rõ “Sự tham gia của nhà quản trị” với việc áp dụng các kỹ thuật để thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT cho việc RQĐ ngắn hạn trong DN.

Bên cạnh đó, việc trang bị phương tiện hỗ trợ cơng việc kế tốn nói chung, đặc biệt là hỗ trợ cho quá trình thu thập, xử lý, phân tích và truyền đạt thơng tin KTQT trong các DN cơ khí là điều tất yếu bởi khối lượng dữ liệu KTQT cần thu thập, xử lý và chuyển thành thơng tin hữu ích là rất lớn. Hiện nay 100% các DN đều đã trang bị thiết bị phần cứng (hệ thống máy tính, mạng nội bộ, mạng internet) khá hiện đại, đồng bộ và sử dụng các phần mềm kế tốn phù hợp để hỗ trợ cơng tác kế tốn. Nhiều DN cịn sử dụng các thiết bị đa chức năng kết hợp phô tô, in ấn và scan và các thiết bị phần cứng có các đặc điểm nổi bật như khả năng dịch chuyển, màn hình cảm ứng, máy quét mã vạch…hỗ trợ việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT. Tuy nhiên, chưa có nhiều DN sử dụng phần mềm hoạch định tổng thể ERP hỗ trợ quản trị DN nói chung và cho cơng tác kế tốn nói riêng mà thường được thực hiện thủ cơng trên phần mềm Microsoft Exel. Việc kết nối thông tin giữa các bộ phận trong DN, mức độ tổng hợp dữ liệu, phân tích dữ liệu cịn nhiều hạn chế, mất thời gian và chưa kịp thời đáp ứng yêu cầu của NQT. Hơn nữa, bản thân các thiết bị phần cứng, phần mềm luôn dễ dàng bị thay thế bởi các thiết bị ra đời sau đó. Trong khi các DN chưa dành nhiều sự quan tâm đến việc đổi mới, và nâng cấp cho hệ thống phương tiện hỗ trợ cơng tác kế tốn. Vì vậy, việc trang bị phương tiện hỗ trợ trong các DNSX cơ khí Việt Nam hiện nay được đánh giá là chủ yếu phục vụ cho KTTC mà chưa có nhiều hỗ trợ cho việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin KTQT.

3.5. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các

doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w