Mơ hình phân bổ chi phí dựa trên hoạt động

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 57 - 61)

Sơ đồ 2.7. Mơ hình phân bổ chi phí dựa trên hoạt động

Nguồn: Tác giả tổng hợp Phương pháp xác định chi phí theo q trình sản xuất

Phương pháp xác định chi phí theo q trình sản xuất thích hợp với các DN sản xuất sản phẩm hàng loạt theo quy trình cơng nghệ liên tục qua nhiều cơng đoạn, sản phẩm có tính đồng nhất, giống hoặc tương tự nhau về thuộc tính, chi phí khơng xác định cho từng sản phẩm hay lơ sản phẩm cụ thể mà xác định cho từng công đoạn, từng bộ phận khác nhau của quá trình sản xuất. Do quá trình sản xuất diễn ra liên tục nên NQT khơng u cầu bắt buộc phải có thơng tin về giá thành sản phẩm trước hoặc ngay khi sản phẩm hồn thành nhập kho.

Các đối tượng tính giá thành (các sản phẩm, dịch vụ, khách hàng của DN) Giai đoạn 2: Các tiêu

thức phân bổ hoạt động

Các nhóm chi phí: Các hoạt động tiêu hao chi phí Giai đoạn 1: Các tiêu

thức phân bổ chi phí

Chi phí chung Chi phí trực tiếp

(NVLTT, NCTT)

Phương pháp có đối tượng tập hợp chi phí là từng cơng đoạn hoặc từng phân xưởng sản xuất. Các chi phí sản xuất đều được tập hợp trực tiếp cho cơng đoạn hoặc phân xưởng có liên quan. Kế tốn thu thập, ghi chép thơng tin về chi phí của từng công đoạn/ phân xưởng trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý). Cuối kỳ, kế toán lập Báo cáo sản xuất cho từng phân xưởng cung cấp thông tin giúp NQT kiểm sốt chi phí và đánh giá hoạt động sản xuất của từng phân xưởng.

Tính giá thành theo chi phí trực tiếp: chỉ có biến phí sản xuất được tính vào giá thành

sản phẩm, gồm: chi phí NVLTT, chi phí NCTT và biến phí SXC. Định phí SXC khơng được tính vào giá thành sản phẩm mà được coi là chi phí thời kì như chi phí bán hàng và chi phí QLDN.

Phương pháp chi phí mục tiêu (Target Costing)

Phương pháp chi phí mục tiêu được định nghĩa là: “Quá trình quản lý chi phí có hệ

thống trong các giai đoạn để thiết kế sản phẩm mới thông qua việc xác định giá bán sản phẩm ra thị trường, lợi nhuận mục tiêu và cắt giảm toàn diện theo chu kỳ sống của sản phẩm” (Kato, 1993a, 1993b; Filomen, 2009; Kee, 2010…). Phương pháp chi phí mục tiêu

phù hợp với các DN sản xuất theo đơn đặt hàng, quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm phức tạp, gồm nhiều cơng đoạn có mức độ độc lập cao, việc phân định chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp khó khăn, các khách hàng tiềm năng có thể sẵn sàng chấp nhận mức giá cho các sản phẩm có tính năng khác biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Điểm khác biệt của phương pháp so với các kỹ thuật định giá truyền thống là giá bán và lợi nhuận được xác định trước khi sản xuất sản phẩm, trên cơ sở đó xác định chi phí mục tiêu:

Chi phí mục tiêu = Giá bán mục tiêu - Lợi nhuận mục tiêu

Từ chi phí mục tiêu đã xác định, DN phải tổ chức quản trị chi phí nghiêm ngặt ở tất cả các cơng đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu thiết kế đến khâu sản xuất, từ kế hoạch đến tổ chức thực hiện, phát hiện những chi phí khơng hữu ích hoặc khơng tương xứng với tầm quan trọng của sản phẩm, làm sao cho chi phí thực tế khơng vượt q chi phí mục tiêu. Khi phát hiện một hay một số thành phần của sản phẩm có chi phí q cao hay q thấp so với chi phí mục tiêu đã xây dựng, NQT sẽ đưa ra QĐ về những biện pháp để cắt giảm hay điều chỉnh chi phí cho phù hợp, ví dụ như: phát triển nhà cung cấp, thay đổi thiết kế sản phẩm, sử dụng vật liệu thay thế, loại bỏ những hoạt động không hiệu quả trong quá trình sản xuất...

(2)Định giá bán sản phẩm trong ngắn hạn

Quy trình định giá sản phẩm của DN được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau nhưng nguyên tắc cơ bản nhất trong mọi QĐ về giá là giá bán phải bù đắp tồn bộ chi phí (sản xuất, lưu thông và quản lý), đồng thời cung cấp một tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu cho DN. Kỹ thuật định giá được áp dụng phổ biến nhất là cộng thêm vào chi phí cơ sở (chi phí nền). Phần chi phí cơ sở có thể được xác định theo phương pháp chi phí tồn bộ

hoặc phương pháp chi phí trực tiếp. Phần cộng thêm là mức hoàn vốn tối thiểu mà NQT mong muốn, được xác định theo một tỷ lệ nhất định của chi phí cơ sở. NQT căn cứ vào chi phí cơ sở và tỷ lệ hồn vốn mong muốn đề quyết định tăng hay giảm giá bán trong từng tình huống. Ngồi ra, trong các DN có phát sinh nghiệp vụ các đơn vị nội bộ cung cấp sản phẩm qua lại lẫn nhau có thể áp dụng phương pháp xác định giá chuyển nhượng nội bộ (Transfer price). Giá tính cho các đơn vị nội bộ thường khác với giá bán ra bên ngoài. Định giá chuyển nhượng nội bộ có thể theo chi phí sử dụng, theo giá thị trường hay theo giá thương lượng.

Trong ngắn hạn, quyết định bán sản phẩm là loại QĐ mang tính chất điều chỉnh, không thường xuyên và thường gắn với các NQT cấp cao. Trong một số tình huống như: DN nhận được những đơn đặt hàng đặc biệt nằm ngoài kế hoạch SXKD, số lượng đặt hàng lớn, DN vẫn còn năng lực sản xuất nhàn rỗi, hoặc đang hoạt động trong điều kiện khó khăn… Đây là những tình huống đặc biệt mà DN phải rất linh hoạt khi định giá để phù hợp với tình hình thực tế. Kế tốn quản trị cần phân tích các thơng tin trong mối quan hệ với cơ cấu sản phẩm, cơng suất của máy móc, thiết bị và các yếu tố sản xuất khác. Nếu DN cịn năng lực sản xuất nhàn rỗi, KTQT có thể tư vấn cho NQT chấp nhận giá bán mà khách hàng đưa ra thấp hơn giá bán hiện tại nhưng phải cao hơn chi phí cơ sở. Cịn trong điều kiện DN đang gặp khó khăn, khối lượng tiêu thụ giảm, … KTQT tư vấn cho NQT có thể giảm giá bán để duy trì hoạt động kinh doanh, tạo ra SDĐP bù đắp ĐP. Ngoài ra, các quyết định về giá bán sản phẩm của DN trong ngắn hạn cũng cần được cân nhắc dựa trên tầm ảnh hưởng của DN đối với thị trường. Nếu sản phẩm của DN chiếm thị phần lớn trên thị trường thì mỗi QĐ điều chỉnh giá sản phẩm của DN sẽ ảnh hưởng đáng kể đến toàn thị trường. Ngược lại, nếu thị phần của sản phẩm nhỏ, QĐ điều chỉnh giá bán của DN sẽ không ảnh hưởng đến thị trường.

(3) Phân tích thơng tin thích hợp

Để phục vụ cho q trình phân tích các phương án kinh doanh và RQĐ, nhà quản trị cần phải xem xét thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Có 2 loại thơng tin cơ bản là thơng tin thích hợp và thơng tin khơng thích hợp, nhưng chỉ có thơng tin thích hợp mới hữu ích cho việc RQĐ. Thơng tin thích hợp cho việc RQĐ là những thơng tin đạt 2 tiêu chuẩn cơ bản:

- Thông tin liên quan đến tương lai;

- Thơng tin có sự khác biệt giữa các phương án mà NQT đang xem xét.

Khi phân tích, với mỗi tình huống ra quyết định thơng tin thích hợp có thể khác nhau. Khơng thể sử dụng thơng tin thích hợp của tình huống này cho một tình huống khác mà phải “linh hoạt” cho từng hồn cảnh cụ thể. KTQT phân tích thơng tin thích hợp để hỗ trợ NQT ra quyết định cho một số loại quyết định ngắn hạn sau:

Quyết định loại bỏ hoặc tiếp tục kinh doanh một bộ phận

Trong tình huống này, KTQT phân tích các thơng tin thích hợp gồm: Lợi nhuận của các bộ phận tạo ra cho DN, mối quan hệ giữa ĐP bộ phận và ĐP chung

của toàn DN, tác động doanh thu của từng bộ phận với nhau và với doanh thu chung của DN. Nếu qua tính tốn, việc tiếp tục kinh doanh mang lại lợi nhuận lớn hơn so với loại bỏ hoạt động của bộ phận đó, KTQT tư vấn cho NQT nên quyết định tiếp tục kinh doanh, trường hợp ngược lại phải sớm loại bỏ.

Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài các chi tiết sản phẩm

Để tư vấn cho NQT đưa ra quyết định tự sản xuất hay mua ngoài các chi tiết sản phẩm, KTQT cần thu thập và phân tích các thơng tin thích hợp như: Khả năng tiếp tục sản xuất của DN, khả năng cung ứng của thị trường về chi tiết hay bộ phận của sản phẩm trước mắt và dài hạn, chất lượng của chi tiết khi mua ngoài hoặc tự sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng chung của sản phẩm và quan trọng nhất là thơng tin chênh lệch chi phí giữa việc tự sản xuất và mua ngồi vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận dự kiến của từng phương án.

Quyết định nên tiếp tục sản xuất hay bán ngay bán thành phẩm

Quyết định nên tiếp tục sản xuất hay bán ngay bán thành phẩm thường phát sinh trong các DN mà ở một số cơng đoạn của q trình sản xuất tạo ra các bán thành phẩm có thể tiêu thụ ngay. Để ra quyết định, NQT phải dựa vào một số thông tin như: Lợi nhuận từng phương án có thể đạt được; khả năng tiếp tục sản xuất của DN; khả năng tài chính; khả năng tiêu thụ của bán thành phẩm và thành phẩm cuối cùng. Để đảm bảo tính thận trọng, KTQT phân tích tổng chênh lệch lợi nhuận và lợi nhuận chênh lệch bộ phận của từng sản phẩm liên quan rồi tư vấn cho NQT lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Quyết định trong trường hợp năng lực sản xuất kinh doanh của DN bị giới hạn

Khi DN sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, lại bị giới hạn bởi những một hoặc một số yếu tố khác nhau từ sự tác động của môi trường bên trong và bên ngồi, để tối đa hóa lợi nhuận kế tốn cần: Xác định rõ các yếu tố giới hạn; Xác định SDĐP của 1 sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện giới hạn; Xác định tổng SDĐP của mỗi loại sản phẩm, dịch vụ trong điều kiện giới hạn; Căn cứ vào mối quan hệ của SDĐP và lợi nhuận của DN để tư vấn cho NQT lựa chọn phương án tối ưu.

(4) Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (Phân tích CVP) Dựa vào

kết quả phân tích CVP, KTQT giúp các nhà quản lý thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố giá bán, sản lượng, cơ cấu mặt hàng tiêu thụ, kết cấu chi phí và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến lợi nhuận của DN. Bên cạnh đó, mối quan hệ CVP còn giúp DN xác định điểm hoà vốn, sản lượng và doanh thu cần thực hiện để đạt được lợi nhuận mục tiêu. Từ đó, NQT có những chỉ đạo kịp thời, chủ động đưa ra các quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch như: điều chỉnh kết cấu chi phí, điều chỉnh kết cấu hàng bán hoặc tăng khối lượng tiêu thụ để tận dụng tối đa năng lực của máy móc thiết bị, điều chỉnh giá bán sản phẩm để gia tăng khối lượng tiêu thụ, tăng lợi nhuận, tìm kiếm và xây dựng thị trường tiêu thụ, quyết định lựa chọn NVL phù hợp, thân thiện với môi trường, tiết kiệm chi phí,

Phân tích CVP

QĐ điều chỉnh ĐP và khối lượng sản phẩm tiêu thụ

giảm thiểu các tổn thất, rủi ro và cao hơn nữa là tạo ra những giá trị mới cho DN trong tương lai…

Mối quan hệ C-V-P và những ứng dụng việc phân tích mối quan hệ này tới việc ra quyết định ngắn hạn được mô tả trong sơ đồ 2.8.

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w