Đóng góp của các DNSX cơ khí VN vào tốc độ tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 75 - 86)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Giá trị sản xuất (tỷ đồng) 166.290 203.183 266.800 316.000 382.000 Cơ cấu giá trị sản xuất (%) 17,44%, 17,30%, 19,22% 19,57% 19,41% Đóng góp của ngành vào tốc độ

tăng trưởng kinh tế (%)

13,35% 13,28% 13,34% 13,69% 13,18%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sách trắng các ngành công nghiệp Việt Nam năm 2018, 2019

3.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của các

doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam

3.1.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc điểm sản phẩm cơ khí

Sản phẩm cơ khí rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kiểu cách. Dựa vào tính chất, sản phẩm cơ khí được phân thành 2 nhóm:

- Máy móc, vật dụng hoàn chỉnh: Gồm những sản phẩm gia dụng phục vụ nhu cầu của

các hộ gia đình, ví dụ như: cửa sắt, bàn ghế, giàn giáo, giá đỡ, bồn nước….

- Các thành phần, linh kiện, chi tiết, bộ phận máy: Thuộc nhóm này là các linh kiện như

bu lơng, đai ốc, vịng bi, bánh răng, trục chuyển động, trục vít, tay quay, thanh truyền lực, xích líp… Đây là nhóm và có nhu cầu gia cơng sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất trong ngành sản xuất cơ khí của Việt Nam.

Ngồi các u cầu về tính thẩm mỹ, tính tiện dụng, sản phẩm cơ khí địi hỏi rất nhiều tiêu chí khắt khe cần đáp ứng để đảm bảo cho các chi tiết và cả bộ máy có thể hoạt động liên tục, ổn định với công suất lớn. Cơ bản nhất là các yêu cầu về kỹ

thuật (chức năng chính của sản phẩm, độ chính xác về kích thước, hình dạng, khả năng chịu lực, khả năng chịu tác động của các yếu tố môi trường như: sự thay đổi nhiệt độ, sự ăn mịn…). Vì vậy, các DNSX cơ khí đều phải tn thủ theo một hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định của hệ thống đó như: các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000, ISO 9001, ISO 9004, ISO 9011), các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000) và các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Việc đảm bảo các yêu cầu về chất lượng sản phẩm không những là tiền đề để các DN thống nhất hoá được nhiều chi tiết, bộ phận trong sản xuất, giảm được số lượng các kiểu, loại để sản xuất hàng loạt lớn những sản phẩm có giá thành rẻ, chất lượng cạnh tranh mà còn giúp các DN tránh được thiệt hại do vi phạm hợp đồng về đảm bảo chất lượng.

Để kiểm soát chất lượng sản phẩm, các DN cơ khí cân nhắc rất cẩn thận khi phải đưa ra một số quyết định ngay từ khâu chuẩn bị các yếu tố đầu vào của q trình sản xuất như: loại NVL sử dụng, có thể sử dụng vật liệu thay thế hay không, mua NVL của nhà cung cấp nào, phương thức mua NVL… Bên cạnh đó, QĐ về giá bán sản phẩm hợp lý không chỉ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN mà còn là một trong những điều kiện để các DN cơ khí tham gia đấu thầu sản xuất linh kiện, thiết bị cung cấp cho các dự án, các nhà máy trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực sản xuất phụ tùng cho các ngành công nghiệp ô tô, xe máy và sản xuất thiết bị điện, điện tử, các DN cơ khí Việt Nam khi đã trở thành nhà cung cấp linh kiện và các sản phẩm phụ trợ cho các nhà máy lắp ráp thường phải có lộ trình giảm giá hàng năm cho mỗi dòng sản phẩm theo cam kết với khách hàng (khoảng từ 5% - 8%/ năm). Như vậy, KTQT phải cung cấp các thông tin cần thiết thực hiện về chi phí, khả năng cắt giảm chi phí, dự kiến kết quả thu được khi hạ giá bán ở các mức khác nhau giúp các NQT có cơ sở đưa ra các quyết định trong việc sử dụng và kiểm sốt chi phí nhằm tiết giảm chi phí để DN sản xuất được các sản phẩm có giá thành cạnh tranh.

Đặc điểm về thị trường

Hiện nay, các DN cơ khí Việt Nam có thị trường tiêu thụ cả trong và ngồi nước. Tại thị trường trong nước, chủ yếu là những sản phẩm cơ khí chế tạo chất lượng cao. Các DN tham gia đầu thầu và sản xuất linh kiện theo đơn đặt hàng của một số DN có vốn đầu tư nước ngoài như: Honda, Toyota, Yamaha, Sam Sung... Khi trở thành nhà cung cấp linh kiện cho các đối tác liên doanh đồng nghĩa với việc các DN cơ khí Việt Nam đã tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm cơ khí. Điều này địi hỏi sự kết nối chặt chẽ giữa DN với các DN trong cùng ngành, với nhà cung cấp vật tư và khách hàng trong việc chia sẻ thông tin, xác định nhu cầu, cập nhật biến động. Tại thị trường nước ngồi, sản phẩm cơ khí của các DN Việt Nam đã được xuất khẩu tới khoảng 60 quốc gia trên thế giới, nhiều nhất là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ và khối EU, chủ yếu là các loại thiết bị gia dụng và phụ tùng linh kiện ô-tô, xe máy.

Các NQT thường phải đưa ra những quyết định liên quan đến việc lựa chọn thị trường nào, ưu tiên thị trường trong nước hay thị trường nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế luôn biến động, các nguồn lực sản xuất (nguyên vật liệu, nhân công…) bị giới hạn do ảnh hưởng của dịch bệnh và các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội…, các nhà quản lý cần quyết định cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở các thị trường sao cho hợp lý, quyết định lựa chọn phương thức xuất khẩu, thời điểm xuất khẩu…

Để có thơng tin hữu ích cho nhà quản trị, KTQT cần thu thập các thông tin dự báo và thông tin kết quả thực hiện liên quan đến các phương án SXKD như: thông tin về các đơn đặt hàng, thơng tin phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, chi phí phân phối liên quan đến tiêu thụ sản phẩm trong nước, xuất khẩu hàng, xuất cảnh cho các chuyên gia đi lắp đặt, thời gian giao dịch, bàn giao sản phẩm…, sau đó vận dụng các kỹ thuật xử lý và phân tích thơng tin để so sánh các phương án SXKD và tư vấn cho NQT ra quyết định phù hợp nhất với điều kiện của DN.

Đặc điểm về cơng nghệ, máy móc và quy trình sản xuất sản phẩm cơ khí

Về cơng nghệ: nhìn chung trình độ và năng lực của các DN cơ khí Việt Nam cịn ở mức khiêm tốn so với các DN cùng ngành trong khu vực và trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thái Phong và cộng sự (2018), có khoảng 38,67 DN cơ khí Việt Nam sử dụng cơng nghệ thấp, 48,0% DN sử dụng cơng nghệ trung bình và chỉ có 13,33% DN sử dụng cơng nghệ cao. Số DN có thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển cơng nghệ (R&D) chỉ chiếm 12,0%. Có 7,33% DN chỉ đổi mới máy móc, thiết bị hiện có mà khơng thực hiện các hoạt động R&D. 70,67% DN không tham gia bất kỳ hoạt động nào liên quan tới đổi mới công nghệ. Những hạn chế về công nghệ là một trong những rào cản khiến các DN cơ khí nội địa khó áp dụng những mơ hình quản trị hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao tính ổn định về sản phẩm như: hệ thống sản xuất tinh gọn và linh hoạt (Learn manufacturing), quản trị chất lượng toàn diện (TQM), quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management…).

Về máy móc và cơng cụ sản xuất: do đặc thù sản phẩm cơ khí đa dạng nên máy móc,

thiết bị trong các DN cơ khí cũng gồm rất nhiều loại như: Máy cắt, máy phay, máy CNC, máy lốc, uốn, máy khoan, máy hàn, máy bào, máy tiện, xe nâng hàng, xe ô tô tải… Các máy này thường có giá trị rất cao. Vì vậy, chi phí khấu hao là khoản mục thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm cơ khí.

Kế tốn cần tư vấn cho NQT phương pháp khấu hao phù hợp; loại máy, loại thiết bị nên được khấu hao theo sản lượng hay thiết bị cần khấu hao nhanh, tiêu thức phân bổ chi phí chung cho các đối tượng khoa học, hợp lý... Những vấn đề này không chỉ tác động đến giá thành sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động SXKD của DN.

Về quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất trong các DNSX cơ khí được thực hiện dựa trên các bản thiết kế và thường bao gồm nhiều giai đoạn, từ việc chuẩn bị công cụ để sản xuất, tổ

chức địa điểm sản xuất, mua sắm, bảo quản NVL và sau đó là các giai đoạn sản xuất như: chế tạo phôi, gia công cắt gọt, gia cơng nhiệt luyện, kiểm tra, lắp ráp, sơn, đóng gói và các khâu liên quan khác. Để thực hiện sản xuất, nhà máy cơ khí chia thành các phân xưởng/ tổ, đội làm những nhiệm vụ chuyên môn khác nhau: đúc, cán, rèn, hàn, tiện, khoan, mài… (Sơ đồ 3.1. Q trình sản xuất trong DN cơ khí). Theo kết quả khảo sát của tác giả, quy trình sản xuất trong DN cơ khí diễn khá ổn định, ra liên tục trong suốt năm. Trong trường hợp có sự cố gián đoạn thì sẽ được khắc phục trong thời gian ngắn. Đặc điểm này tác động đến việc xây dựng ĐMCP của các DN, thường được thực hiện theo phương pháp kỹ thuật. Bên cạnh đó, những đặc điểm này đặt ra yêu cầu đối với KTQT phải được triển khai thích hợp để có thể cung cấp thơng tin thường xun, thơng tin chi tiết về chi phí trong từng giai đoạn sản xuất, liên quan đến từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng để kịp thời hỗ trợ NQT đưa ra các quyết định liên quan đến tổ chức sản xuất trong ngắn hạn.

Sơ đồ 3.1. Quá trình sản xuất trong DNSX cơ khí

Nguồn: Hồng Tùng, 2010

Đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh của các DNSX cơ khí

Theo chức năng hoạt động, chi phí SXKD của các DN cơ khí gồm 2 loại là chi phí sản xuất và chi phí ngồi sản xuất.

Chi phí sản xuất: Sản phẩm cơ khí rất đa dạng về chủng loại, độ chính xác cao, yêu

cầu chất lượng (NVL chế tạo) khơng hồn tồn giống nhau làm tăng tính phức tạp của chi phí sản xuất.

Chi phí NVLTT: Trong giá thành sản phẩm cơ khí, chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng khá

lớn. Căn cứ vào vai trò của NVL tham gia vào q trình sản xuất, chi phí NVLTT của sản phẩm cơ khí gồm: chi phí NVL chính và chi phí nguyên, nhiên vật liệu phụ… Trong đó:

-Chi phí NVL chính: Là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất cấu thành nên giá thành sản xuất sản phẩm cơ khí (trên 30%). Đối với hoạt động sản xuất linh kiện, NVL chính được sử dụng phổ biến là vật liệu kim loại (kim loại đen và kim loại màu), thông dụng nhất là gang, sắt, thép, đồng, nhôm, inox… và các hợp kim của chúng. Dựa vào các đặc điểm vật lý, mỗi NVL chính lại được phân tách thành rất nhiều loại. Chẳng hạn, chỉ riêng với NVL thép, theo hình dạng có thể chia thành các loại phổ biến là: thép ống, thép cuộn, thép cây, thép dập, thép tấm, thép gió, thép hình chữ H, U, V, I... với đường kính và độ độ dày khác nhau. Căn cứ vào nồng độ hợp kim có trong thép và khả năng chịu lực, có 3 loại chủ yếu là: thép chứa hàm lượng hợp kim thấp, thép có hàm lượng hợp kim trung bình và thép có hàm lượng hợp kim cao. Phân loại theo nguyên tố hợp kim có thép silic, thép phốt - pho, thép crom… Đối với hoạt động sản xuất lắp ráp, NVL chính là các linh kiện nhập khẩu hoặc linh kiện mua từ các nhà sản xuất trong nước hay một số DN đã tự sản xuất được một số linh kiện. Để đảm bảo những yêu cầu rất cao đối với sản phẩm cơ khí trên cả 2 phương diện kỹ thuật và chất lượng, trong nhiều trường hợp các đối tác của DN sẽ cung cấp NVL chính hoặc chỉ định nhà cung cấp NVL chính. Ví dụ, tại các DN cơ khí cung cấp phụ tùng cho Cơng ty Honda, trên bản vẽ kỹ thuật, Công ty Honda thường thể hiện các yêu cầu đối với vật liệu chính của sản phẩm và yêu cầu vật liệu phải được đặt mua tập trung của Công ty TNHH Honda Trading hoặc chỉ định cụ thể nhà cung cấp.

- Chi phí nguyên, nhiên vật liệu phụ: Tỷ trọng chi phí nguyên, nhiên vật liệu phụ trong giá thành sản phẩm cơ khí dao động từ 8%- 12%, gồm: vật liệu vô cơ (gốm, sứ, dẫu mỡ, sơn, khí, than…), vật liệu hữu cơ (poletylen - PE, polyvinyclorua - PVC), vật liệu kết hợp (bê tơng, bê tơng cốt thép sứ). Tương tự như NVL chính, mỗi loại nguyên, nhiên liệu phụ trong sản xuất cơ khí cũng rất đa dạng. Ví dụ, đối với sơn, có rất nhiều loại như: sơn cách điện, sơn chống gỉ, sơn dầu, sơn bột, sơn tĩnh điện, sơn xịt… với các màu khác nhau. Phần lớn các DN phân loại chi phí nhiên liệu và NVL phụ là một khoản chi phí NVLTT. Tuy nhiên cũng có một số ít DN cho rằng các loại nhiên liệu và NVL phụ được dùng chung cho phân xưởng và được xếp vào nhóm chi phí SXC. Việc lựa chọn mua nhiên liệu và nguyên vật liệu phụ thường do DN chủ động quyết định trên cơ sở phân tích đánh giá thơng tin từ các nhà cung ứng: khả năng đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại NVL, các điều kiện về phương thức thanh toán, phương thức giao hàng, thời gian vận chuyển…

Sự đa dạng của NVL trong sản xuất cơ khí đặt ra u cầu kế tốn cần phản ánh đúng, kịp thời tình hình và sự biến động của từng loại NVL cả về mặt giá trị và số lượng, tính giá NVL theo phương pháp phù hợp. Cơng tác kế tốn NVL sẽ tác động đến việc xây dựng định mức chi phí NVL, xây dựng dự toán SXKD, xác định giá thành sản phẩm, từ đó có giúp các nhà quản lý có cơ sở để xây dựng kế hoạch thu mua, sử dụng và xác định lượng mức dữ trữ NVL tối ưu, quyết định thời điểm,

phương thức, khối lượng thu mua/ dự trữ, quyết định có thể sử dụng vật liệu thay thế được hay khơng…

Chi phí NCTT: Gồm các chi phí về tiền lương, tiền cơng phải trả và các khoản trích

theo lương của cơng nhân trực tiếp vận hành máy móc tại các phân xưởng sản xuất. Trong đó, tiền lương thường bao gồm lương cơ bản (theo hệ số), lương chức danh, lương làm thêm giờ, các khoản phụ cấp và tiền thưởng mang tính chất lương (thưởng vận hành an tồn, thưởng tiết kiệm vận hành kinh tế).

Theo khảo sát, các DNSX cơ khí hiện nay đều xác định chi phí NCTT căn cứ vào định mức đơn giá tính cho từng sản phẩm hồn thành. Khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng từ 20% - 35% giá thành sản phẩm. Những sản phẩm càng u cầu độ chính xác cao thì tỷ trọng chi phí NCTT càng lớn. Trong bối cảnh cơng nghệ sản xuất ngày càng phát triển, nhiều công đoạn sản xuất trước đây sử dụng nhân lực đã được thay thế bằng các dây chuyền sản xuất hiện đại. Các công đoạn sản xuất sử dụng nhân công ngày càng thu hẹp, chủ yếu chỉ phát sinh ở khâu chuẩn bị nguyên liệu và đứng máy.

Chi phí SXC: Qua khảo sát chuyên sâu, nội dung các khoản mục chi phí này có khá

nhiều điểm khác biệt ở mỗi DN nhưng về cơ bản thường bao gồm:

 Chi phí cho nhân viên phân xưởng, gồm: chi phí thuốc phịng bệnh, chi phí đào tạo, tiền độc hại, bảo hiểm lao động của công nhân trực tiếp sản xuất; tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, tiền ăn trưa, tiền làm tăng ca, các khoản trích theo lương của quản đốc phân xưởng, nhân viên phụ trách điện, công nhân bảo vệ, nhà ăn, vệ sinh…

 Chi phí cơng cụ, dụng cụ dùng chung cho phân xưởng: Chủ yếu là các chi phí về các loại khn mẫu đúc, trục, vít, cối, bộ dập kim loại, máy mài, máy hàn, bu - lơng, đai ốc, van gas… Bên cạnh đó, các chi phí về cơng cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất như chi phí mua chổi vệ

Một phần của tài liệu Kế toán quản trị với việc ra quyết định ngắn hạn tại các doanh nghiệp sản xuất cơ khí Việt Nam. (Trang 75 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(180 trang)
w