Lòng tự tin của một người thường tỷ lệ nghịch với mức độ quan tâm của họ. Ví dụ, một phụ nữ tự coi mình là người có sức hút sẽ rất tự tin
với ngoại hình của cơ ta. Nhưng nếu cô ta phát hiện sự hiện diện của đối tượng mà cô đang muốn gây ấn tượng, cô sẽ mất tự nhiên và trở nên kém tự tin, cẩn trọng hơn bình thường. Hoặc có anh chàng đã thất nghiệp trong vài năm. Khi cuối cùng cũng được một nơi gọi đi phỏng vấn, mức tự tin của anh ta sẽ thấp hơn là khi anh ta đã có một cơng việc và đây chỉ là cơ hội để thử đổi việc mà thôi.
Khi càng quan tâm tới một vật/việc/ai đó, tâm trí của chúng ta sẽ càng tập trung nhiều hơn vào việc gây ấn tượng và làm cho đối tượng phải chú ý tới chúng ta. Khi nhận thức bị thu hẹp, chúng ta sẽ trở nên tập trung quá mức cho một vấn đề. Và như vậy, khi cần quan sát mức
độ quan tâm của một người, chúng ta chỉ việc quan sát qua mức độ tự tin của người đó và ngược lại. Ví dụ, một người khi nhận được nhiều lời
đề nghị làm việc sẽ tự nhiên nhìn nhận và dành sự quan tâm cho mỗi lời đề nghị với mức độ ngang nhau.
Tuy nhiên, khi một người đã thất nghiệp hai năm với một đống hóa đơn trên bàn ăn, bỗng nhận được thơng báo tới phỏng vấn xin việc, hẳn cảm nhận của anh ta sẽ khác. Anh sẽ tập đi tập lại các tình huống có thể xảy ra trong buổi phỏng vấn, nghĩ về nó khơng ngừng nghỉ, trong đầu tràn ngập từng chi tiết và lúc nào cũng lo sợ mình sẽ trượt phỏng vấn, khơng có được việc làm. Người đó quá quan tâm tới cuộc phỏng vấn chỉ vì anh có q ít sự lựa chọn.
Khi bạn có thể dẫn dắt cuộc nói chuyện với một người, hãy áp dụng thủ thuật sau để nhận biết mức độ quan tâm của người đó tới chủ đề được đề cập. Dưới đây là tóm tắt các bước chính của chiến thuật này. Tiếp đó, chúng ta sẽ cùng phân tích chi tiết từng bước một và phân tích một số ví dụ để hiểu cách áp dụng phương thức này thế nào.
Bước 1: Quan sát ban đầu: Bạn đo mức độ quan tâm của đối tượng
trước khi bắt đầu nói hay làm bất kỳ điều gì.
Bước 2: Thay đổi thực tế: Bạn cung cấp thông tin và làm đối tượng
tin rằng cơ hội đạt được điều anh ta mong muốn đang bị thu hẹp.
Bước 3: Quan sát phản ứng: Bạn quan sát phản ứng khi nhận được
thông tin này của đối tượng. Nếu tức tối hay buồn rầu, anh ta rõ ràng có quan tâm tới kết quả đó. Tuy nhiên, nếu anh ta khơng thể hiện gì, bạn có thể giả định là việc đó khơng gây hứng thú cho anh ta.
Bước 4: Không hạn chế: Để tránh đi tới kết luận sai lầm trong
trường hợp đối tượng đã nghĩ rằng mình ít có cơ hội và vì thế khơng thể hiện thái độ bực tức như đã dự tính trong bước 3, bạn có thể tính
“đường khác” và vẽ cho anh ta một lối thoát. Giờ đây nếu anh ta hào hứng, bạn có thể kết luận anh ta có hứng thú nhưng khơng đủ tự tin là
mình sẽ thành cơng để có được thứ mình muốn. Bây giờ chúng ta sẽ xem chi tiết từng bước một: