Phân tích S.N.A.P.: Đánh giá chung

Một phần của tài liệu 5410-doc-vi-bat-ky-ai-de-khong-bi-lua-doi-va-loi-dung-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 112 - 113)

III: Dấu hiệu tại nơi làm việc: Liệu bạn có đang gặp nguy hiểm?

Phân tích S.N.A.P.: Đánh giá chung

Khi liên quan tới các vấn đề nguy cấp với bản thân, cần bỏ ra nhiều công sức để làm được việc, con người càng có xu hướng giảm các hành động nghĩa hiệp hoặc tích cực của mình. Tuy nhiên, nếu có lịng tự

trọng cao, con người sẽ kiên định hơn trong việc duy trì ý chí muốn làm điều đúng đắn hơn là làm vì cảm thấy thích, hoặc để đánh bóng hình

ảnh bản thân. Khi tự trọng giảm, tâm trạng trở thành nhân tố chi phối

nhiều hơn, khi đó dù cơng sức bỏ ra rất ít, thậm chí khơng cần, nhưng mong muốn làm điều đúng đắn cũng giảm. Trường hợp tâm trạng xuống dốc nhưng lại cần bỏ nhiều công sức hơn thì cơ hội làm vậy càng giảm nhanh hơn. Đối với một người khơng có hứng thú từ trước và lòng tự trọng thấp, vấn đề nguy cấp/ khốn đốn thế nào lúc đó cũng chẳng quan trọng nữa, vì tâm trạng khi đó đã chùng xuống rồi.

Khi tâm trạng phơi phới trở lại, con người có thể tạm thời rời xa trạng thái suy nghĩ mọi thứ tập trung vào bản thân mà để mắt (một lần) tới những nhu cầu của người khác. Vì thế, sự bằng lịng, hay mức độ hợp tác của người có lịng tự trọng thấp, sẽ mạnh nhất khi người đó có tâm trạng tốt, khơng cần bỏ ra nhiều công sức và không cần lo lắng nhiều tới việc có gặp phải vấn đề gì khơng. Cũng cần phải nói rằng lịng tự tin khơng nên xét đến trong trường hợp này vì nó vốn là một biểu hiện khác của hứng thú – và vì vậy có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lòng tự trọng. Kết luận lại, khi tự trọng thấp và khơng có hứng thú từ trước, một người có thể đơn giản khơng quan tâm tới mức độ công sức anh ta cần bỏ ra khi làm một việc nào đó.

Như bạn đã biết, tự trọng thấp khơng phải lúc nào cũng ở một mức như nhau. Kiểu người LE-A sẽ ít để tâm tới ánh mắt của người đời, trong khi kiểu người LE-D có thể dễ dàng bị thay đổi bởi ảnh hưởng từ đánh giá của người khác. Khi cả hai kiểu người trên đều quan tâm tới cách nhìn của người khác, kiểu LE-A sẽ thích thỏa mãn các nhu cầu của chính mình hơn. Một khi đã muốn điều gì, người đó sẽ chỉ làm điều có lợi cho mình; trong khi kiểu LE-D dễ dàng chấp nhận từ bỏ lợi ích của mình để phục tùng người khác.

Một phần của tài liệu 5410-doc-vi-bat-ky-ai-de-khong-bi-lua-doi-va-loi-dung-pdf-khoahoctamlinh.vn (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)