III: Dấu hiệu tại nơi làm việc: Liệu bạn có đang gặp nguy hiểm?
Trường hợp có lòng tự trọng thấp
Trường hợp B: Một nhân viên tập sự đang chuẩn bị báo cáo cho
một phiên tịa.
trước, trừ một điểm khác. Ở đây, cơng việc của người đó gắn liền với hồn cảnh thực tế. Tuy nhiên, lòng tự trọng thấp lại làm giảm sự nhạy bén của người nhân viên. Bạn sẽ nhận thấy người này luôn cố gắng rập khuôn theo một mẫu có sẵn. Dấu hiệu nhận biết rõ nhất đó là anh ta sẽ cố làm giống như đã từng làm trong trường hợp tương tự trước đây. Nếu là kiểu người LE-A, anh ta sẽ cố thể hiện mình là một kiểu người nhất định nào đó, ví dụ như kiểu “người nghiêm túc, khơng làm chuyện phi lý”. Nếu có điều chỉnh nào so với khn mẫu thơng thường thì chẳng qua đó là do anh ta nhận thấy trường hợp đó khác xa với những cái khác.
Bằng cách rập khuôn như thế, anh ta chẳng cần thiết phải thay đổi cách nhìn nhận bản thân mình. Người kiểu này sẽ dễ dàng bị thuyết phục nhất khi được người ta chỉ cho rằng vụ việc lần này khác xa với những vụ thông thường khác, và rằng điều đó cho phép anh ta dựa trên những thơng tin mới có thể đưa ra những quyết định khác, thậm chí là quyết định ngược hẳn so với bình thường.
Cịn nếu là kiểu người LE-D, anh ta sẽ thiên về nghe theo đám đông và những lý lẽ thông thường, phổ biến. Cũng hành động cảm tính giống như kiểu LE-A, nhưng người kiểu này lại dễ chấp nhận làm vì người khác. Vì thế, mọi lựa chọn của anh ta cũng xoay quanh nhu cầu và ý muốn của người khác. Khơng tính những ảnh hưởng này thì lối suy nghĩ của kiểu LE-D cũng giống hệt lối suy nghĩ của kiểu tính cách LE-A.
LOẠI B: Người có hứng thú từ đầu
Phân tích S.N.A.P.: Đánh giá chung
Khi toàn bộ suy nghĩ tập trung hướng về lợi ích cá nhân, mức độ tự tin của một người trở thành nhân tố quyết định thái độ và hành vi của họ. Vì tự tin và hứng thú tỷ lệ nghịch với nhau nên cảm giác, suy nghĩ và hành động của họ được quyết định dựa trên mức độ hứng thú của anh ta so với cơ hội thành công mà anh ta tự đánh giá được (chính là sự tự tin).
TIẾP CẬN NHANH
Sự có mặt của đám đơng có tạo nên khác biệt không? Việc tạo điều kiện thuận lợi về mặt xã hội cũng là một yếu tố có tác động kích thích kết quả, khi việc chúng ta làm được đánh giá và có sự chứng kiến của nhiều người. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kích thích này có thể khiến chúng ta làm tốt hơn đối với những việc đơn giản và làm kém đi đối với các việc phức tạp
hơn. Ví dụ, một tay bắn súng hạng xoàng khi thực hiện nhiệm vụ dưới sự quan sát của một số người khác có thể bắn trúng ít hơn. Nhưng với người bắn giỏi, anh ta lại bắn trúng nhiều hơn (theo Micheals, sách xuất bản năm 1982). Khi bạn phải thi với một người giỏi hơn, hãy làm nó khi khơng có ai quan sát. Ngược lại, nếu bạn giỏi hơn, hãy lơi kéo nhiều người tới xem vì nó sẽ kích thích bạn thực hiện tốt hơn và đánh bại được đối thủ của mình.
Khi lịng tự trọng cao, mức độ tự tin đồng nghĩa với mức độ hành
động. Nói một cách đơn giản con người chỉ theo đuổi cái mình muốn
khi nào có cảm giác tốt về bản thân và thấy tỉ lệ thành cơng cao. Nhưng nếu phải làm gì vì trách nhiệm thì khi mức độ tự tin vào thành cơng giảm, việc chấp nhận bỏ cơng sức để làm việc đó cũng giảm theo. Và khi sự nỗ lực đã giảm, khả năng hành động cũng khơng cịn cao.
Tâm trạng cũng không ảnh hưởng nhiều đến quyết định hành động khi người ta có lịng tự trọng cao. Chỉ khi mức độ nguy cấp của vấn đề không quá lớn hoặc chỉ là tạm thời thì tâm trạng mới vào cuộc. Lúc này, việc làm vì trách nhiệm trở nên ít quan trọng vì thực chất vấn đề đó cũng khơng gây ảnh hưởng nhiều và lâu dài.
Ngược lại, khi lòng tự trọng thấp, tâm trạng trở thành nhân tố vừa có
ảnh hưởng lớn hơn vừa có sự ràng buộc chặt chẽ với sự tự tin. Khi cảm
nhận về mức độ thành công tăng cao, sự tự tin cũng theo đó mà được nâng lên, tâm trạng sẽ tốt lên và ngược lại. Khi lòng tự tin đang dâng cao, người có lịng tự trọng thấp khơng nề hà gì mà theo đuổi mục tiêu của họ, thậm chí đơi khi cịn nghiêm túc hơn người có tự trọng cao nhiều. Đến mức độ đó, cơng sức cần bỏ ra bao nhiêu cũng không thành vấn đề đối với kiểu người LE-A. Lí do là những người này chỉ nghĩ tới biểu hiện bên ngồi để thể hiện giá trị của mình, chứ khơng phải bản thân anh ta; chính vì thế, sự thành cơng sẽ khiến họ thích bản thân mình hơn.
Với kiểu người LE-D, việc có lịng tự trọng thấp và “cái tôi” không được khẳng định làm họ không muốn bỏ nhiều công sức vào việc cải thiện cuộc sống cũng như làm mình vui hơn. Vì thế, họ thường dễ dàng bỏ cuộc hoặc tự nuông chiều bản thân bằng cách chọn làm những thú vui thống qua hơn là những lợi ích lâu dài, để nhanh chóng có được cảm giác tốt đẹp và tự bảo vệ mình khỏi bị thất bại. Tuy nhiên, đối với những người LE-A, nếu cả sự tự tin lẫn tâm trạng đều đang chùng xuống thì họ sẽ có cảm giác tức tối, giận dữ và dễ cáu gắt. Họ muốn làm việc gì có lợi và chỉ quan tâm tới bản thân mình. Khi mọi chuyện khơng diễn ra theo ý mình, mức độ giận dữ sẽ tỉ lệ thuận với mức độ hứng thú của họ.