III: Dấu hiệu tại nơi làm việc: Liệu bạn có đang gặp nguy hiểm?
Nhân tố thứ sáu: Ảnh hưởng của tâm trạng
Ảnh hưởng của tâm trạng
Tâm trạng chính là cái bóng của lòng tự trọng, là nhân tố giúp động viên hay làm xẹp ý chí và tinh thần của chúng ta, ảnh hưởng lên cách nhìn nhận thế giới và cả bản thân chúng ta. Khi mức tự trọng của một người càng thấp, tâm trạng càng có sức ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ và cảm xúc của anh ta. Như đã phân tích trong các phần trước, đối với những người như vậy, suy nghĩ của anh ta hầu như chỉ tập trung vào bản thân và cách nhìn nhận của mọi người về bản thân anh ta… Vì vậy, suy nghĩ và hành động càng phụ thuộc vào tâm trạng của anh ta.
Lòng tự trọng thấp đồng nghĩa với việc “cái tôi” trở nên lớn hơn. Do đó, ảnh hưởng của hồn cảnh lên tâm trạng của một người có lịng tự trọng thấp cũng lớn hơn so với người có cảm xúc ổn định. Dù chỉ một chút chuyện xảy ra thôi, những người như vậy cũng dễ dàng để chuyện bé xé ra to và tự tưởng tượng ra mọi thứ. Có điều gì quan trọng hơn anh ta, trung tâm của vũ trụ này đâu? Chính vì thế, hai nhân tố quan trọng quyết định tâm trạng của dạng người như vậy trong quá trình ra quyết định là lòng tự trọng và ý nghĩa của việc làm. Khi việc làm khơng có mấy ý nghĩa, tâm trạng sẽ là yếu tố chi phối việc ra quyết định của họ.
Ví dụ, một người khơng thích việc phải đi đổ rác (là việc chẳng có ý nghĩa gì với họ), nhưng nếu họ chỉ vừa mới về nhà sau ba tuần đi vắng và bố mẹ vợ lại sắp tới thăm lần đầu tiên, thì hẳn nhiên anh ta chẳng nề hà chút nào lịng tự trọng của mình mà làm việc đó. Cịn khi một người không muốn gọi điện cho chị gái mình để xin lỗi vì đã to tiếng với chị trước đó, nhưng giờ chị của anh ta lại đang nguy kịch trong bệnh viện thì lịng tự trọng lúc đó cũng chỉ cịn tác dụng trang trí. Cần nhớ rằng nếu đó là người có lịng tự trọng cao thì anh ta đã chẳng để rác chất thành đống, hoặc gây gổ với chị gái mình.
Như các phần trước đã phân tích, khi một người có lịng tự trọng cao, người đó sẽ có thiên hướng làm những việc đúng đắn, bất chấp cảm giác của họ thế nào. Còn ngược lại, khi lòng tự trọng thấp, tâm trạng của anh ta sẽ làm chủ lý trí và hành xử tiếp theo đó sẽ phụ thuộc vào mức độ ý nghĩa của hành động trong mắt anh ta.
mà chỉ thấy những đau khổ của bản thân. Điều này cũng đúng với những cơn đau thuộc về thể xác; ví dụ như khi chúng ta đau răng thì thấy rất khó để tập trung vào bất kỳ việc nào khác. Cảm giác đói bụng, vơ gia cư hay đau khổ cũng phải xếp sau một cái răng đau.
Khi hiểu hơn về lịng tự trọng và vai trị của nó trong việc quyết định thái độ, suy nghĩ và cách hành xử của một người, chúng ta sẽ phân biệt được đâu là người biết tự tơn trọng bản thân mình hơn và đâu là những kiểu người gần tương tự như thế mà chúng ta vẫn bị nhầm lẫn.
T
Chương 12