Trong cuốn sách là “Để khiến người khác làm theo ý mình”(1), tơi khám phá ra ý tưởng này chỉ bằng một bài kiểm tra rất đơn giản. Nói chung, khi muốn biết một người có phải là bạn tốt thực sự khơng, bạn hãy thử đánh giá theo các tiêu chí sau đây:
Sự quan tâm: Một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá một
người bạn là dựa vào mức độ quan tâm của người đó tới cuộc sống của bạn. Hãy nói với họ về một điều thật đặc biệt, có nghĩa lớn trong cuộc sống của bạn và xem liệu cơ ta có liên lạc lại với bạn để tiếp tục tìm hiểu về nó hay khơng. Nếu cơ ta khơng làm vậy, hãy thử chủ động liên lạc rồi xem thử cơ ta có nhắc tới nó chút nào khơng. Nếu cơ ta vẫn khơng nhắc chút nào, hãy thử nói gì đó gợi nhớ tới chuyện này xem liệu cơ ta thậm chí có thèm nhớ tới lần nói chuyện trước của hai người hay khơng.
Lịng trung thành: Thử tiết lộ bí mật của một người thứ ba (là bạn
của cả hai người) với đối tượng và xem liệu chuyện này có tới tai chủ nhân của nó khơng. Một người bạn thực sự nên là người biết tôn trọng những giá trị của niềm tin trong mối quan hệ với người khác. Trước khi làm điều này, hãy chắc chắn là người bạn kia của bạn cho phép bạn nói ra bí mật của cơ ấy.
Niềm tự hào: Nhớ rằng bất cứ ai cũng có thể động viên bạn bởi bản
thân họ khi làm vậy cũng cảm thấy khá hơn. Nhưng ai sẽ là người chia sẻ niềm vui với bạn khi bạn đạt được thành công? Câu trả lời là những người bạn khơng đem lịng ghen tỵ với bạn. Một người bạn thực sự là người sẽ tự hào, chứ không ghen tị với thành công của bạn. Rất nhiều người sẵn sàng “động viên” bạn khi mọi chuyện không thuận lợi, ngược lại khi mọi chuyện xi chèo mát mái thì khơng phải ai cũng sẵn sàng chúc mừng bạn.
Lịng trung thực: Một người bạn đúng nghĩa có thể nói ra điều mà
bạn khơng muốn nghe, vì điều đó có lợi cho bạn nên người đó sẵn sàng chấp nhận nếu bạn có khó chịu với cơ ấy. Có người bạn nào sẵn sàng nói ra điều tốt cho bạn, trong khi vẫn biết điều đó có thể khiến bạn khơng thích họ nữa?
Sự tơn trọng: Hãy thử “nhử mồi” bạn mình bằng cách nói rằng bạn
đang có chuyện này rất hay ho, nhưng khơng muốn nói chi tiết vào lúc này, để xem cơ ta có muốn ép bạn nói ra khơng. Ở đây bạn cần phân biệt giữa sự quan tâm và hiếu kỳ. Nếu cô ta chỉ đơn thuần “muốn biết”, cô ta sẽ chỉ quan tâm tới câu chuyện mà không thực sự quan tâm tới
bạn. Còn một người bạn thực sự sẽ tôn trọng ý muốn của bạn và cho bạn thời gian – vào lúc đó. Sau đó, cơ ta có thể thi thoảng lại khơi ra chuyện vì bản thân cơ quan tâm tới bạn và không muốn dồn ép bạn phải nói ra nếu bạn đã khơng muốn thế.
Lưu ý là trong phép thử này, bạn nên sử dụng “bí mật” kiểu tích cực chứ đừng nên lấy một chuyện có thể khiến bạn bè lo lắng, vì họ quan tâm tới bạn nên sẽ muốn biết ngay lúc đó, làm cho phép thử thiếu sự chính xác. Nếu là người nghĩ cho bạn bè, bạn không nên “thử” họ theo cách này.
Đức hy sinh: Liệu người đó có sẵn sàng từ bỏ điều gì đó vì lợi ích
của bạn khơng? Liệu cơ ấy có sẵn sàng hy sinh lợi ích chính mình để bạn được hạnh phúc? Ai sẽ quyết định chuyện hai người cùng làm? “Thỏa hiệp” có trong từ điển của cơ ấy khơng? Hãy nhớ rằng trong khi chơi bài poker, một khi thẻ bài đang giảm mà bạn lại trong thế đối địch với
những người chơi khác, họ sẽ bằng mọi giá giành giật vì lợi ích của riêng mình. Hãy tỉnh táo để nhận biết liệu bạn của mình có định “đồng cam cộng khổ” với bạn hay chỉ muốn bảo vệ bản thân và lợi ích riêng của cơ ta.
Khi áp dụng thủ thuật này trong thực tế, hãy nhớ rằng vào những thời điểm khác nhau, ai cũng có thể chìm đắm trong thế giới riêng của mình mà khơng thể nghĩ tới người khác, trong khi chúng ta thực sự quan tâm tới họ. Vì vậy, chúng ta không thể đánh giá một người chỉ dựa vào cái nhìn phiến diện một chiều hay một khía cạnh tính cách, mà cần đánh giá qua một q trình đủ dài và toàn diện.