Khi xúc động mạnh về một vấn đề nào đó, chúng ta thường không đủ tỉnh táo để nhận ra logic đằng sau nó. Hơn 2.000 năm trước, nhà triết học nổi tiếng Aristotle đã nói về ảnh hưởng của cảm xúc với lý trí của con người như sau: “Dưới sự tác động mạnh mẽ của xúc cảm, chúng ta sẽ dễ dàng bị đánh lừa. Kẻ hèn nhát sẽ dễ bị tác động bởi nỗi sợ hãi, người đang yêu sẽ dễ bị tổn thương bởi tình cảm; cùng một đối tượng
nhưng kẻ hèn nhát có thể lầm tưởng đó là kẻ thù, cịn người đang u lại nghĩ đó là người mà mình yêu thương.”
Ai cũng có những trạng thái cảm xúc khác nhau, có thể do cả nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan, hoặc đôi khi do cả hai yếu tố này tác động. Một số trạng thái cảm xúc có thể gây ảnh hưởng mạnh lên chúng ta như cảm giác tội lỗi, bị hăm dọa, bị đụng đến lòng tự trọng, sợ hãi, tị mị hay cảm giác muốn chiếm được tình cảm của đối phương. Khi rơi vào bất kỳ một trạng thái nào như trên, lý trí của bạn đều có thể dễ dàng bị phân tán. Vì vậy, người nào lợi dụng để đẩy bạn vào những trạng thái này, khiến suy nghĩ của bạn khơng rõ ràng thì đều là người có ý đồ muốn chi phối, điều khiển bạn. Mục đích của họ là làm nhiễu suy nghĩ của bạn, khiến bạn không thể nhìn thấy sự thật mà chỉ thấy điều gì họ muốn cho bạn thấy mà thôi. Dưới đây là một số ví dụ điển hình cho việc lợi dụng cảm xúc để chi phối người khác:
VÍ DỤ THỰC TẾ
Khiến người khác có cảm giác tội lỗi: “Sao cậu lại nói thế? Cậu làm tớ buồn quá, sao lại không tin tưởng tớ. Cậu khơng cịn là người mà tớ vẫn biết nữa.”
Gây cảm giác sợ hãi: “Biết khơng, cậu có thể sẽ mất tất cả vì vụ này. Tơi khơng nghĩ làm thế này sẽ khiến sếp cậu vui đâu. Hy vọng là cậu biết mình đang làm gì. Làm thế này chỉ tổ khó làm về sau thôi. Cân nhắc kỹ đi nếu không cậu sẽ làm hỏng mọi chuyện đấy.”
Nói khích tới lịng tự trọng: “Mình biết cậu là người thơng minh mà. Mình khơng bao giờ làm gì mà khơng hỏi ý kiến cậu, mình lúc nào cũng nghĩ tới cậu đầu tiên.”
Khơi gợi sự tò mò: “Cậu chỉ sống được một lần trong đời thơi. Thử đi xem thế nào. Rồi sau đó khơng phải hối tiếc, sẽ rất vui đấy, một chuyến phiêu lưu để đời.”
Cảm giác muốn chiếm được tình cảm của đối phương: “Em cứ nghĩ anh sẽ chơi thoải mái chứ, như tất cả mọi người ở đây. Lần tới anh không đi cùng với bọn em thì thật buồn”; hoặc “Nếu yêu anh, em khơng cần phải hồi nghi anh. Trái tim anh chỉ có mình em, em biết là anh có bao giờ nói dối em đâu.”
Hãy nhớ rằng bạn cần quan sát và lắng nghe khơng chỉ lời nói của họ, quan trọng hơn là thơng điệp mà những lời nói đó truyền tải. Chính những thơng điệp này sẽ nói cho bạn biết liệu họ có ý đồ che mắt bạn để khiến bạn làm theo ý họ không. Mỗi khi bị cảm xúc chi phối lý trí, tốt
hơn hết là bạn hãy tạm nghi ngờ cảm giác của mình và nhìn thẳng vào thực tế trước mặt, chứ đừng trốn tránh trong nội tâm của mình.
TIẾP CẬN NHANH
Trong cuốn sách “Sống khơng có lý trí” (Living without
conscience) xuất bản năm 1999, Robert Hare(3) đã cảnh báo chúng ta không nên bị ảnh hưởng bởi những “biểu hiện lấp liếm” của con người – như một nụ cười chiến thắng, những lời hứa, những mẩu chuyện đầu mơi chót lưỡi hay những món quà – tất cả đều có thể khiến bạn mất cảnh giác trước những động cơ xấu. “Bất kỳ biểu hiện nào trong số này,” ông viết, “đều có thể ẩn chứa những mánh khóe vơ cùng khéo léo, sẵn sàng phân tán và làm bạn không thể nhận ra ý đồ thực sự của nó.” Hãy quan sát sự việc bằng con mắt khách quan nhất có thể, bằng cách nhìn thẳng vào chuyện đang xảy ra chứ đừng nghe miệng lưỡi thiên hạ thuật lại.
C