Kết quả khảo sát nhánh xuống động mạch chẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 71 - 78)

3.1. Đặc điểm giải phẫu của nhánh xuống của động mạch chẩm và nhánh lên

3.1.1. Kết quả khảo sát nhánh xuống động mạch chẩm

Nghiên cứu đã khảo sát 20 nhánh hệ thống động mạch chẩm để xác định các đặc tính của nhánh xuống của động mạch chẩm. Kết quả như sau:

3.1.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của đối tượng khảo sát

Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi, giới của đối tượng khảo sát Tuổi Nam (n=15) Nữ (n=5) Tuổi Nam (n=15) Nữ (n=5)

Lớn nhất 74 70

Nhỏ nhất 35 32

Trung bình 54,87 ± 11,19 57,40 ± 15,84

Nghiên cứu khảo sát 15 nam, 5 nữ. Tuổi trung bình của nhóm nam là 54,87, nhóm nữ là 57,40 tuổi.

3.1.1.2. Đường đi và chiều dài nhánh xuống động mạch chẩm

Bảng 3.2. Chiều dài (mm) của nhánh xuống động mạch chẩm Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình p

Bên phải (n=9) 59,4 37,2 48,58 ± 7,12

0,02 Bên trái (n=11) 56,3 17,2 38,85 ± 9,83

Chung 59,4 17,2 43,23 ± 9,84

Chiều dài của nhánh xuống động mạch chẩm được tính từ nguyên ủy đến vị trí động mạch chui qua cân vào da. Chiều dài trung bình là của nhánh xuống động mạch chẩm là 43,23 ± 9,84 mm, dài nhất là 59,4 mm. Có sự khác biệt về chiều dài nhánh xuống động mạch chẩm trên hình ảnh MDCT. Điều này được giải rõ hơn trong phần bàn luận.

Hình 3.1. Đường đi và chiều dài nhánh xuống của động mạch chẩm

Nguồn: bệnh nhân Đặng Văn L., 73 tuổi, SBA: cham05

Hình 3.2. Đường kính nhánh xuống ĐM chẩm tại nguyên ủy trên phim

chụp cắt lớp vi tính đa dãy đầu dị

3.1.1.3. Đường kính nhánh xuống tại nguyên ủy

Bảng 3.3. Đường kính (mm) của nhánh xuống động mạch chẩm tại nguyên ủy Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình p

Bên phải (n=9) 1,4 1,1 1,24 ± 0,11

0,845

Bên trái (n=11) 1,4 1,1 1,23 ± 0,11

Chung 1,4 1,1 1,24 ± 0,11

Đường kính trung bình của nhánh xuống động mạch chẩm tại nguyên ủy là 1,24 ± 0,11 mm. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đường kính giữa bên phải và bên trái (p>0,05).

3.1.1.4. Tương quan của nguyên ủy nhánh xuống động mạch chẩm với các mốc giải phẫu lân cận

Bảng 3.4. Khoảng cách (mm) từ nguyên ủy nhánh xuống động mạch chẩm đến

mỏm chũm cùng bên Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình P Bên phải (n=9) 64,8 45,9 57,54 ± 6,52 0,933 Bên trái (n=11) 66,2 51,4 57,32 ± 5,00 Chung 66,2 45,9 57,42 ± 5,57

Khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuống động mạch chẩm đến mỏm chũm cùng bên trung bình là 57,42 ± 5,57 mm, Khoảng cách này khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên phải và bên trái (p>0,05).

Bảng 3.5. Khoảng cách (mm) từ nguyên ủy đến ụ chẩm ngoài Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình p

Bên phải (n=9) 49,1 36,6 41,09 ± 4,18

0,011 Bên trái (n=11) 46,6 32,00 35,56 ± 4,52

Chung 49,1 32,00 39,70 ± 4,45

Khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuống động mạch chẩm đến ụ chẩm ngồi trung bình là 39,70 ± 4,45 mm, ngắn nhất là 32 mm, dài nhất là 49,09 mm.

Khoảng cách từ nguyên ủy đến mỏm chũm cùng bên (d1)

Khoảng cách từ nguyên ủy đến ụ chẩm ngoài (d2)

Khoảng cách từ nguyên ủy đến đường giữa (d3)

Hình 3.3. Tương quan của nguyên ủy nhánh xuống động mạch chẩm

với các mốc giải phẫu lân cận

Bảng 3.6. Khoảng cách (mm) từ nguyên ủy nhánh xuống động mạch chẩm đến đường giữa Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình p Bên phải (n=9) 40,7 26,2 33,7 ± 4,51 0,293 Bên trái (n=11) 40,2 24,7 31,45 ± 4,70 Chung 40,7 24,7 32,46 ± 4,64

Khoảng cách từ nguyên ủy nhánh xuống động mạch chẩm đến đường giữa trung bình là 32,46 ± 4,64 mm, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách này giữa bên phải và bên trái (p>0,05).

Tương quan của nguyên ủy nhánh xuống động mạch chẩm với các đốt sống cổ: Nguyên ủy nhánh xuống ĐM chẩm trên hình ảnh MDCT hầu hết đều tương ứng với đốt sống cổ C2.

3.1.1.5. Tương quan của vị trí động mạch xuyên của nhánh xuống động mạch chẩm chui qua cân vào da với các mốc giải phẫu lân cận

Bảng 3.7. Khoảng cách từ vị trí nhánh xuyên chui qua cân lên da đến mỏm

chũm cùng bên Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình p Bên phải (n=9) 83,8 62,7 75,74 ± 6,09 0,452 Bên trái (n=11) 82,4 58,7 73,13 ± 6,92 Chung 83,8 58,7 74,31 ± 6,53

Khoảng cách từ điểm động mạch xuyên chui qua cân lên da đến mỏm chũm cùng bên trung bình là 74,31 ± 6,53 mm, khoảng cách này khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai bên phải và trái (p>0,05).

Khoảng cách từ vị trí xuyên cân lên da đến mỏm chũm cùng bên (d4)

Khoảng cách từ vị trí xuyên cân lên da đến ụ chẩm ngoài (d5)

Khoảng cách từ nguyên ủy đến đường giữa và bề mặt da (d6, d7)

Hình 3.4. Tương quan của vị trí động mạch xuyên cân lên da với các mốc

giải phẫu lân cận

Bảng 3.8. Khoảng cách (mm) từ vị trí động mạch lên da đến ụ chẩm ngoài Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình p Bên phải (n=9) 64,9 29,7 49,40 ± 10,32 0,919 Bên trái (n=11) 70,5 27,6 48,81 ± 14,34 Chung 70,5 27,6 49,08 ± 12,38

Khoảng cách từ vị trí động mạch qua cân lên da đến ụ chẩm ngồi trung bình là 49,08 ± 12,38 mm, lớn nhất là 70,5 mm, khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa bên trái và bên phải (p>0,05).

Bảng 3.9. Khoảng cách từ vị trí động mạch xuyên lên da đến đường giữa Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình p Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình p

Bên phải (n=9) 16,8 10,2 11,97 ± 2,43

0,695 Bên trái (n=11) 19,9 5,4 11,32 ± 4,36

Chung 19,9 5,4 11,61 ± 3,55

Khoảng cách trung bình từ vị trí động mạch xun cân lên da đến đường giữa là 11,61 ± 3,55 mm. Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về khoảng cách này khi so sánh hai bên (p>0,05).

Bảng 3.10. Khoảng cách từ vị trí động mạch xuyên qua cân lên da đến bề mặt

da Bên Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình p Bên phải (n=9) 15,4 6,2 10,08 ± 3,05 0,340 Bên trái (n=11) 13,8 4,0 8,78 ± 2,87 Chung 15,4 4,0 9,37 ± 2,95

Khoảng cách từ vị trí động mạch xuyên cân lên da đến bề mặt da trung bình là 9,37 ± 2,95 mm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 71 - 78)