Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 80 - 86)

3.2. Kết quả ứng dụng vạt chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong

3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu

3.2.1.1. Tuổi, giới và tác nhân gây di chứng bỏng

Bảng 3.16. Tuổi và giới của người bệnh (n=32)

Giới tính Nhóm tuổi Tổng < 18 18 - 60 >60

Nam 4 9 0 13

Nữ 1 18 0 19

Tổng số 5 27 0 32

Nghiên cứu thực hiện trên 32 bệnh nhân, 19 nữ, 13 nam. Hầu hết các bệnh nhân trong nhóm tuổi 18 đến 60 tuổi. Khơng có bệnh nhân nào trên 60 tuổi.

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tác nhân gây bỏng

Bỏng do nhiệt khô chiếm tỉ lệ cao nhất (84,4%), kế đến là bỏng do điện (12,5%), bỏng do hóa chất chiếm tỉ lệ 3,1%.

3.2.1.2. Lý do nhập viện

Bảng 3.17. Lý do vào viện của bệnh nhân

Lý do vào viện Số lượng Tỷ lệ (%)

Hạn chế chức năng 7 21,9

Hạn chế thẩm mỹ 0 0,0

Kết hợp 25 78,1

Tổng 32 100

Hầu hết các bệnh nhân nhập viện với tình trạng hạn chế về chức năng và thẩm mỹ vùng cằm cổ. Chỉ có 21,9% bệnh nhân nhập viện vì lý do hạn chế chức năng đơn thuần, cần phải phẫu thuật để cải thiện chức năng. Như vậy, bên cạnh quan tâm của bệnh nhân về mặt thẩm mỹ ngày càng tăng thì hạn chế về mặt chức năng vẫn là yếu tố chính khiến bệnh nhân nhập viện.

27

1 4

3.2.1.3. Về vị trí sẹo Bảng 3.18. Phân bố vị trí sẹo vùng cằm cổ Vị trí sẹo Số lượng Tỷ lệ (%) Vùng cổ trước 0 0,0 Vùng cổ bên 0 0,0 Vùng cổ trước bên 7 21,9 Toàn bộ vùng cổ 25 78,1 Tổng 32 100

Hầu hết các bệnh nhân có sẹo di chứng bỏng rộng, chiếm tồn bộ vùng cổ, có 7 bệnh nhân có sẹo nằm ở vùng cổ trước và cổ bên.

3.2.1.4. Đặc điểm tính chất sẹo

Bảng 3.19. Tính chất sẹo vùng cằm cổ

Đặc điểm Hình thái sẹo Tổng Sẹo lồi Sẹo phì đại Sẹo lõm Sẹo loét

Số bệnh nhân 2 30 0 0 32

Tỉ lệ % 6,25 93,75 0,0 0,0 100

Sẹo phì đại chiếm tỷ lệ lớn nhất (93,75%), khơng có sẹo lõm, sẹo loét trong nghiên cứu. Sẹo lồi gặp ở 02 trường hợp (6,25%).

3.2.1.5. Đặc điểm hình thái sẹo

Bảng 3.20. Đặc điểm hình thái sẹo vùng cằm cổ

Hình thái sẹo Số lượng Tỷ lệ (%)

Sẹo mảng, cứng chắc 21 65,6

Sẹo mảng mềm mại 8 25,0

Sẹo xơ, thành dải 3 9,4

Hình thái khác 0 0,0

Hầu hết các trường hợp nhập viện đều có sẹo thành mảng lớn, cứng chắc. Có 25% các trường hợp sẹo thành mảng nhưng mềm mại. Hình thái sẹo ảnh hưởng rất lớn đến tính chất co kéo và mức độ hạn chế chức năng của vùng cẳm cổ.

3.2.1.6. Về màu sắc sẹo

Bảng 3.21. Màu sắc sẹo vùng cằm cổ (n=32)

Màu sắc sẹo Số lượng Tỷ lệ (%)

Đỏ 26 81,3

Trắng 6 18,8

Khác 0 0,0

Tổng 32 100

Hầu hết các trường hợp sẹo có màu đỏ, có 6 trường hợp sẹo có màu trắng khi nhập viện. Tình trạng đỏ của sẹo chứng tỏ sẹo còn mới, chưa ổn định hoặc sẹo còn đang tiếp tục phát triển.

3.2.1.7. Về cảm giác sẹo vùng cằm cổ

Bảng 3.22. Đặc điểm cảm giác sẹo vùng cằm cổ (n=32) Cảm giác sẹo vùng cằm cổ Số lượng Tỷ lệ (%) Cảm giác sẹo vùng cằm cổ Số lượng Tỷ lệ (%)

Đau 27 84,4

Ngứa 30 93,8

Khác 0 0,0

Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có cảm giác đau và ngứa tại sẹo vùng cằm cổ.

3.2.1.8. Thời gian sẹo bắt đầu co kéo gây hạn chế

Biểu đồ 3.2. Thời gian sẹo bắt đầu co kéo gây hạn chế chức năng vùng cằm cổ

(n=32)

Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu đều bắt đầu xuất hiện tình trạng co kéo gây hạn chế chức năng vùng cổ sau 3-6 tháng từ khi liền sẹo. Đây cũng là thời gian sẹo phát triển mạnh nhất.

3.2.1.9. Thời gian từ khi bị bỏng đến khi phẫu thuật

Bảng 3.23. Thời gian từ khi bỏng đến khi phẫu thuật Thời gian (tháng) Số lượng Tỷ lệ (%) Thời gian (tháng) Số lượng Tỷ lệ (%)

<6 1 3,13

7 – 12 9 28,13

13 – 24 9 28,12

>24 13 40,62

Tổng 32 100

Đa số bệnh nhân mang tổn thương sẹo từ khi bị bỏng đến khi phẫu thuật chuyển vạt CCL trong khoảng thời gian >24 tháng. Bệnh nhân đến điều trị phẫu thuật sớm nhất là 4 tháng và muộn nhất là 48 năm. Chúng tơi sẽ phân tích rõ hơn các trường hợp này trong phần bàn luận.

0 5 10 15 20 25 <3 tháng 3-6 tháng >6 tháng 2 22 8

3.2.1.10. Ảnh hưởng của sẹo đến các cơ quan lân cận

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của sẹo đến các cơ quan lân cận (n=32) Co kéo các cơ quan Số lượng Tỉ lệ % Co kéo các cơ quan Số lượng Tỉ lệ %

Miệng 30/32 93,8

Mũi 3/32 9,4

Mắt 2/32 6,3

Hầu hết các trường sẹo vùng cằm cổ gây co kéo miệng (một hoặc 2 bên) gây trễ miệng, lệch miệng. Có 03 trường hợp co kéo mũi và 02 trường hợp sẹo gây co kéo mắt.

3.2.1.11. Phân loại mức độ sẹo co kéo vùng cằm cổ

Bảng 3.27. Phân loại mức độ sẹo co kéo vùng cằm cổ Mức độ co kéo Số lượng Tỉ lệ %

Độ I 4 12,5

Độ II 6 18,8

Độ III 22 68,7

Tổng 32 100

Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều có sẹo gây ảnh hưởng đến vận động và thẩm mỹ vùng cằm cổ, hầu hết ở mức độ II và III.

3.2.1.12. Các phẫu thuật trước đó

Bảng 3.28. Các phương pháp phẫu thuật đã được áp dụng trước Phương pháp phẫu thuật Số lần phẫu thuật

Tổng 0 1 2 ≥3 Ghép da WK 4 4 Sử dụng vạt ngẫu nhiên 28 Ghép da WK + Vạt ngẫu nhiên Ghép da WK + Vạt ngẫu nhiên + Vạt cuống mạch liền Tổng 28 4 32

Có 4/32 (12,5%) bệnh nhân đã được điều trị phẫu thuật (cả 4 bệnh nhân được sử dụng phương pháp ghép da dày toàn bộ) trước khi sử dụng vạt chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)