1.2.3. Vạt da cân nhánh xuyên vùng lưng trong phẫu thuật tạo hình vùng cằm cổ cằm cổ
Từ cuối những năm 80 một số tác giả như Koshima I. và cộng sự (1989), Kroll S.S. và cộng sự (1988) khi nghiên cứu về vạt da động mạch thượng vị dưới không bao gồm cơ thẳng bụng, đã nghiên cứu và đề xuất một dạng chất liệu mới trong chun ngành phẫu thuật tạo hình, đó là vạt nhánh xuyên [52], [53]. Vạt này dựa trên sự cấp máu của động mạch xuất phát từ mạch máu lớn, xuyên qua cơ và chui vào cấp máu cho một vùng da nhất định. Vạt sẽ được bóc tách như một vạt da cân hoặc vạt da mỡ mà không phải lấy kèm theo cơ vào trong vạt. Nghiên cứu của Geddes C.R. và cộng sự (2003) cho thấy vạt da nhánh xuyên là một vạt đáng tin cậy và làm giảm tối đa tổn thương tại vùng cho vạt [54]. Sự quan trọng của nhánh xun da cơ với tình trạng tuần hồn và khả năng sống của vạt đã được biết rõ qua nhiều thập kỷ. Thực tế thiết kế đảo da của vạt da cơ dựa trên cơ sở vị trí rõ ràng của nhánh xuyên.
1.2.3.1. Định nghĩa vạt da nhánh xuyên
Cho đến nay định nghĩa chính xác về vạt nhánh xuyên vẫn còn nhiều bàn cãi, các thuật ngữ và phân loại về vạt nhánh xuyên vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Năm 2001, tại hội nghị quốc tế về vạt nhánh xuyên ở Gent, Bloondel P. N. và các chuyên gia về vạt nhánh xuyên đã thống nhất đưa ra định nghĩa về nhánh xuyên và vạt nhánh xuyên như sau [55]:
Nhánh xuyên: là nhánh mạch máu bắt nguồn từ một trục mạch của cơ thể và đi qua một số cấu trúc của cơ thể, bên cạnh mô liên kết kẽ và mỡ trước khi đến lớp mỡ dưới da.
Vạt nhánh xuyên: là vạt bao gồm da và / hoặc tổ chức dưới da được cấp máu bởi nhánh xuyên. Nhánh xuyên này có thể xuyên qua hoặc đi qua giữa các tổ chức ở sâu mà thông thường là cơ.
1.2.3.2. Phân loại các vạt da nhánh xuyên
- Nhánh xuyên trực tiếp là nhánh xuyên chỉ chui qua lớp cân sâu khi tách ra từ nguồn cấp máu chính.
- Nhánh xun khơng trực tiếp là nhánh xuyên chạy qua một cấu trúc giải phẫu nào đó trước khi chui qua lớp cân sâu. Cấu trúc này không chỉ là cơ, vách liên cơ mà cịn có thể là màng xương, thần kinh, gân, màng gân (Dạng này hiếm gặp).
1.2.3.3. Vạt nhánh xuyên động mạch mũ vai
Động mạch mũ vai tách ra từ động mạch vai dưới, đôi khi tách ra trực tiếp từ động mạch nách [57]. Động mạch mũ vai nằm trong khoảng tam giác và chia nhánh cấp máu cho cơ và nhánh da. Do nhánh da này xuyên qua vách liên cơ tròn to và cơ tròn bé, nên tác giả Imanishi N. và cộng sự đã xếp nhánh này vào kiểu nhánh xuyên vách liên cơ [58]. Tác giả Hamilton S. năm 1982 đã xác định động mạch mũ vai có đường kính 2,5-3,5 mm, có hai tĩnh mạch đi kèm, cuống mạch có thể dài tới 3-6 cm [59]. Nhánh da thông thường chia làm hai nhánh, nhánh ngang chạy vượt ra ngoài song song với gai vai, và nhánh dọc chạy theo cạnh ngoài của xương bả vai. Ngồi ra, cịn một nhánh xun ni da hướng về phía vùng Delta của cẳng tay song ít được sử dụng để thiết kế vạt [60]. Đường kính của nhánh da từ 1,5-2,5mm [59].
Hình 1.5. Các nhánh xuyên da của động mạch mũ vai
Trên cơ sở hai nhánh xun ni da của động mạch mũ vai, có thể thiết kế vạt vai ngang (nhánh ngang) hoặc vạt cận bả (nhánh dọc) [57].