Chụp ảnh bệnh nhân các tư thế trước mổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 54 - 56)

Nguồn: (bệnh nhân: Phạm Thị Th. 44 tuổi, SBA: 0005-VB-7389)

2.2.2.2. Chuẩn bị trước mổ

* Chuẩn bị bệnh nhân:

Chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân: Bệnh nhân được thơng báo, giải thích về tình trạng tổn thương và kế hoạch điều trị, các di chứng để lại sau phẫu thuật cả về chức năng lẫn thẩm mỹ, những rủi ro có thể xảy ra trong q trình phẫu thuật…Những điều này bệnh nhân và người nhà cần hiểu thật rõ và đồng ý ký xác nhận để chấp nhận quá trình phẫu thuật theo phương pháp này.

Xét nghiệm: Chuẩn bị như một cuộc phẫu thuật lớn, với đầy đủ tất cả các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt các xét nghiệm liên quan chức năng gan, thận, điện giải đồ.

Vệ sinh trước phẫu thuật: Bệnh nhân được hướng dẫn tháo các trang sức, tháo các răng giả, được hướng dẫn vệ sinh tắm rửa thật sạch trước khi phẫu thuật. Không được dùng bất kỳ đồ ăn thức uống nào trong vòng 12 giờ trước phẫu thuật.

* Chuẩn bị trang thiết bị y tế:

Doppler cầm tay và bộ dụng cụ vi phẫu thuật, kính hiển vi có độ phóng đại 40X.

Thuốc: Các loại thuốc phục vụ cho vơ cảm: gây tê tại chỗ, gây mê tồn thân kéo dài…. Thuốc trước mổ, trong mổ, sau mổ như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau là cần thiết.

2.2.2.3. Quy trình phẫu thuật

a. Vạt sử dụng:

Vạt sử dụng là vạt CCL, vạt này được cấp máu bởi hai cuống mạch chính. Với cuống mạch gần dựa vào nhánh xuống của động chẩm và cuống mạch xa dựa vào nhánh lên của động mạch mũ vai. Sử dụng dạng vạt cuống hẹp với cuống xoay là cuống động mạch chẩm và đầu xa được cấp máu bởi nhánh lên của động mạch mũ vai có nối mạch vi phẫu để mở rộng kích thước vạt da.

b. Phương pháp vô cảm:

Áp dụng phương pháp gây mê toàn thân qua đường tĩnh mạch có hơ hấp điều khiển cho các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu.

Với những trường hợp sẹo co kéo cằm cổ ở mức độ nặng khó ngửa cổ, việc đặt ống nội khí quản khó khăn do đường khí quản bị gập, biến dạng, tiến hành gây tê tại chỗ vùng sẹo trước bằng dung dịch Lidocaine 0,5% có pha Adrenaline với tỉ lệ 1/100.000 để rạch đứt ngang sẹo, giải phóng phần nào co kéo vùng cổ, giúp cổ ngửa tốt hơn nhằm làm cho việc đặt ống nội khí quản thuận lợi hơn.

Ngoài ra, kết hợp vơ cảm tồn thân với tê tại chỗ lượng nhỏ Lidocaine 0,5% có pha Adrenaline với tỉ lệ 1/100.000 để cầm máu tại chỗ và dễ bóc tách vạt tổ chức trong quá trình phẫu thuật.

c. Phương pháp xử lý sẹo bỏng:

Bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, rạch da (theo hình vẽ trước) nơi tổn thương, đường rạch vng góc với mặt da, sắc, gọn, rạch hết chiều dày sẹo tới mô lành

bên dưới. Cắt bỏ hết tổ chức xơ sẹo cho đến mơ lành mềm mại, giải phóng tối đa sự co kéo. Khi cắt bỏ sẹo vùng cằm cổ, hết sức cẩn thận tránh làm tổn thương các tổ chức quan trọng bên dưới (thần kinh, khí quản, …).

Cầm máu kỹ diện cắt bằng máy đốt điện, tốt nhất sử dụng loại máy đốt lưỡng cực nhằm giảm tổn thương mơ trong q trình cắt đốt. Trường hợp các tĩnh mạch lớn bị tổn thương nên thắt mạch máu bẳng các mối chỉ buộc để tránh hiện tượng chảy máu lại sau mổ, đặc biệt là khi bệnh nhân có tình trạng kích thích đau, nơn sau mổ gây tăng áp lực mạch máu.

Khi giải phóng sẹo co kéo vùng cằm cổ, để giải phóng tối đa chức năng vùng cổ, nghiên cứu viên tiến hành cắt sẹo, sau đó để đầu bệnh nhân ở các tư thế ngửa tối đa, xoay hai bên để xác định vị trí bị căng kéo, từ đó làm cơ sở để giải phóng các mép da, tạo các đường rạch bổ xung giúp phục hồi tối đa chức năng vùng cằm cổ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 54 - 56)