Về giải phóng sẹo vùng cằm cổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 115 - 116)

4.2.5.1. Cắt bỏ tổ chức sẹo

Các phẫu thuật viên trong nghiên cứu này cắt bỏ tổn thương sẹo sao cho khơng cịn co kéo nhằm giúp vùng cằm cổ có thể xoay ngửa tối đa. Tuy nhiên, vùng này có nhiều cơ quan, bộ phận bên dưới như: tuyến giáp, thần kinh quặt ngược, thực quản, khí quản…. nên cần cẩn thận tối đa khi cắt bỏ sẹo, giải phóng co kéo. Tổn khuyết sau cắt bỏ cần phải được cầm máu thật cẩn thận, vì vùng này có nhiều mạch máu và di động nên dễ chảy máu thứ phát. Tổn khuyết sau khi được chuẩn bị cẩn thận nên được đắp gạc ẩm chờ xoay vạt tạo hình che phủ.

4.2.5.2. Khắc phục tình trạng co kéo

Các mép da sau khi cắt sẹo được bóc tách rộng, cắt bỏ các dải xơ co kéo để giải phóng tối đa chức năng vùng cằm cổ, tránh co kéo. Sau đó, phẫu thuật viên dùng một miếng gạc ẩm, cắt theo hình dáng của tổn khuyết để xác định chính xác kích thước và hình dạng của tổn thương, làm cơ sở trong thiết kế vạt ở vùng lưng sau này. Tổn khuyết sau khi giải phóng các mép da, khôi phục lại chức năng các cơ quan thường có kích thước rất lớn, có thể gấp nhiều lần kích thước của sẹo ban đầu.

4.2.5.3. Xác định nguồn mạch nhận

Nghiên cứu này sử dụng bó mạch mặt bên đối diện (so với vạt) làm bó mạch nhận để nối mạch vi phẫu tại đầu xa. Việc sử dụng bó mạch mặt làm bó mạch nhận có những ưu điểm như sau:

Đây là bó mạch tương đối hằng định về mặt giải phẫu, động mạch này xuất phát từ động mạch cảnh ngồi và đi vắt qua phía dưới xương hàm dưới, hướng lên trên về phía ổ mắt [104]. Động mạch thường nằm ngay phía dưới cơ bám da cổ, tĩnh mạch nằm phía sau động mạch. Có thể bắt được mạch khi áp sát xương hàm dưới.

Kích thước mạch tương đối lớn, đường kính động mạch mặt tới 2-2,8 mm, khá tương đồng với kích thước của động mạch mũ vai, từ 2,5-3,5 mm [105], [59]. Sự tương đồng về kích thước mạch giúp cho việc khâu nối mạch máu được dễ dàng, đảm bảo an toàn về cấp máu cho vạt.

Bó mạch mặt có thể được bóc tách rộng xuống phía dưới tới tận ngun ủy hoặc bóc tách lên phía trên tới tận vùng rãnh mũi má, điều này làm tăng chiều dài và tính linh động của cuống mạch nhận, rất phù hợp trong trường hợp vạt có hình dạng phức tạp, kích thước rộng hoặc xảy ra bất thường về kích thước của cuống mạch mũ vai (quá ngắn).

Trong trường hợp bó mạch mặt có những bất thường về mặt giải phẫu hoặc bệnh lý (như bị chiếu xạ, bẩm sinh…), có thể sử dụng những nguồn mạch lân cận như động mạch giáp trạng, động mạch cổ ngang, động mạch thái dương nông…là những lựa chọn thay thế dù rằng tính linh hoạt khơng thể đảm bảo như khi sử dụng bó mạch mặt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)