Lý do chọn vạt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 107 - 109)

Với những tổn khuyết rộng vùng cằm-cổ, một vạt có cuống mạch liền khơng thể che phủ kín được, nếu dùng hai vạt cuống mạch liền có thể đáp ứng được yêu cầu che phủ, phục hồi chức năng nhưng chưa mang lại được hiệu quả cao về thẩm mỹ. Theo Cormack G. và cộng sự, khi lấy vạt tăng chiều dài đến vùng tiềm tàng, khả năng hoại tử đầu xa sẽ xuất hiện [101]. Để tránh hiện tượng hoại tử này, phương pháp gây thiếu máu tạm thời vạt hoặc nối mạch tại đầu xa là cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp gây thiếu máu tạm thời vạt mất nhiều thời gian vì cần hai lần phẫu thuật cách nhau khoảng 10 ngày, do đó phương pháp nối mạch vi phẫu là sự lựa chọn ưu việt nhất khi thiết kế dạng vạt này.

Năm 1994, Hyakusoku H. đã tìm cách mở rộng kích thước vạt siêu mỏng bằng việc tìm một mạch máu tại đầu xa của vạt để nối mạch vi phẫu, tác giả đã áp dụng thành công trên lâm sàng và đạt được những kết quả khả quan [7]. Vạt có độ tin cậy cao vì có hai nguồn ni tại cuống vạt (động mạch chẩm) và tại đầu xa của vạt (vùng nối mạch), vạt có nhiều ưu điểm hơn những vạt da tự do có nối mạch khác [7]. Động mạch mũ vai thường được lựa chọn để làm mạch

nối đi kèm với vạt vì có đường kính 2-2,5 mm, việc xác định khơng q khó khăn [59]. Nơi nhận thường là động tĩnh mạch mặt bên đối diện. Theo tác giả, khi sử dụng dạng vạt này mô mỡ nằm giữa hai nguồn cấp máu sẽ được làm mỏng rộng rãi hơn, và vạt mỏng hơn, độ an toàn cao hơn nhiều so với phương pháp vạt siêu mỏng không nối mạch [7].

Với các tổn thương sẹo vùng cằm cổ, vấn đề chủ yếu đặt ra là độ rộng và độ mỏng đến mức hoàn hảo của vạt thay thế, nghiên cứu này cho rằng vạt siêu mỏng cuống hẹp CCL có nối mạch tại đầu xa là một chất liệu tốt để che phủ, đạt được sự thành công trong phẫu thuật. Chất liệu phù hợp nhất về màu sắc và cấu trúc với tổn khuyết là vùng da lành tại chỗ và lân cận. Thường các sẹo di chứng bỏng co kéo vùng cằm cổ có kích thước lớn, nên các vạt ngẫu nhiên thông thường không bảo đảm về diện tích che phủ. Một số vạt da tự do có nối mạch vi phẫu đã được sử dụng để tái tạo vùng cằm cổ như vạt đùi trước ngồi, vạt da cơ lưng to…có thể cung cấp được diện da che phủ tương đối rộng nhưng kết quả về mặt thẩm mỹ thường khó đáp ứng được vì vạt dày, phải phẫu thuật thì hai hay nhiều thì sau đó để bỏ bớt mỡ mới đạt u cầu điều trị.

Nói một cách khác, sử dụng vạt da vùng lân cận trong phẫu thuật tái tạo đầu mặt cổ thường có độ tin cậy cao trong che phủ tổn khuyết, nơi lấy vạt sao không ảnh hưởng chức năng vùng cho và sẹo nằm ở vùng khuất là chấp nhận được. Tuy nhiên, để tìm kiếm một vạt da lân cận có kích thước đủ rộng phù hợp cho u cầu tái tạo lại vùng có tính chất nhạy cảm này là một khó khăn.

Vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa có đầy đủ các điểm của vạt có cuống mạch liền, đồng thời còn nhiều ưu điểm khác:

+ Vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa là mơ hình mở rộng kích thước vạt da đáng tin cậy, dựa trên lý thuyết kinh điển về vùng cấp máu của Cormack và Laberty năm 1986 và đã được tác giả Hyakusoku áp dụng thành công.

+ Là vùng da kế cận vùng cổ nên gần tương đồng về màu sắc, tính chất da, vạt có thể thiết kế đủ rộng và dài để tạo hình gần như tồn bộ vùng cổ.

+ Vạt có độ an tồn cao do các mạch máu ni ni dưỡng chính cho vạt hằng định.

+ Vạt được sử dụng dưới dạng vạt cuống hẹp, nên có cung xoay lớn, cung cấp được diện rộng đủ che phủ được những khuyết da có kích thước lớn tồn bộ vùng cằm cổ.

+ Trong quá trình thiết kế và phẫu thuật vạt, chúng ta có thể làm mỏng vạt bằng cách cắt bỏ bớt lớp mỡ dưới vạt, giúp cho vạt có độ mỏng tương đối phù hợp với da vùng cằm cổ.

Tuy nhiên vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa cũng có những nhược điểm:

+ Nơi lấy vạt có thể để lại sẹo xấu, không thẩm mỹ, nhất là trong các trường hợp vạt CCL thiết kế có kích thước lớn để đủ diện tích che phủ tổn khuyết rộng vùng cằm cổ. Những trường hợp này khi lấy vạt, nơi cho vạt thường khơng thể đóng kín trực tiếp được mà phải sử dụng da mỏng tự thân để ghép kín vùng cho vạt.

+ Thơng thường vùng đầu xa của vạt có độ dày lớn do khơng thể tiến hành làm mỏng vạt, nên để đạt thẩm mỹ cao cần phải trải qua các thì phẫu thuật làm mỏng vạt sau đó.

+ Vạt có góc xoay rộng nên khi nâng vạt xoay chuyển vào vùng cần che phủ, sẽ dồn lại lượng lớn tổ chức thừa kiểu tai chó nơi cuống chẩm của vạt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)