Về đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 122 - 124)

vạt da bằng kĩ thuật nối vi phẫu tại đầu xa thực sự đem lại hiệu quả lớn nhằm mở rộng kích thước vạt da. Để đánh giá kết quả sau phẫu thuật sử dụng vạt CCL, nghiên cứu này đánh giá trên hai phương diện là về mặt chức năng và về mặt thẩm mỹ. Để đánh giá về chức năng, nghiên cứu này căn cứ chủ yếu vào kết quả cải thiện góc α và sự cải thiện co kéo các cơ quan khi so sánh trước và sau phẫu thuật. Đánh giá về mặt thẩm mỹ căn cứ vào các đặc điểm về vạt như tình trạng sẹo quanh vạt, sự di động của vạt, tình trạng màu sắc của vạt, độ mỏng của vạt…và tình trạng nơi cho vạt như tình trạng sẹo và chức năng nơi cho vạt.

* Đánh giá kết quả gần

Khi đánh giá kết quả gần: về mặt chức năng tất cả các bệnh nhân đều cải thiện tốt sau mổ, thực hiện hoàn chỉnh các động tác của cổ, giảm co kéo các cơ quan trên khuôn mặt. Minh chứng rõ nét là sự cải thiện góc α khi so sánh trước và sau phẫu thuật, góc α lớn nhất sau phẫu thuật đạt tới 107,580 (so với 85,580 trước phẫu thuật), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05) chứng tỏ hiệu quả của phẫu thuật sử dụng vạt CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa. Về mặt thẩm mỹ: Kết quả tốt chiếm 96,86%, có 01 trường hợp sẹo vùng cho vạt khá phát triển gây đau, ngứa nhiều đặc biệt khi nằm. Nguyên nhân là do bệnh nhân này vùng cho vạt được ghép da mỏng tự thân nhưng da ghép bám sống kém, phải phẫu thuật thì hai để làm liền vết thương. Điều này làm cho thời gian liền vết thương ở vùng cho vạt kéo dài, tổ chức sẹo phát triển mạnh hơn ở những trường hợp khác và gây nên những khó chịu nhất định cho bệnh nhân.

* Đánh giá kết quả xa

Đánh giá kết quả xa cho thấy, việc áp dụng các vạt da CCL có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong điều trị sẹo co kéo vùng cằm cổ sau bỏng đạt được yêu cầu về mặt thẩm mỹ và chức năng. Vạt hòa đồng về màu sắc với làn da xung quanh, mỏng và mềm mại, sự hòa hợp này ngày càng trở nên tốt hơn sau 6

tháng đến 1 năm với 100% đạt kết quả tốt khi đánh giá. Để giúp vạt trở nên hòa đồng hơn, phẫu thuật viên thường tiến hành phẫu thuật lại cho bệnh nhân để hạ bớt tổ chức mỡ của vạt, đặc biệt là phần đầu xa được nối mạch vi phẫu, giúp cho vạt đạt được độ mỏng tối đa, tái tạo lại các đường nét tự nhiên vốn có như góc cằm-cổ, đồng thời chỉnh sửa lại sẹo đường viền của vạt bằng cách tạo các đường khâu thẩm mỹ và sử dụng kỹ thuật tạo vạt chữ Z để chỉnh hướng của sẹo viền, giúp giảm bớt tình trạng co kéo viền và góp phần làm mờ sẹo sau này. Một số trường hợp cũng được chỉnh sửa lại cả phần cuống chẩm của vạt xử lý tối đa tình trạng “tai chó” nếu có, làm mỏng tối đa cuống vạt. Thời gian để thực hiện các kỹ thuật này thường sau 3 tháng từ khi được phẫu thuật chuyển vạt CCL.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng vạt da chẩm cổ lưng có nối mạch vi phẫu tại đầu xa trong phẫu thuật tạo hình di chứng bỏng vùng cằm cổ. (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)