c, Tinh thần học hỏi, nâng cao năng lự trình độ
4.3.2 Kiến nghị đối với Nhà nước, Bộ, Ban, Ngành
- Trong quá trình áp dụng Luật Cơng đồn và Bộ luật Lao động 2019 thay thế cho Bộ luật Lao động 2012, Chính phủ vẫn cần đặc biệt quan tâm lắng nghe, tập hợp ý kiến từ đại diện người lao động trực tiếp về Bộ luật để việc áp dụng Bộ luật đã được sửa đổi, bổ sung đem lại hiệu quả cho người lao động và tạo được sự đồng thuận xã hội trong quá trình thực thi luật.
- Đề nghị Nhà nước, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng đánh giá, xác định và sớm công bố “mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ”, tạo cơ sở cho các bên tham gia Hội đồng tiền lương quốc gia thương lượng, đàm phán mức lương tối thiểu vùng hàng năm. Từ đó thì cơng ty/doanh nghiệp có cơ sở để xác định mức lương phù hợp nhất cho người lao động, đảm bảo cho người lao động có cuộc sống ổn định nhất.
- Nhà nước nên quan tâm hơn nữa đến giáo dục, điều này góp phần làm tăng khả năng thực hiện công việc của người lao động. Thủ tướng chính phủ cần tiếp tục cho triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2025”. Hay mở thêm các trung tâm dạy nghề, trường đào tạo nghề chuyên sâu giúp cơ cấu lao động hợp lý hơn, giảm số lao động khơng có trình độ. Khi trình độ của lực lượng lao động được nâng cao thì tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay, hay tình trạng làm trái ngành phổ biến của sinh viên khi tốt nghiệp sẽ được giảm bớt đi.
- Nhà nước cần đề nghị Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh căn cứ vào điều kiện hiện có về nhân lực, cơ sở vật chất để phối hợp với ngành BHXH thực hiện triển khai khám chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ, ngồi giờ hành chính cho người bệnh có thẻ BHYT.
- Cơ quan nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành liên quan nên thường xuyên chỉ đạo điều tra phát hiện và trừng trị nghiêm khắc đối với những cơ sở làm bằng giả và chứng chỉ giả mạo. Đây là một lỗ hổng khiến các công ty/doanh nghiệp khó kiểm tra được năng lực thực sự của người lao động, làm cho việc lợi dụng bằng cấp trở nên phổ biến. - Nhà nước và các Bộ, Ban, Ngành liên quan cũng cần quản lý chặt chẽ hơn các trung tâm giới thiệu việc làm. Hiện nay có các trung tâm hoạt động trong lĩnh vực môi giới việc làm rất nhiều. Có nhiều trung tâm đáng tin cậy nhưng cũng có những trung tâm chun lừa đảo. Vì vậy các Bộ, Ban, Ngành cần tìm hiểu và kiểm sốt các trung tâm này trong quá trình cấp phép và hoạt động.
KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực là chìa khóa cho sự phát triển của cơng ty. Với lợi ích mà đánh giá thực hiện cơng việc đem lại, bất kỳ một công ty nào cũng không thể bỏ qua việc xem xét và triển khai đánh giá thực hiện cơng việc trong cơng ty của mình. Đây thực sự là một cơ hội để công ty tồn tại và phát triển hơn trong môi trường mà sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt. Đặc biệt đối với các công ty Việt Nam trong nền kinh tế đất nước đang hội nhập mạnh mẽ với kinh tế Thế giới thông qua các hiệp định như: Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) ký kết năm 2020, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu (VN-EAEU FTA*) ký kết năm 2016,…trên hết các FTA mà Việt Nam đang tham gia phủ rộng hầu hết các châu lục, với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm 90% GDP thế giới. Vì vậy, nhà lãnh đạo, nhà quản lý của Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Phân Phối Ánh Dương phải nhìn nhận rõ hơn về lợi ích của đánh giá thực hiện cơng việc, đặc biệt là tiêu chuấn và phương pháp đánh giá thực hiện công việc đối với sự phát triển của công ty.
Tuy nhiên, công tác đánh giá thực hiện công việc, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá và lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động phức tạp, đòi hỏi nhà lãnh đạo, quản lý phải nắm được những nguyên tắc cơ bản, những điểm quan trọng để xây dựng được một hệ thống đánh giá thực hiện công việc hiệu quả nhất. Dựa trên việc phân tích, nghiên cứu thực trạng về tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc, phương pháp đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Phân Phối Ánh Dương, tác giả đã đưa ra một số giải pháp mang tính tổng thể, cần sự phối hợp thực hiện từ nhiều cá nhân, bộ phận khác nhau để hồn thiện cơng tác đánh giá, hoàn thiện hơn về tiêu chuẩn đánh giá và phương pháp đánh giá thực hiện cơng việc của cơng ty.
Với bài khóa luận tốt nghiệp nghiên cứu về “Tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá thực hiện công việc tại Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Phân Phối Ánh Dương”, tác giả kỳ vọng những phân tích, đánh giá và kết luận đã đưa ra có thể giúp cho Ban lãnh đạo và các cán bộ quản lý có thêm một số phương hướng để nâng cao hiệu quả đánh giá thực hiện công việc, hiệu quả quản trị nhân lực trong công ty.
Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế và kiến thức còn hạn hẹp, nên tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ giáo viên hướng dẫn để bài khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.