trình lập dự toán ngân sách
Nhà quản trị cấp cao cần làm tốt công tác hướng dẫn nhân viên ở các cấp, các bộ
phận có liên quan hiểu rõ quy trình lập dự toán thông qua các chương trình huấn luyện nội bộ để giúp họ hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc cung cấp thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và tự giác trong công việc. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cần phải được nhấn mạnh hơn để tăng cường nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên kế toán quản trị phụ trách lập DTNS trong doanh nghiệp. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể tổ chức khóa học, các buổi
đào tạo nội bộ về cách giải quyết các xung đột lợi ích cá nhân. Thường xuyên nhắc nhở
nhân viên nắm vững chuẩn giá trị và quy tắc ứng xử của tổ chức, đặc biệt với những nhân viên làm công tác quản trị để họ không chỉ am hiểu mà phải thường xuyên nhắc nhở cấp dưới tuân thủ quy tắc ứng xử đạo đức của tổ chức. Khi những nhân viên tham gia lập DTNS ý thức được hành vi tạo ra khe hổng DTNS là vi phạm đạo đức nghề nghiệp, doanh nghiệp sẽ nhận được rất nhiều lợi ích, bao gồm sự cam kết mãnh mẽ hơn, sẵn sàng từ bỏ mục tiêu cá nhân, mục tiêu bộ phận để hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Ngoài ra, chính sách tuyển dụng của doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến khía cạnh nhận thức đạo đức nghề nghiệp vì khi nguồn nhân lực đầu vào được lựa chọn kỹ
lưỡng từ chuyên môn đến đạo đức, sẽ giúp tiết kiệm được chi phí đào tạo và huấn luyện,
đặc biệt là chi phí cho những tổn thất của doanh nghiệp nếu tuyển dụng nhân viên không phù hợp vềđạo đức và chuyên môn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Chương 4 trình bày hệ thống các giải pháp gợi ý cho nhà quản trị sử dụng để hạn chế xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách, gồm có:
Xây dựng quy trình lập DTNS hợp lý để nhà quản trị các cấp và nhân viên tham gia quá trình lập DTNS hiểu rõ phạm vi trách nhiệm của họ. Quy trình lập dự toán ngân sách
được tác giả khuyến khích sử dụng là mô hình thông tin phản hồi. Đặc biệt, cần chú ý sự
phân cấp trách nhiệm quản lý giữa các bộ phận, phân chia thành các trung tâm trách nhiệm để nhà quản trị tự chịu trách nhiệm về các chỉ tiêu kế hoạch nằm trong phạm vi trách nhiệm của trung tâm trách nhiệm đó.
Tổ chức kế toán quản trị chiến lược để thu thập và sử dụng thông tin KTQT phi tài chính làm cơ sở thông tin lập dự toán ngân sách. Kết hợp sử dụng thông tin phi tài chính với các chỉ tiêu dự toán để đánh giá thành quả hoạt động ở các trung tâm trách nhiệm. Nếu chỉ sử dụng thông tin tài chính trên DTNS, rất dễ tạo áp lực cho nhân viên khi phải hoàn thành các chỉ tiêu dự toán, làm tăng xu hướng tạo ra khe hổng DTNS.
Tác giả gợi ý nhà quản trị nên sử dụng kết hợp hai mô hình kiểm soát chuẩn đoán và kiểm soát tương tác nhưng đặc biệt quan tâm nhiều hơn trong tổ chức hệ thống kiểm soát tương tác. Bởi lẽ, hệ thống kiểm soát tương tác chủ động hơn, buộc nhà quản trị các cấp luôn nhìn về tương lai của doanh nghiệp. Phương pháp lập dự toán liên tục là một công cụ của hệ thống kiểm soát tương tác. Với kiểm soát tương tác, dự toán luôn được
điều chỉnh thường xuyên theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Điều này tránh đi sự lo lắng trong nhân viên khi thực hiện dự toán. Họ không phải lo lắng những điều kiện không chắc chắn, rủi ro kinh doanh ảnh hưởng đến quá trình hoàn thành chỉ tiêu dự toán. Cuối cùng là nhóm giải pháp xây dựng chuẩn giá trị ứng xử đạo đức trong doanh nghiệp và tăng cường sự nhận thức của nhân viên về chuẩn giá trị đạo đức này. Tăng cường sự nhận thức vềđạo đức nghề nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế xu hướng tạo ra khe hổng DTNS. Văn hóa ứng xử đạo đức kết hợp với chính sách tuyển dụng luôn quan tâm đến những nhân viên có ý thức đạo đức nghề nghiệp tốt, sẽ giúp tổ chức loại bỏ
KẾT LUẬN
1. Khái quát về kết quả nghiên cứu và đóng góp của đề tài
Về mặt phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán quản trị
và quản trị kinh doanh có thể sử dụng các thang đo lường đã được kiểm định trong đề tài cho các nghiên cứu của mình trong lĩnh vực nghiên cứu hành vi của nhân viên, của nhà quản trị. Ngoài ra, đề tài cũng đóng góp hoàn thiện thêm thang đo dùng đo lường khái niệm thông tin KTQT phi tài chính.
Về giả thuyết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu giúp nhà quản trị biết được nhân tố
nào quan trọng, là nguyên nhân dẫn đến xu hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Kết quả nghiên cứu của đề tài một lần nữa khẳng định lại kết quả nghiên cứu trên thế giới về
mối quan hệ dương giữa nhân tố mức độ tham gia quá trình lập DTNS và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS, được kiểm chứng lại tại môi trường Việt Nam. Một phát hiện mới của
đề tài, khi nhà quản trị nhận thấy môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh nghiệp của mình, nhà quản trị sẽ có xu hướng thu thập và phân tích nhiều thông tin kế
toán quản trị phi tài chính trước khi lập DTNS. Lượng thông tin KTQT phi tài chính có
được càng nhiều sẽ làm giảm xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách. Mặt khác, khi nhận thấy môi trường kinh doanh càng chứa đựng nhiều rủi ro, nhà quản trị sẽ càng quan tâm đến việc đạt được các mục tiêu trong DTNS, điều này làm tăng xu hướng tạo ra khe hổng DTNS. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu không cho thấy mối quan hệ giữa sự hiểu biết của cá nhân người lập DTNS và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS.
2. Hàm ý cho nhà quản trị
Các kết quả nghiên cứu này đem lại một số hàm ý cho các nhà quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam. Với những phát hiện trên, tác giả kiến nghị sử dụng nhiều thông tin KTQT phi tài chính phục vụ cho việc lập dự toán bộ phận trong doanh nghiệp. Thông tin KTQT phi tài chính có được từ quá trình tổ chức vận dụng các công cụ của KTQT chiến lược. Việc thu thập và sử dụng thông tin KTQT phi tài chính một mặt giúp nhà quản trị
có được nhiều nguồn thông tin thích hợp để ra quyết định trong môi trường kinh doanh nhiều rủi ro. Mặt khác, với những thông tin KTQT phi tài chính có được, góp phần tăng
độ chính xác cho công việc lập DTNS để những người tham gia lập DTNS không cảm thấy lo lắng trước những rủi ro, từđó hạn chế hành vi tạo ra khe hổng DTNS.
Nhận thấy được mối quan hệ giữa sự quan tâm, chú ý của nhà quản trị đến kết quả
thực hiện DTNS với xu hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS, tác giảđã đề xuất tổ chức kiểm soát tương tác trong khi xây dựng hệ thống kiểm soát quản lý. Kiểm soát tương tác vừa giúp doanh nghiệp đối phó nhanh chóng với những thay đổi của môi trường kinh doanh, vừa giảm bớt áp lực cho nhân viên không phải mang nặng tâm lý hoàn thành các chỉ tiêu dự toán.
Cuối cùng, để giải quyết vấn đề hành vi không đúng của nhân viên, giải pháp bổ trợ là nhà quản trị phải thay đổi từ bên trong nhận thức của nhân viên về chuẩn giá trị của
đơn vị và ý thức đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. Quá trình tuyển dụng, lựa chọn con người làm việc trong tổ chức cũng rất quan trọng. Nếu một nhân viên thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình làm việc, thì họ sẽ có mức độ cam kết cao phải hành động theo
đúng đạo đức nghề nghiệp, hướng đến mục tiêu chung của tổ chức. Một khi họ cam kết vì lợi ích chung của tổ chức thì họ sẽ từ bỏ ý định tạo ra khe hổng DTNS trong quá trình làm việc để phản ánh trung thực thông tin cho nhà quản trị.
3. Hạn chế của đề tài
Tương tự như bất kỳ dự án nghiên cứu nào, nghiên cứu này cũng có những hạn chế
nhất định.
Thứ nhất, mẫu khảo sát bao gồm 243 doanh nghiệp vẫn còn tương đối thấp chưa đại diện cho tổng thể các doanh nghiệp và tổ chức trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu nhìn vào danh sách các công ty và tổ chức tham gia khảo sát trong bài nghiên cứu, các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh, xa hơn là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và một số doanh nghiệp ở thành phốĐà Nẵng. Nguyên nhân là do hạn chế về địa lý, giới hạn về nguồn lực nên tác giả không có điều kiện tiếp cận để thực hiện khảo sát ở những doanh nghiệp thuộc các khu vực khác.
Thứ hai, thông tin phản hồi từ một số doanh nghiệp có thể có những sai sót khách quan liên quan đến: sự nhiệt tình, thái độ, trình độ chuyên môn và thời gian đầu tư của người tham gia trả lời bảng câu hỏi. Nếu có thời gian đầu tư để thực hiện những phương pháp điều tra như phỏng vấn trực tiếp thì thông tin thu thập được sẽ có mức độ tin cậy cao hơn.
Thứ ba, nghiên cứu này chỉ xem xét một số nhân tố tác động đến xu hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Nhìn lại nội dung tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế
hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS (ví dụ như nhân tố văn hóa, thương hiệu cá nhân nhà quản trị, giá trị đạo đức trong tổ chức…) chưa được tác giả kiểm định lại tại môi trường Việt Nam.
Thứ tư, do mục tiêu chính của đề tài là xem xét tác động của một số nhân tố nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tạo ra khe hổng DTNS, nên đối với phần giải pháp của đề
tài, tác giả không thể đi quá chi tiết, cụ thể; ví dụ như: làm thế nào tổ chức kế toán quản trị chiến lược, tổ chức quy trình thu thập, phân tích thông tin KTQT phi tài chính như thế
nào, tổ chức chi tiết ra sao hệ thống kiểm soát tương tác…
4. Các hướng nghiên cứu tiếp theo
Do nghiên cứu này chỉ xem xét một số yếu tố tác động đến xu hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS, còn rất nhiều yếu tố khác cần được xem xét trong các nghiên cứu tiếp theo để có được cái nhìn đa chiều hơn về các nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Hoặc, các nghiên cứu tiếp theo có thể đi theo hướng kiểm định lại các giải pháp được nêu lên trong đề tài, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hành vi tạo ra khe hổng dự toán ngân sách.
Ngoài ra, các giải pháp trong đề tài chỉ mang tính tổng quát, gợi mở suy nghĩ cho nhà quản trị, nhưng chưa đi vào phân tích cụ thể phải tổ chức thực hiện các giải pháp này như thế nào, do đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển theo hướng nghiên cứu này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Hoàng Trọng. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Tập 2. TP.HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Đoàn Ngọc Phi Anh. (2012). Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí Phát triển kinh tế, 264, 9-15.
Đoàn Ngọc Quế, Đào Tất Thắng, Lê Đình Trực. (2012). Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị. Kế toán quản trị, (3). TP.HCM: Nhà xuất bản Kinh Tế, 2-16.
Đoàn Ngọc Quế. (2014). Kế toán quản trị chiến lược và môi trường kinh doanh hiện đại.
Kỷ yếu hội thảo Kế toán quản trị khoa Kế toán - Kiểm toán. Trường Đại học Kinh
Tế TP.HCM, 3-8.
Huỳnh Lợi. (2009). Chương 4: Dự toán ngân sách hoạt động hàng năm. Kế toán quản trị, (3). TP.HCM: Nhà xuất bản Thống kê: 127-163.
Nguyễn Đình Thọ. (2012). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh – Thiết
kế và thực hiện, (1). TP.HCM: Nhà xuất bản lao động – xã hội.
Phạm Văn Dược. (2006). Chương 6: Dự toán sản xuất kinh doanh và phân tích chi phí
sản xuất. Kế toán quản trị, (2). TP.HCM: Nhà xuất bản Thống kê: 148-185.
Trần Văn Tùng. (2010). Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong
công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ. Thư viện trường Đại học Kinh Tế
TP.HCM: 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
Becker, S. W., & Green, D. J. (1962). Budget and Employee behavior. Journal of
Business, 35(4), 392-402.
Chenhall, R., & Morris, D. (1986). The Impact of Structure, Environment, and Interdependence on the Perceived Unsefulness of Management Accounting Systems. Accounting Review, 16-35.
Chow, Chew, W., Cooper, J. C., & Waller, W. S. (1988). Participative Budgeting: Effects of a Truth-inducing Pay Scheme and Information Asymmetry on Slack and Performance. The Accounting Review, LXIII(1), 111-122.
Christensen, J. (1982). The Determination of Performance Standards and Participation.
Journal of Accounting Research, 20, 589-603.
CIMA Offical. (2012). Chapter 2: Risk Paper P3 - Performance Strategy (pp. 9-17). Elsevier Limited and Kaplan Publishing Limited.
Cronbach, J. L. (1951). Coefficient Alpha and the Internal Structure of Tests.
Psychometrika, 16 (3), 297-334.
Cyert, D., & March, S. M. (1963). The Behavioral Theory of The Firm. Englewood Cliffs: Prentice Hall.
Dorestani, A. (2009). The Association between Non-Financial Key Management Accounting Information and Accounting, Quality of Earnings and Analysts's
Forecasts. Doctor of Philoshophy, The Univerisity of Memphis, ProQuest
Dissertations and Theses.
Duncan, R. (1972). Characteristics of Organizational Environments and Perceived Environmental Uncertainty. Administrative Science Quarterly, 17, 313-327.
Dunk, A. S. (1990). Budgetary Participation, Agreement on Evaluation Criteria and Managerial Performance: A Research Note. Accounting, Organizations and
Society, 15, 171-178.
Dunk, A. S. (1993). The effect of budget emphasis and information asymetry on the relation between budgetary participation and slack. The Accounting Review, 68(2), 400-410.
Dunk, A. S. (1997). The Incidence of Budgetary Slack: A field Study Exploration.
Accounting, Auditing & Accountability Journal, 10(5), 649-664.
Garner, W. (1962). Uncertainty and Structure as Psychological Concepts. New York: John Wiley.
Gary, L. (1997). A Study of The Influence of BroadScope Managerial Accounting Systems
on the Propensity to Creat Slack. Doctor of Business Administration, Louisiana
Tech University. Available from ProQuest Dissertations & Thesis.
Gerbing, W. D., & Anderson, J. C. (1988). An Update Paradigm for Scale Development Incorporating Undimensionality and its Assessments. Journal of Marketing
Guilding, C., Cravens, K.S. and Tayles, M. (2000). An international comparison of strategic management accounting practices. Management Accounting Research, 11(1), 113-135.
Hair, J. F., Black, W. C., Babin, B. J., Anderson, R. E., & Tatham, R. I. (2006).
Multivariate Data Analysis. Upper Saddle River NJ: Prentice-Hall.
Hayes, D. C. (1977). The Contingency Theory of Managerial Accounting. Accounting
Review 22-39.
Hergert, J. K. (1999). Budget Slack, Private Knowledge and Managerial Level. Doctor of Business Administration, Nova Southeastern University. Available from ProQuest Dissertations & Thesis.
Hoelter, J. W. (1983). The Analysis of Covariance Structure: Goodness-of-fit indices.
Sociological Methods and Research, 11, 325-334.
Hofstede, G. H. (1968). The Game of Budget Control, The Netherlands: Van Gorcum. Hope, J & Fraser, R. (2003). Who Needs Budgets ?. Harvard Business Review, vol. 81,
pp. 108-15.
Hopwood, A. G. (1972). An Empirical Study of the Role of Accounting Data in Performance Evaluation. Journal of Accounting Research, 156-182.
Jabnoun, & Al-Tamimi. (2003). Measuring Perceived Service Quality at UAE Commercial Banks. International Journal of Quality and Reliability Management, 20, 4.
Jensen, M. (2001). Paying People to Lie: The Truth about the Budgeting Process,
Unpublished working paper, Harvard Business School.
Kaiser, H. F. (1974). An Index of Factor Simplicity Psychometrica (pp. 31-36).
Kaplan, R., & Norton, D. (1992). The Balanced Scorecard - Measures That Drive Performance. Business Review Harvard, 70, 71-79.
Keneth A. M. (1996). Chapter 17: Management Control – Related Ethical Issues and