Thang đo mức độ tham gia quá trình lập dự toán ngân sách

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 40 - 41)

Milani (1975) định nghĩa mức độ tham gia là “mức độ mà cấp dưới được phép lựa chọn phương hướng hành động cho chính họ”. Mức độ tham gia quá trình lập DTNS nói lên mức độ chủ động của người lập dự toán trong toàn bộ quy trình lập DTNS từ việc

đóng góp ý kiến, đề xuất các chỉ tiêu dự toán, đến việc điều chỉnh các chỉ tiêu dự toán sao cho phù hợp. Vì vậy, thang đo mức độ tham gia quá trình lập DTNS phải bao gồm các biến quan sát đánh giá được những nội dung nêu trên. Bài nghiên cứu này đo lường mức

độ tham gia vào quá trình lập DTNS thông qua một bộ thang đo theo hình thức thang đo Likert, gồm 6 biến quan sát được xây dựng bởi Milani (1975), sau đó được Gary (1997) và Hergert (1999) kiểm định tại Mỹ và Canada. Các ứng viên sẽ trả lời cho mỗi biến quan sát theo 7 mức độ, tương ứng với 7 mức độ tham gia của họ vào việc lập dự toán ngân sách. Mức độ 1 (hoàn toàn không đồng ý) cho thấy sự tham gia là thấp nhất và cao nhất là mức độ 7 (hoàn toàn đồng ý). Sau khi điều chỉnh về mặt ngôn ngữ, bộ thang đo cho khái niệm này bao gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ PART1 đến PART6 (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Thang đo mức độ tham gia vào quá trình lập DTNS

PART1 Ông/ bà tham gia lập tất cả chỉ tiêu dự toán của bộ phận mình.

PART2 Ông/ bà sẽđiều chỉnh dự toán cho đến khi hài lòng với tất cả chỉ tiêu trên dự toán.

PART3 Ý kiến đóng góp của ông/ bà là một phần quan trọng trong việc xây dựng dự toán ngân sách của bộ phận mình.

PART4 Ông/ bà là người thẳng thắn đóng góp ý kiến sao cho công việc hoàn thành một cách hiệu quả nhất.

PART5 Ông/ bà có đầy đủ thông tin cần thiết đểđưa ra những quyết định tối ưu nhằm đạt

được mục tiêu quản trị.

PART6 Ông/ bà có thể nắm bắt được những thông tin chiến lược cần thiết để đánh giá và lựa chọn phương án thay thế với những quyết định quan trọng.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)