Tiếp cận phương pháp lập dự toán liên tục

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 76 - 77)

Phương pháp lập dự toán liên tục là phương pháp cập nhật thường xuyên dự toán, bằng cách lập dự toán cho một kỳ hoạt động kế tiếp khi kỳ hoạt động trước đã thực hiện. Ví dụ, dự toán liên tục lập theo quý, được thực hiện như sau: tại thời điểm tháng 12, doanh nghiệp lập dự toán ngân sách 6 tháng cho quý I, II của năm tiếp theo. Sang năm sau, khi kết thúc quý I, doanh nghiệp sẽ cập nhật dự toán bằng cách lập dự toán tiếp tục cho quý III trên cơ sởđiều chỉnh theo tình hình hoạt động thực tế của quý I.

Bởi dự toán thường xuyên được cập nhật, sẽ hỗ trợ nhà quản trị trong việc điều chỉnh các chiến lược kinh doanh cho phù hợp với các biến đổi của thị trường. Có thể

thấy, phương pháp lập dự toán ngân sách liên tục có nhiều ưu điểm so với các phương pháp lập dự toán ngân sách truyền thống, như sau:

 Phương pháp này không đặt ra một đích đến cố định tại thời điểm lập dự toán vào cuối năm trước. Trong khi, theo phương pháp lập dự toán truyền thống, các yếu tố

trên dự toán đầu năm nay được lập dựa theo các chỉ tiêu cũ kỹ của dự toán được lập ở

thời điểm đầu năm trước. Đích của dự toán liên tục thường xuyên thay đổi, tạo áp lực cho nhà quản trị phải thường xuyên nhìn về hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

 Dự toán ngân sách liên tục sẽ chính xác hơn rất nhiều so với các dự toán được lập theo phương pháp truyền thống, bởi lẽ:

 Dự toán liên tục được cập nhật thường xuyên bởi các ước tính mới nhất về

xu hướng thị trường như thị hiếu của khách hàng và bởi các dữ liệu thực tế

của kỳ hoạt động gần nhất đã qua. Điều này sẽ giảm bớt những rủi ro, điều kiện không chắc chắn trong dự toán.

 Tồn tại rất ít khả năng xuất hiện của khe hở ngân sách, bởi không có một chỉ tiêu lợi nhuận cố định trong năm cho nhân viên phấn đấu đạt được. Các chỉ tiêu trên dự toán dùng đánh giá khen thưởng cuối năm được cập nhật lại thường xuyên theo tình hình kinh doanh thực tế qua từng thời kỳ trong năm. Vì vậy, nhân viên sẽ hài lòng với các chỉ tiêu dự toán đề ra, họ không cần tìm cách tạo ra khe hổng DTNS để giảm áp lực hoàn thành các chỉ tiêu dự

toán cuối năm.

 Theo Hope và Fraser (2003), phương pháp lập dự toán liên tục hỗ trợ hiệu quả bộ phận tài chính quản lý dòng tiền. Quản lý dòng tiền rất quan trọng trong hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp, vì vậy, đòi hỏi phải quản lý chính xác dòng tiền của doanh nghiệp theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Để đáp ứng mục tiêu này, doanh nghiệp nên sử dụng phương pháp lập dự toán liên tục để lập dự toán tiền. Điều này giúp hạn chế khe hổng ngân sách bởi các ước tính cũng như mong đợi trong dự toán ngân sách ở các phòng ban được lập sẽ sát thực tế hơn, dẫn đến việc tạo áp lực lên các cấp dưới đạt được các chỉ tiêu bất hợp lý sẽ giảm.

 Chỉ tiêu trên dự toán liên tục sẽ dễ dàng được cấp dưới chấp nhận dùng làm cơ sở đánh giá khen thưởng cuối năm. Bởi lẽ, so sánh giữa kết quả thực hiện được với các chỉ

tiêu trên dự toán liên tục sẽ hợp lý hơn rất nhiều khi so sánh với dự toán lập cốđịnh hằng năm. Trong tình huống này, cấp dưới nhận thấy không bị áp lực bởi việc hoàn thành các chỉ tiêu trên dự toán, họ sẽ giảm xu hướng tạo ra khe hổng DTNS, theo kết quả kiểm định H3ở chương 3.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 76 - 77)