Định hướng tổ chức thực hiện kế quản trị chiến lược tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 78 - 79)

Kế toán quản trị chiến lược là sự phát triển của KTQT truyền thống hướng đến mục tiêu đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường so với những đối thủ khác. Việc vận dụng hệ thống kế toán quản trị chiến lược trong doanh nghiệp có thể:

 Mang lại lợi ích đáng kể trọng việc thu thập và lượng hóa thông tin phi tài chính thành các chỉ tiêu trong dự toán để thực thi chiến lược cạnh tranh với đối thủ.

 Khả năng nhận định và đánh giá nhạy bén các nhân tố bên ngoài môi trường doanh nghiệp thông qua tầm nhìn chiến lược của nhà quản trị và phục vụ một cách hiệu quả cho quá trình ra quyết định.

Nếu khái niệm kế toán quản trị xuất hiện từ năm 1956 thì khái niệm kế toán quản trị

chiến lược xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1981 khi Simmonds đăng bài báo khoa học với tên là “Strategic Management Accounting” trên tạp chí Mangement Accounting ở Anh. Nội dung của kế toán quản trị chiến lược tập trung vào ngoại cảnh của doanh nghiệp, không như KTQT truyền thống chỉ tập trung cải thiện quy trình hoạt động kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp. Theo định nghĩa của Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh (CIMA Official, 2012), kế toán quản trị chiến lược là một hình thức KTQT nhưng tập trung chủ yếu vào thông tin liên quan đến các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, thông tin phi tài chính và nguồn thông tin được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp để phục vụ cho quy trình phân tích chiến lược, lựa chọn chiến lược và thực thi chiến lược.

Kế toán quản trị chiến lược cũng là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị. Rất khó khăn nếu doanh nghiệp xây dựng KTQT chiến lược không dựa trên nền tảng tổ chức kế toán quản trị truyền thống tại doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức vận dụng kế toán quản trị

chiến lược không thể tách rời khỏi hoạt động của bộ máy kế toán quản trị tại doanh nghiệp. Dựa vào kinh nghiệm hơn 10 năm vận dụng kế toán quản trị kể từ khi luật kế

toán Việt Nam ban hành năm 2003 và lợi thếứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận nhanh chóng với tri thức về KTQT chiến lược, nhà quản trị Việt Nam có thể nhanh chóng vận dụng mô hình KTQT chiến lược vào doanh nghiệp mình. Theo nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) trên 202 nhà quản trị về sự nhận thức các nhân tốảnh hưởng đến việc vận dụng SMA trong các doanh nghiệp Việt Nam, họ nhận thức khi yếu tố cạnh tranh cao và khi sự phân cấp quản lý càng lớn sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam sử

dụng SMA nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng khi doanh nghiệp chú trọng nhiều đến SMA thì thành quả của doanh nghiệp (cả ở góc độ tài chính và phi tài chính)

đạt được càng lớn (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2012). Vì thế, nhà quản trị doanh nghiệp cần

đẩy mạnh phân cấp quản lý, tạo điều kiện cho các công cụ của KTQT chiến lược được sử

dụng rộng rãi và đồng thời khuyến khích đơn vị mình sử dụng KTQT chiến lược nhiều hơn sẽ góp phần nâng cao thành quả hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)