Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 64 - 114)

Kết quảước lượng (chưa chuẩn hóa) của các tham số chính trong mô hình lý thuyết

được trình bày ở bảng 3.6 và kết quả chuẩn hóa được biểu diễn trong hình 3.8. Kết quả

cho thấy mối quan hệ giữa sự hiểu biết cá nhân và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS không đạt mức ý nghĩa thống kê (p > .05). Vì vậy, giả thuyết này không được chấp nhận. Các mối quan hệ còn lại đều có ý nghĩa thống kê (p < .05), nghĩa là các giả thuyết H1, H2, H3, H5, H6 trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận.

Bảng 3.6: Quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu (chưa chuẩn hóa)

Giả thuyết Mối quan hệ ML se cr p H1 SLACK  PART .137 .062 2.210 .027 H2 EMPHS  RISK .222 .075 2.977 .003 H3 SLACK  EMPHS .304 .136 2.244 .025 H4 SLACK  KNOW -.009 .066 -.131 .896 H5 NOFI  RISK .844 .109 7.769 .000 H6 SLACK  NOFI -.232 .086 -2.695 .007

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả bằng AMOS 20

Cụ thể, H1 giả thuyết có mối quan hệ dương giữa mức độ tham gia quá trình lập DTNS và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS. Giả thuyết này được chấp nhận với  = .137; p = .027 < 0.05. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, một cách tổng quát nếu nhà quản trị có khả năng chi phối quá nhiều vào quá trình lập dự toán, sẽ có cơ hội tạo ra khe hổng dự

toán ngân sách. H2 giả thuyết có mối quan hệ dương giữa nhận thức rủi ro kinh doanh và sự quan tâm của nhà quản trị đến kết quả thực hiện DTNS. Giả thuyết này cũng được chấp nhận vì có  = .222 và p = .003 < 0.01. H3 giả thuyết có mối quan hệ dương giữa sự

quan tâm của nhà quản trị đến kết quả thực hiện DTNS và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS. Kết quả cho thấy giả thuyết này không thể từ chối vì  = .304 và p = .025 < 0.05. Như vậy, nhận thức rủi ro kinh doanh có tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng DTNS, nhưng chịu ảnh hưởng của mức độ quan tâm của nhà quản trị đến kết quả thực hiện DTNS. Nghĩa là, nếu nhà quản trị nhận thức rủi ro kinh doanh cao, họ sẽ tăng áp lực buộc nhân viên phải đạt được các chỉ tiêu trong DTNS, và một khi bị áp lực bởi các chỉ tiêu đề

ra trong DTNS thì mức độ tiềm tàng xu hướng tạo ra khe hổng DTNS cũng tăng theo. H5 giả thuyết có mối quan hệ dương giữa nhận thức rủi ro kinh doanh và việc sử

dụng thông tin KTQT phi tài chính và giả thuyết này không thể bị bác bỏ với  = .844; p=.000 < 0.01. Cần chú ý rằng kết quả mối quan hệ này cao nhất so với các mối quan hệ

khác trong mô hình. Điều này có nghĩa là có mối quan hệ rất chặt chẽ giữa sự nhận thức rủi ro kinh doanh và việc sử dụng thông tin KTQT phi tài chính. H6 giả thuyết có mối quan hệ âm giữa việc sử dụng thông tin KTQT phi tài chính với xu hướng tạo ra khe hổng DTNS. Giả thuyết này cũng được chấp nhận với  = -.232 và p = 0.007 < 0.01. Một cách tổng quát, nếu nhà quản trị nhận thức rủi ro kinh doanh cao, họ sẽ sử dụng nhiều thông tin KTQT phi tài chính để có thể lập dự toán chính xác hơn. Một khi có được nhiều thông tin KTQT phi tài chính, nhà quản trị sẽ có thái độ tự tin hơn để xây dựng dự toán, từđó giảm bớt hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Một vài nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa sự nhận thức rủi ro kinh doanh và mức độ sử dụng thông tin KTQT phi tài chính; tuy nhiên, chưa có nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa sử dụng thông tin KTQT phi tài chính và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS. Kết quả này khẳng định vai trò quan trọng của thông tin KTQT phi tài chính như là một công cụ quản lý giúp nhà quản trị hạn chế hành vi tạo ra khe hổng DTNS.

Cuối cùng, khi xây dựng giả thuyết H4, tác giả giảđịnh rằng có mối quan hệ dương giữa sự hiểu biết cá nhân và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS. Nghĩa là, nếu người lập dự

toán hoặc nhà quản trị cấp thấp nắm vững nhiều thông tin trong công việc của mình hơn nhà quản trị cấp trên thì họ sẽ có cơ hội tạo ra khe hổng DTNS. Tuy nhiên, kết quả kiểm

định cho thấy mối quan hệ nghịch chiều vì  = -.009 < 0. Kết quả mối quan hệ nghịch chiều này có thể giải thích được. Giá trị trung bình của khái niệm sự hiểu biết cá nhân là

4.348, chứng tỏ phần lớn cá nhân tham gia trả lời bảng câu hỏi đều nghiêng về kết quả là bản thân thực hiện công việc tại bộ phận của mình sẽ tốt hơn cấp trên trực tiếp. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ đặc điểm của mẫu thì đa số người trả lời là kế toán trưởng (28.6%), trưởng phòng (19.2%), giám đốc (16,4%) thuộc những nhà quản trị cấp cao trong các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, nếu nhà quản trị cấp cao nhận thấy bản thân họ nắm thông tin tốt hơn thì họ sẽ hạn chế khuynh hướng tạo ra khe hổng DTNS tại bộ

phận mình quản lý. Do đó, có mối quan hệ nghịch chiều giữa sự hiểu biết cá nhân và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS trong kết quả kiểm định. Tuy nhiên, giá trị p = .896 > 5% cho thấy kết quả kiểm định này không đạt được ý nghĩa thống kê để chấp nhận giả thuyết là có mối quan hệ nghịch chiều giữa sự hiểu biết cá nhân và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS. Kết quả kiểm định giả thuyết H4 không giống với kết quả các nghiên cứu trên thế

giới, nhưng nó lại phản ánh đúng thực trạng tại Việt Nam.

3.3.3. Ước lượng mô hình lý thuyết bằng bootstrap

Trong các phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phương pháp lấy mẫu, thông thường chúng ta phải chia mẫu ra làm hai mẫu con. Một nửa dùng đểước lượng các tham số mô hình và một nửa dùng để đánh giá lại. Cách khác là lặp lại nghiên cứu bằng một mẫu khác (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Hai cách trên đây thường không thực tế vì phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính thường đòi hỏi mẫu lớn nên việc làm này tốn kém nhiều thời gian và chi phí (Gerbing & Anderson, 1988). Trong những tình huống như thế, bootstrap là phương pháp phù hợp để thay thế (Schumacker & Lomax, 1996). Công cụ

bootstrap dùng đểđánh giá lại độ tin cậy của các ước lượng, bằng phương pháp lấy mẫu lại có thay thế, trong đó mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp bootstrap với số lượng mẫu lặp lại N = 500. Trong bootstrap, chương trình sẽ chọn ra 500 mẫu khác theo phương pháp lặp lại và có thay thế. Và từ 500 mẫu này, có thể tính được trung bình của các ước lượng như trọng số

hồi quy. Hiệu số giữa trung bình các ước lượng từ boostrap và các ước lượng ban đầu

được gọi là độ chệch. Trị tuyệt đối giá trị tới hạn của độ chệch càng nhỏ hơn 2, càng không có ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy 95% thì càng tốt.

Kết quảước lượng từ 500 mẫu được tính trung bình kèm theo độ chệch cho thấy đa số các độ chệch không có ý nghĩa thống kê (xem bảng 3.7 và phụ lục 5). Trong bảng 3.7, cột ML, SE cho thấy ước lượng bình thường chưa chuẩn hóa với phương pháp ước lượng ML. Các cột còn lại (ngoại trừ cột CR, p-value) được tính từ phương pháp bootstrap. Giá

trị Mean cho ta trung bình các ước lượng của bootstrap. BS bằng giá trị ở cột Mean trừ

cho giá trị ở cột ML. Ngoài ra, tác giả sử dụng phần mềm Excel để tính giá trị CR bằng cách lấy BS chia cho SE(BS) và tính giá trị thống kê của giá trị CR.

Bảng 3.7: Kết quảước lượng bằng bootstrap với N = 500 (chưa chuẩn hóa)

Mối quan hệ

Ước lượng

ML Ước lượng bootstrap

ML SE Mean1 SE2 SE(SE)3 BS4 SE(BS)5 CR6 p7 SLACK  PART .137 .062 .137 .075 .002 .000 .003 .000 1.00 EMPHS  RISK .222 .075 .218 .093 .003 -.004 .004 -1.00 .318 SLACK  EMPHS .304 .136 .310 .165 .005 .006 .007 .857 .392 SLACK  KNOW -.009 .066 -.009 .072 .002 .000 .003 .000 1.00 NOFI  RISK .844 .109 .851 .111 .003 .007 .005 1.40 .163 SLACK  NOFI -.232 .086 -.238 .088 .003 -.006 .004 -1.50 .135

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả bằng AMOS và Excel

Sau khi thực hiện kiểm định bình thường trên 287 mẫu quan sát và kiểm định lại độ

tin cậy của ước lượng bằng phương pháp bootstrap, kết quả ước lượng bình thường và

ước lượng bootstrap không có sự khác biệt quá lớn. Trị tuyệt đối CR của cả 5 mối quan hệ kiểm định có giá trị rất nhỏ so với giá trị 2 nên có thể nói là độ chệch rất nhỏ. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận là các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.

      

1

 trung bình ước lượng bootstrap 

2

 sai lệch chuẩn 

3

 sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn 

4

 độ chệch

5

 sai lệch chuẩn của độ chệnh

6

 giá trị tới hạn 

7

TÓM TT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính

đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt các thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA. Kế tiếp, chương này cũng trình bày kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính SEM.

Về kiểm định thang đo, sau khi kiểm định thang đo bằng CFA, biến quan sát KNOW6 bị loại vì có trọng số chuẩn hóa tương đối nhỏ, thấp hơn .50. Kết quả cho thấy các thang đo còn lại của các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị.

Về kiểm định mô hình lý thuyết, kết quả cho thấy mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với dữ liệu thị trường. Các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận, ngoại trừ giả thuyết H4 không được chấp nhận. Ba giả thuyết mới H2, H5, H6 do tác giảđề xuất trong nghiên cứu đã đạt mức ý nghĩa thống kê ởđộ tin cậy cao 99%. Đó là, khi nhà quản trị nhận thức rủi ro kinh doanh cao, họ sẽ sử dụng nhiều thông tin KTQT phi tài chính và khi có được nhiều thông tin KTQT phi tài chính trong lập DTNS sẽ hạn chế xu hướng tạo ra khe hổng DTNS. Ngoài ra, khi nhận thức rủi ro kinh doanh cao, nhà quản trịđặt áp lực lên nhân viên hoàn thành kết quả thực hiện DTNS, lúc này sẽ đẩy xu hướng tạo ra khe hổng DTNS lên cao. Giả thuyết H1 và H3 đều được chấp nhận, thể hiện mối quan hệ

giống như các nghiên cứu trước đây.

Cuối cùng, kết quả kiểm định mối quan hệ giữa sự hiểu biết cá nhân và xu hướng tạo ra khe hổng DTNS là mối quan hệ nghịch chiều, ngược lại với kết quả các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, do đối tượng khảo sát là nhà quản trị cấp cao nên phần lớn câu trả

lời là bản thân họ nắm thông tin tốt hơn, nên họ sẽ hạn chế khuynh hướng tạo ra khe hổng DTNS tại bộ phận mình quản lý. Mối quan hệ H4 có giá trị p > 5% cho thấy kết quả

kiểm định này không đạt được ý nghĩa thống kê để chấp nhận giả thuyết H4.

Xuất phát từ những kết luận sau khi kiểm định mô hình nghiên cứu ở chương 3, chương 4 tác giảđề xuất những gợi ý quản lý cho nhà quản trịđể hạn chế xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách và đồng thời giúp kiểm soát tốt toàn bộ quy trình lập DTNS.

CHƯƠNG 4

GII PHÁP HN CH XU HƯỚNG TO RA KHE HNG D TOÁN NGÂN SÁCH TRONG QUÁ TRÌNH QUN LÝ

CÁC DOANH NGHIP TI VIT NAM

Chương 4 gồm năm phần với phần đầu tiên thể hiện quan điểm và mục tiêu của tác giả khi xây dựng giải pháp, bốn phần còn lại tương ứng với 4 nhóm giải pháp chính. Bốn nhóm giải pháp chính được thiết kế theo hướng tiếp cận bắt đầu từ việc nhìn nhận và hoàn thiện lại quy trình lập dự toán, sau đó là đẩy mạnh việc sử dụng thông tin KTQT phi tài chính trong lập dự toán, tiếp theo là phân tích hệ thống kiểm soát, đánh giá của doanh nghiệp để giảm nguy cơ dẫn đến hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Cuối cùng là nhóm giải pháp bổ trợ gắn liền với việc xây dựng chuẩn giá trịđạo đức trong doanh nghiệp và nâng cao nhận thức của nhân viên, của nhà quản trị vềđạo đức nghề nghiệp.

4.1. Quan đim và mc tiêu xây dng gii pháp

Kế toán quản trị, một chuyên ngành kế toán độc lập, thuộc phân hệ của hệ thống kế

toán, đã và đang có những chuyển biến rất tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản trị của nhà quản trị doanh nghiệp. Một trong những nội dung quan trọng của kế toán quản trị, đó là việc lập dự toán ngân sách trong doanh nghiệp. Để giúp nhà quản trị Việt Nam có thể hạn chế nhược điểm của DTNS là xu hướng hành vi tạo ra khe hổng dự toán, đề tài nghiên cứu đã xây dựng các giải pháp dựa trên những quan điểm và mục tiêu sau:

4.1.1. Quan điểm xây dựng giải pháp

(1) Điều kiện tiên quyết trong việc lập dự toán ngân sách là phải có một quy trình lập dự toán cụ thể và phân cấp quản lý để chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các chỉ

tiêu dự toán để mọi nhân viên trong doanh nghiệp nắm được trình tự công việc và phạm vi trách nhiệm của họ. Hơn nữa, kết quả kiểm định cho thấy nhân tố mức độ tham gia của nhà quản trị đến quy trình lập DTNS có ảnh hưởng đến xu hướng tạo ra khe hổng dự

toán. Vì vậy, trong nhóm giải pháp đầu tiên, tác giả xin đề xuất quy trình lập dự toán ngân sách và định hướng tổ chức kế toán trách nhiệm như một nguồn tham khảo hữu ích

cho doanh nghiệp Việt Nam để việc lập và đánh giá kết quả thực hiện dự toán được kiểm soát tốt hơn.

(2) Ở Việt Nam, khái niệm thông tin kế toán quản trị phi tài chính không còn lạ lẫm với nhà quản trị. Tuy nhiên, dưới góc độ vận dụng thông tin KTQT phi tài chính để lập dự toán, điều này vẫn còn khá mới và chưa được vận dụng tại doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định cũng cho thấy việc sử dụng thông tin KTQT phi tài chính có ảnh hưởng tích cực đến công tác lập dự toán. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề

tài, tác giả chỉ giới thiệu khái quát về tổ chức mô hình kế toán quản trị chiến lược để phục vụ cho việc thu thập và sử dụng thông tin KTQT phi tài chính. Theo quan điểm của tác giả, tác giả không đi chi tiết tổ chức như thế nào mô hình KTQT chiến lược cũng như

phương pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin KTQT phi tài chính. Vấn đề này nên nằm trong một công trình nghiên cứu khác. Tác giả nên dừng lại ở giai đoạn giúp nhà quản trị

nhận thức được vai trò, chức năng của thông tin KTQT phi tài chính và việc tổ chức KTQT chiến lược sao cho phù hợp nhất để có thể thu thập, sử dụng và phân tích thông tin KTQT phi tài chính.

(3) Việc lập dự toán phải gắn liền đánh giá kết quả thực hiện dự toán. Kết quả kiểm

định cho thấy sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện dự toán ảnh hưởng đến xu hướng hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Nói cách khác, cách hành xử của nhà quản trị

trong quá trình đánh giá, khen thưởng dựa trên cơ sở đạt được chỉ tiêu dự toán thường

ảnh hưởng đến hành vi tạo ra khe hổng DTNS. Vì vậy, trên quan điểm tác giả, nếu muốn

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 64 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)