Đánh giá sơ bộ thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 49 - 55)

Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach Alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố EFA. Phương pháp trích “principal components” với phép quay vuông góc varimax được sử dụng trong các phân tích EFA.

Kết quả kiểm định KMO cho thấy KMO = .738 (>0.5) và có ý nghĩa thống kê, chứng tỏ dữ liệu đủđiều kiện thực hiện phân tích nhân tố khám phá. (Xem bảng 2.11).

Bảng 2.11: Kết quả kiểm định Kaiser-Meyer-Olkin

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .738

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1495.567

Df 406

Sig. .000

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả bằng SPSS 20

Kết quả EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về tổng phương sai trích (> 50%), trọng số nhân tố (>.50) và engivalue từng nhân tố trích đều có giá trị lớn 1. Ngoài ra, khác biệt trọng số nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tốđều ≥ 0.3 đủđểđảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. Kết quả này được trình bày trong bảng 2.12.

Bảng 2.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Biến quan sát Nhân tố

PART NOFI SLACK RISK EMPHS KNOW PART3 .736 PART4 .720 PART5 .695 .253 PART6 .692 .234 PART2 .681 PART1 .672 NOFI5 .759 NOFI6 .688 NOFI4 .670 NOFI2 .663 .247 NOFI3 .650 NOFI1 .532 -.238 .249

SLACK2 .793 SLACK1 .767 SLACK3 .265 .696 SLACK4 .599 -.207 RISK4 .786 RISK2 .267 .662 RISK3 .223 .616 RISK1 .202 .512 EMPHS2 .735 EMPHS1 .724 EMPHS3 -.242 .709 EMPHS4 .632 KNOW2 .679 KNOW4 .653 KNOW3 .644 KNOW1 .204 .602 KNOW6 .543 Phương sai trích (Tổng = 53,786%) 12.048 10.776 7.821 7.743 7.735 7.663 Eigenvalue 5.767 2.739 2.092 1.797 1.659 1.543 Cronbach Alpha 0.822 0.796 0.715 0.719 0.698 0.659 Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả bằng SPSS 20

Thông qua đánh giá sơ bộ bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố

khám phá EFA, các thang đo các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu. Các thang đo này sẽđược sử dụng trong nghiên cứu chính thức và được đánh giá tiếp theo dựa vào dữ

liệu nghiên cứu chính thức thông qua phân tích nhân tố khẳng định CFA được trình bày trong chương 3.

TÓM TT CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày mô hình lý thuyết, quy trình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu được thực hiện đểđánh giá sơ bộ thang đo.

Về mô hình lý thuyết nghiên cứu, tác giả mong đợi các nhân tố sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện DTNS, sự hiểu biết của cá nhân lập dự toán, mức độ tham gia của người lập dự toán sẽ có quan hệ cùng chiều với xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách. Bên cạnh đó, nếu sự nhận thức của nhà quản trị về rủi ro kinh doanh càng cao, nhà quản trị sẽ tăng áp lực giám sát kết quả thực hiện DTNS, sẽ tăng khả năng tạo ra khe hổng DTNS. Đặc biệt, tác giả cũng xây dựng một mối quan hệ mới được kiểm định trong

đề tài. Đó là, nếu sự nhận thức rủi ro kinh doanh cao, nhà quản trị sẽđẩy mạnh sử dụng thông tin KTQT phi tài chính, tuy nhiên thông tin KTQT phi tài chính có được nhiều,

điều này sẽ hạn chế xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách.

Về quy trình nghiên cứu, tác giả thực hiện qua hai bước là nghiên cứu định lượng sơ

bộ và nghiên cứu định lượng chính thức. Nghiên cứu sơ bộđược thực hiện thông qua kỹ

thuật gửi bảng câu hỏi khảo sát với cỡ mẫu đưa vào phân tích là 160 từ 130 doanh nghiệp. Chương này cũng trình bày kết quả của nghiên cứu sơ bộ. Kết quả cho thấy cần phải loại bỏ 5 thang đo có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ. Sau khi loại bỏ các thang đo EMPHS5, EMPHS6, RISK5, KNOW5 và SLACK5, các thang đo còn lại đều có hệ số

tương quan biến – tổng đạt yêu cầu và hệ số Alpha của các khái niệm tiềm ẩn đều tăng và

đều lớn hơn 0.60. Tiếp theo đó, kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy toàn bộ thang đo được gom thành 6 khái niệm với tổng phương sai trích lớn hơn 50% và trọng số nhân tố của từng thang đo đều đạt yêu cầu (> 0.50). Các thang đo đạt yêu cầu trong phân tích độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử

dụng trong nghiên cứu chính thức.

Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu, bao gồm việc kiểm định các giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố

khẳng định CFA và kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp SEM.

CHƯƠNG 3

KIM ĐỊNH THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYT – BNG CHNG T CÁC DOANH NGHIP TI VIT NAM

Chương 2 đã trình bày mô hình nghiên cứu, phương pháp thực hiện nghiên cứu và kết quảđánh giá sơ bộ thang đo. Mục đích của chương 3 này trình bày kết quả kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết đưa ra trong mô hình. Nội dung của chương này gồm có ba phần chính. Đặc điểm của mẫu trong nghiên cứu định lượng chính thức sẽ được giới thiệu đầu tiên, tiếp theo là kết quả kiểm định thang đo và cuối cùng là kết quả của phần kiểm định mô hình cũng như các giả thuyết nghiên cứu.

3.1. Đặc đim ca mu trong nghiên cu định lượng chính thc

Mẫu trong nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu gồm nhiều hình thức sở hữu (công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, nhà nước, liên doanh nước ngoài và 100% vốn đầu tư

nước ngoài), gồm nhiều ngành nghề kinh doanh (dịch vụ, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, xây dựng, y tế, giáo dục…). Danh sách các doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát được trình bày trong phụ lục 2.

Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích cấu trúc tuyến tính SEM. Vì vậy, để đạt ước lượng tin cậy cho phương pháp này, mẫu thường phải có kích thước lớn (n > 200 (Hoelter, 1983)). Dựa theo quy luật kinh nghiệm của Hair và cộng sự (2006), với năm mẫu cho một tham số cần ước lượng, kích thước mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu này là 145 = 5 x 29 (34 biến quan sát đã loại đi 5 biến). Kết hợp các nguyên tắc này, kích thước mẫu tối thiểu được tác giả chọn cho nghiên cứu chính thức là n ≥ 200.

Để đạt được kích thước mẫu này, 700 bảng câu hỏi khảo sát được gửi đi dưới hình thức gửi trực tiếp, gửi qua email, sử dụng google document. Nhóm tác giả chân thành cám ơn người hướng dẫn khoa học đã tạo cầu nối liên lạc với các doanh nghiệp, với trung tâm quan hệ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam để có thể tiếp cận với các cá nhân là nhà quản trị, cá nhân là những người thực hiện công việc lập DTNS để có thể

47%). Sau khi thu về, có 42 bảng bị loại, theo thống kê ở bảng 3.1. Vì vậy, kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý n = 287. Bảng 3.1: Kết quả xây dựng mẫu nghiên cứu Số lượng bảng khảo sát phát ra: 700 Số lượng bảng khảo sát thu về: 329 Trừ: Số lượng bảng khảo sát bị loại bỏ, là do:

- Doanh nghiệp không tổ chức việc lập dự toán ngân sách 16 - Bảng khảo sát có câu hỏi không trả lời 11 - Doanh nghiệp có doanh thu hằng năm thấp hơn 1 tỷ 6

- Đối tượng trả lời có chức vụ không phù hợp 9 42

Số lượng bảng khảo sát còn lại dùng để xử lý dữ liệu 287

Nguồn: Tác giả

Đặc điểm mẫu theo loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh cho thấy công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm đa số (126 đơn vị) và ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất là điện và doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (57 đơn vị). Tiếp theo là ngành dịch vụ và thương mại (xem bảng 3.2). Cần lưu ý là số lượng doanh nghiệp tham gia khảo sát nhỏ hơn số lượng mẫu vì có 35 doanh nghiệp có từ 2 đến 3 đối tượng tham gia trả lời bảng câu hỏi khảo sát.

Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu theo loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh

Ngành kinh doanh Loại hình doanh nghiệp Tổng TNHH Cổ phần Liên doanh 100% vốn đầu tư nước ngoài Nhà nước Dịch vụ: xuất nhập khẩu, tour, truyền thông, tư vấn, IT, logistic, xổ số

20 23 1 0 1 45

Thương mại 30 9 0 0 0 39

Sản xuất hàng tiêu dùng 10 5 1 1 0 17 Dệt may, nhựa, cao su 7 6 0 1 0 14

Nông lâm thủy sản 5 4 0 1 0 10 Xây dựng và vật liệu xây dựng 11 10 0 0 0 21 Ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính 6 19 0 0 3 28 Bệnh viện, sản xuất dược, thiết bị y tế 2 1 0 1 2 6

Trường học, trung tâm đào tạo 4 1 0 0 1 6

Điện và công nghiệp sản xuất chế biến

31 15 5 4 2 57

Tổng 126 93 7 8 9 243

Nguồn: Tác giả

Đối tượng đại diện cho doanh nghiệp để trả lời các câu hỏi trong cuộc khảo sát là những nhà quản trị có tham gia vào quy trình lập dự toán ngân sách và những người trực tiếp thực hiện công việc lập dự toán. Các đối tượng khảo sát đến từ nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp (bộ phận kinh doanh, bộ phận sản xuất, bộ phận ngân quỹ, bộ

phận kế toán, bộ phận kiểm soát nội bộ, bộ phận lập kế hoạch), tuy nhiên, tác giảđã phân loại thành 6 nhóm (xem bảng 3.3). Kết quả thống kê đặc điểm của mẫu theo chức vụ và số năm làm việc ở vị trí hiện tại cho thấy đối tượng khảo sát là kế toán trưởng chiếm đa số (tỷ lệ 28.57%), kếđến là trưởng phòng (tỷ lệ 19.16%). Bảng 3.3: Đặc điểm mẫu theo chức vụ và số năm làm việc ở vị trí hiện tại Chức vụ hiện tại Số năm làm việc ở vị trí hiện tại Tổng Từ 1 đến 3 năm Từ 4 đến 6 năm Trên 6 năm Giám đốc 17 15 15 47 Kiểm soát nội bộ 3 3 0 6 Kế toán trưởng 28 29 25 82 Kế toán tổng hợp 23 21 10 54 Phó Giám đốc 9 4 9 22 Phó Trưởng phòng 10 7 4 21

Trưởng phòng 18 27 10 55

Tổng 108 106 73 287

Nguồn: Tác giả

Một phần của tài liệu Các nhân tố tác động đến xu hướng tạo ra khe hổng dự toán ngân sách – Kiểm định và giải pháp cho các doanh nghiệp tại Việt Nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)