Nguồn: Nguyễn Đình Thọ (2012)
2.2.2. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Thang đo trong đề tài nghiên cứu dựa vào lý thuyết về các thang đo đã có trong các công trình nghiên cứu trước đây trên thế giới. Do sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ và mức độ phát triển kinh tế, nên có thể thang đo đã được thiết lập tại các nước phát triển chưa thật sự phù hợp với môi trường kinh doanh và suy nghĩ của con người Việt Nam. Vì vậy, chúng được điều chỉnh lại và bổ sung cho phù hợp với môi trường kinh doanh và văn hóa tại Việt Nam. Sau khi điều chỉnh lại bộ thang đo, tác giảđã gửi đến hai nhà khoa học với học vị tiến sỹ, hiện là giảng viên phụ trách giảng dạy môn kế toán quản trị để đóng góp ý kiến và hiệu chỉnh lại bộ thang đo. Bộ thang đo lúc này (gọi là thang đo nháp)
được dùng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ.
Thang đo nháp được gửi đến các đối tượng khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm tháng 9/2013 dưới hình thức bảng câu hỏi khảo sát (phụ lục 1). Thang đo
Cơ sở lý thuyết
Thang đo chính thức Cronbach
Alpha
Kiểm tra tương quan biến – tổng Kiểm tra Cronbach Alpha
EFA Kiểm tra trọng số EFA và phương sai trích
CFA Kiểm tra độ thích hợp của mô hình
Kiểm tra tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Thang đo nháp
SEM Kiểm tra độ thích hợp của mô hình, giá trị liên hệ lý thuyết và giả thuyết. Ước lượng lại mô hình bằng bootstrap
nháp được đánh giá thông qua nghiên cứu sơ bộ định lượng bằng hai kỹ thuật chính: phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Vì vậy, cỡ mẫu được chọn để thực hiện nghiên cứu sơ bộ phải phù hợp với kỹ thuật định lượng Cronbach Alpha và EFA. Hair (2006) cho rằng để sử dụng EFA, cỡ mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/ thang đo là 5:1 (Hair, Black, Babin, Anderson, & Tatham, 2006). Như vậy, với 34 biến quan sát, tác giả quyết định sử dụng kích thước mẫu n: 5 x 32 = 170 để thực hiện nghiên cứu sơ bộ.
2.2.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach Alpha
Cronbach (1951) đã giới thiệu hệ số Cronbach Alpha đo lường độ tin cậy của thang
đo (bao gồm từ ba biến quan sát trở lên). Hệ số này có giá trị biến thiên trong khoảng [0;1]. Về lý thuyết, Cronbach Alpha càng cao thì thang đo có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach Alpha 0.95 cho thấy có nhiều biến quan sát không có sự khác biệt nhau, đây được gọi là hiện tượng trùng lắp trong đo lường (Nguyễn Đình Thọ, 2012). Vì vậy, thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70;0.80]. Nếu giá trị
Cronbach Alpha 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Burnstein, 1994).
Các thang đo dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu nên chúng phải có tương quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng thang đo, chúng ta sử dụng hệ số
tương quan biến-tổng hiệu chỉnh (corrected item-total correlation). Hệ số này lấy tương quan của biến đo lường xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo (không tính biến
đang xem xét). Nếu một biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) 0.30 trong phân tích Cronbach Alpha sẽ bị loại (Nunnally & Burnstein, 1994).
2.2.2.2. Kiểm định giá trị của thang đo bằng EFA
Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo, vấn đề tiếp theo là thang đo phải được
đánh giá giá trị của nó. Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) giúp chúng ta đánh giá hai giá trị này, đặc biệt là giá trị phân biệt.
Điều kiện để phân tích EFA:
- Kiểm định KMO: là một chỉ sốđánh giá việc phân tích nhân tố khám phá EFA có thích hợp với dữ liệu không. KMO càng lớn thì càng tốt vì phần chung giữa các biến càng lớn. Kaiser (1974) đề nghị KMO phải lớn hơn 0.50, ngược lại là không thể chấp nhận được.
Vấn đề xem xét tiếp theo trong sử dụng EFA đánh giá sơ bộ thang đo là trọng số
nhân tố và tổng phương sai trích.
- Trọng số nhân tố (Factor loading) của biến Xi trên nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi thực hiện phép quay phải cao và các trọng số trên các nhân tố
khác nó không đo lường phải thấp. Đạt được điều kiện này, thang đo đạt được giá trị hội tụ. Vì các thang đo sử dụng trong mô hình nghiên cứu là thang đo đơn hướng nên phép trích principal components và phép quay varimax được sử
dụng. Theo Hair và cộng sự (2006), trọng số nhân tố > 0.3 được xem là đạt được mức tối thiểu, > 0.4 được xem là quan trọng, ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair và cộng sự (2006) cũng khuyên rằng: nếu chọn tiêu chuẩn trọng số
nhân tố > 0.3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn trọng số nhân tố > 0.5. Vì vậy, đề tài dự tính cỡ mẫu là 170 trong phân tích EFA, các biến quan sát có trọng số nhân tố nhỏ hơn 0.5 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ.
- Khi đánh giá kết quả EFA, cần xem xét tổng phương sai trích. Tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của biến đo lường. Tổng phương sai trích phải đạt được từ 50% trở lên thì mô hình EFA phù hợp (Nunnally & Burnstein, 1994).
- Cuối cùng là kiểm tra sự khác biệt trọng số nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tốđều ≥ 0.3 đủđể đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun & Al-Tamimi, 2003).
Các biến còn lại (thang đo hoàn chỉnh) sẽđược chọn đưa vào bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức.
2.2.3. Nghiên cứu định lượng chính thức
Bộ thang đo chính thức sẽ được tác giả gửi đến các đối tượng khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm tháng 12/2013 với dự tính thu về ít nhất 200 bảng câu hỏi khảo sát để thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức thỏa mãn quy tắc kinh nghiệm chọn mẫu của Hair (2006) và đủ lớn để có thể sử dụng mô hình phân tích cấu trúc tuyến tính SEM.
Nghiên cứu định lượng chính thức dùng để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Các thang đo này được kiểm định lại thuộc tính giá trị trên cỡ mẫu nhiều hơn so với giai đoạn nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA. Tính
đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ tin cậy tổng hợp cũng được kiểm định trong bước này.
- Tính đơn hướng: cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường và không có tương quan giữa các sai số đo lường nên nó đạt được tính đơn hướng. Tính đơn hướng được kiểm tra thông qua các chỉ tiêu Chi-bình phương, Chi- bình phương hiệu chỉnh, CFI, GFI, TLI và RMSEA.
- Giá trị hội tụ: các biến quan sát có trọng số nhỏ (< 0.50) sẽ tiếp tục bị loại khỏi mô hình vì không đạt được giá trị hội tụ về một khái niệm nghiên cứu.
- Giá trị phân biệt: thể hiện qua hệ số tương quan giữa các khái niệm thành phần phải < 0.9 và sai lệch chuẩn có ý nghĩa thống kê thì các khái niệm mới đạt được giá trị phân biệt.
- Độ tin cậy tổng hợp c và phương sai trích vc được tính trên cơ sở trọng số
nhân tốước lượng trong các mô hình CFA của thang đo, để kiểm tra mức độ hội tụ của biến quan sát về biến tiềm ẩn và đánh giá tỷ lệ % giải thích so với phần không được giải thích.
Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽđược sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và giá trị liên hệ giả thuyết. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (cấu trúc hiệp phương sai) SEM để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Danh sách mã hóa các biến sử dụng trong mô hình phân tích
được thể hiện trong bảng 2.2.
Bảng 2.2: Danh sách mã hóa các biến trong mô hình nghiên cứu
STT Tên biến Mã hóa
1 Mức độ tham gia quá trình lập DTNS PART 2 Sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện DTNS EMPHS 3 Nhận thức rủi ro kinh doanh RISK 4 Sự hiểu biết cá nhân KNOW 5 Thông tin kế toán quản trị phi tài chính NOFI 6 Xu hướng tạo ra khe hổng DTNS SLACK
2.3. Xây dựng thang đo
Nhưđã trình bày ở các phần trước, thang đo trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết và các thang đo đã có trên thế giới. Chúng được điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với môi trường kinh doanh và văn hóa tại Việt Nam. Trong phần 2.3, chúng ta sẽ tìm hiểu cách xây dựng bộ thang đo cho 6 khái niệm được sử dụng trong nghiên cứu này.
2.3.1. Thang đo mức độ tham gia quá trình lập dự toán ngân sách
Milani (1975) định nghĩa mức độ tham gia là “mức độ mà cấp dưới được phép lựa chọn phương hướng hành động cho chính họ”. Mức độ tham gia quá trình lập DTNS nói lên mức độ chủ động của người lập dự toán trong toàn bộ quy trình lập DTNS từ việc
đóng góp ý kiến, đề xuất các chỉ tiêu dự toán, đến việc điều chỉnh các chỉ tiêu dự toán sao cho phù hợp. Vì vậy, thang đo mức độ tham gia quá trình lập DTNS phải bao gồm các biến quan sát đánh giá được những nội dung nêu trên. Bài nghiên cứu này đo lường mức
độ tham gia vào quá trình lập DTNS thông qua một bộ thang đo theo hình thức thang đo Likert, gồm 6 biến quan sát được xây dựng bởi Milani (1975), sau đó được Gary (1997) và Hergert (1999) kiểm định tại Mỹ và Canada. Các ứng viên sẽ trả lời cho mỗi biến quan sát theo 7 mức độ, tương ứng với 7 mức độ tham gia của họ vào việc lập dự toán ngân sách. Mức độ 1 (hoàn toàn không đồng ý) cho thấy sự tham gia là thấp nhất và cao nhất là mức độ 7 (hoàn toàn đồng ý). Sau khi điều chỉnh về mặt ngôn ngữ, bộ thang đo cho khái niệm này bao gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ PART1 đến PART6 (Bảng 2.3).
Bảng 2.3: Thang đo mức độ tham gia vào quá trình lập DTNS
PART1 Ông/ bà tham gia lập tất cả chỉ tiêu dự toán của bộ phận mình.
PART2 Ông/ bà sẽđiều chỉnh dự toán cho đến khi hài lòng với tất cả chỉ tiêu trên dự toán.
PART3 Ý kiến đóng góp của ông/ bà là một phần quan trọng trong việc xây dựng dự toán ngân sách của bộ phận mình.
PART4 Ông/ bà là người thẳng thắn đóng góp ý kiến sao cho công việc hoàn thành một cách hiệu quả nhất.
PART5 Ông/ bà có đầy đủ thông tin cần thiết đểđưa ra những quyết định tối ưu nhằm đạt
được mục tiêu quản trị.
PART6 Ông/ bà có thể nắm bắt được những thông tin chiến lược cần thiết để đánh giá và lựa chọn phương án thay thế với những quyết định quan trọng.
2.3.2. Thang đo sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện DTNS
Như định nghĩ trong phần 1.3.2.2, sự quan tâm của nhà quản trị đến kết quả thực hiện DTNS là thái độ của nhà nhà quản trị trong vấn đề hoàn thành các mục tiêu của dự
toán đã đề ra, được thể hiện qua phương pháp quản lý và cách thức đánh giá khen thưởng của nhà quản trị. Vì vậy, thang đo khái niệm này phải bao gồm các biến đo lường được quan điểm này. Đề tài nghiên cứu này sẽđo lường khái niệm sự quan tâm của nhà quản trị đến kết quả thực hiện DTNS thông qua một bộ thang đo gồm 6 biến quan sát, theo hình thức thang đo Likert, được phát triển bởi Hopwood (1972), cũng được kiểm chứng lại trong nghiên cứu của Dunk (1990) tại 61 công ty ở Sydney, Úc. Các ứng viên tham gia khảo sát sẽ trả lời cho mỗi biến quan sát theo 5 mức độ cho thấy được mức độ mà họ
tin rằng những nhà quản lý cấp trên nhấn mạnh đến việc đạt được các mục tiêu đề ra trong DTNS. Mức độ 1 (hoàn toàn phản đối) cho thấy sự quan của nhà quản trị cấp trên
đến việc hoàn thành các chỉ tiêu dự toán là thấp nhất và sự quan tâm nhiều nhất thể hiện
ở mức độ 5 (hoàn toàn đồng ý). Bảng 2.4 là bộ thang đo cho khái niệm này bao gồm 6 biến quan sát, được ký hiệu từ EMPHS1 đến EMPHS6.
Bảng 2.4: Thang đo sự quan tâm của nhà quản trịđến kết quả thực hiện DTNS
EMPHS1 Nhà quản trị nên tạo áp lực để cấp dưới ưu tiên hoàn thành các mục tiêu của dự toán.
EMPHS2 Nhà quản trị cấp cao nên đánh giá biểu hiện của nhà quản trị bộ phận trên cơ sở có đạt được mục tiêu lợi nhuận hay không.
EMPHS3 Nhà quản trị nên bày tỏ thái độ không hài lòng khi cấp dưới không đạt được chỉ tiêu đề ra.
EMPHS4 Nhà quản trị cấp cao nên tin tưởng vào tính hữu hiệu của việc tạo ra áp lực cho các nhà quản trị bộ phận hoàn thành các chỉ tiêu trong dự toán.
EMPHS5 Nếu nhà quản trị bộ phận không đạt được các chỉ tiêu trong dự toán ngân sách thì họ nên bị thay thế.
EMPHS6 Theo quan điểm của ông/ bà, ông/ bà có khuynh hướng thắt chặt dự toán để tạo áp lực cho nhân viên của mình cải thiện năng suất và tiết kiệm chi phí.
2.3.3. Thang đo nhận thức rủi ro kinh doanh
Mức độ nhận thức rủi ro kinh doanh của người tham gia khảo sát sẽđược đánh giá thông qua thang đo được xây dựng bởi Duncan (1972), đã được kiểm chứng là đáng tin cậy trong nghiên cứu của Chenhall and Morris (1986). Tuy nhiên, khi áp dụng tại Việt Nam, do sự khác biệt về văn hóa, cách hành văn trong ngôn ngữ tiếng Việt, tác giả đã
điều chỉnh lại chỉ còn 5 thang đo về nhận thức rủi ro kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo phản ánh được nội dung của khái niệm cần đo lường. Số đo trong mỗi thang đo được phân chia theo 5 mức độ để thấy được mức độ nhận thức của người được phỏng vấn về
rủi ro trong kinh doanh. Mức độ 1 (không bao giờ) cho thấy người phỏng vấn không ý thức rủi ro kinh doanh xảy ra xung quanh họ, mức độ 2 là hiếm khi, mức độ 3 là thỉnh thoảng nhận thấy rủi ro, mức độ 4 là thường xuyên và cuối cùng là mức độ 5 (luôn luôn) thể hiện người trả lời có sự nhận thức rủi ro kinh doanh rất cao và luôn có kế hoạch phòng ngừa rủi ro. Bảng 2.5 là bộ thang đo cho khái niệm nhận thức rủi ro kinh doanh,
được ký hiệu từ RISK1 đến RISK5.
Bảng 2.5: Thang đo nhận thức rủi ro kinh doanh
2.3.4. Thang đo sự hiểu biết cá nhân
Trong nghiên cứu của Onsi and Mohamed (1973), Onsi và cộng sự đã sử dụng thang đo Likert 7 mức độ để đo lường khái niệm sự hiểu biết cá nhân. Các câu hỏi của Onsi và Mohamed (1973) hỏi trực tiếp vào vấn đề: nhà quản trị có cách nào để biết được cấp dưới có hành vi tạo ra khe hổng dự toán ngân sách không. Tác giả nhận thấy, với các câu hỏi của Onsi (1973), nhà quản trị khó có thể trả lời. Vì vậy, tác giả tìm đến nghiên RISK1 Ông/ bà có sử dụng thông tin liên quan đến những sự kiện trong tương lai (ví dụ:
dựđoán sự thay đổi chính sách thương mại, văn bản pháp luật của nhà nước…)
RISK2 Ông/ bà có tính đến các phương án thay thế trước khi đưa ra một quyết định nào
đó để theo đuổi một kế hoạch, dự án cụ thể không ?
RISK3 Ông/ bà có thường xuyên khẳng định được các quyết định của mình sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả cuối cùng của dự án không ?
RISK4 Ông/ bà có khi nào cảm thấy môi trường kinh doanh của doanh nghiệp quá rủi